PHẦN II : NỘI DUNG
1.4. Vai trò của công tác đàotạo nhân lực:
Đào tạo nhân lực là một tất yếu khách quan đối với hoạt động của mỗi một doanh nghiệp và ln đóng vai trị quan trọng đối với sự phát triển của tổ chức và cá nhân người lao động.
1.4.1. Đối với doanh nghiệp:
Công tác đào tạo nhân lực được thực hiện là để đáp ứng yêu cầu công việc của tổ chức, nghĩa là đáp ứng được nhu cầu tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Thực hiện tốt công tác này sẽ đảm bảo cho tổ nguồn nhân lực của doanh nghiệp có thể đáp ứng được những yêu cầu khi công việc thay đổi hoặc có những yếu tố mới do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật như hiện nay, đảm bảo duy trì đội ngũ lao động giỏi, có khả năng hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Qua đó, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả thực hiện cơng việc. Nhờ đó mà cơng tác tổ chức được tiến hành hiệu quả, thuận lợi. Cũng thông qua cơng tác đào tạo nhân lực sẽ góp phần làm tăng khả năng tiến hành công việc độc lập của người lao động, giảm bớt sự giám sát người lao động trong quá trình làm việc vì họ tự
giác hơn và hiểu rõ về quy trình thực hiện cơng việc hơn. Đồng thời, đào tạo nhân lực góp phần duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp, nâng cao tính ổn định và năng động trong các hoạt động của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và quản lý vào sản xuất. Và cuối cùng, thông qua công tác đào tạo nhân lực, doanh nghiệp không chỉ tạo ra được đội ngũ nhân viên giỏi, duy trì đội ngũ nhân viên đó mà cịn thu hút được đội ngũ lao động giỏi trên thị trường lao động đến với doanh nghiệp, góp phần tạo lập và nâng cao vị thế và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.4.2. Đối với người lao động:
Cơng tác đào tạo giúp hồn thiện khả năng của người lao động, làm tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả làm việc, nhờ đó mà người lao động hưởng thù lao lao động cao hơn và có uy tín hơn với đồng nghiệp. Cũng nhờ cơng tác đào tạo mà mức độ hài lịng của người lao động với công việc sẽ tăng, qua đó tạo ra sự gắn bó giữa người lao động với doanh nghiệp. Thông qua công tác đào tạo, người lao động sẽ có tính chun nghiệp cao hơn, các nhu cầu và nguyện vọng của họ sẽ được đáp ứng tốt hơn. Ngồi ra, cơng tác đào tạo sẽ góp phần nâng cao sự thích ứng của người lao động với công việc hiện tại cũng như trong tương lai, tạo cho họ cách nhìn mới, tư duy mới trong công việc và là cơ sở để họ phát huy tính sáng tạo trong cơng việc.
1.4.3. Đối với xã hội:
Nhờ có hoạt động đào tạo nhân lực mà người lao động không những nâng cao được tay nghề, trình độ của mình mà cịn giúp họ tăng sự hiểu biết về pháp luật. Đẩy mạnh sự hợp tác và phát triển trong đoàn thể, làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Đào tạo giúp hoàn thiện con người toàn diện hơn về mọi mặt, giúp cho cơ hội việc làm mở rộng hơn với họ, từ đó giảm tình trạng thất nghiệp, nâng cao đời sống con người, tạo ra một xã hội văn minh, hiện đại hơn.