PHẦN II : NỘI DUNG
2.3. Thực trạng Công tác đàotạo nhân lực tại Công ty:
2.3.1.2. Phân định trách nhiệm các cấp trong công tác đào tạo:
Để thực hiện tốt công tác đào tạo nhân lực, trước hết Cơng ty cần có sự phân định trách nhiệm rõ ràng. Việc phân định trách nhiệm này sẽ giúp công ty tránh sự chồng chéo trong công việc, tạo được sự hài hoà giữa các mối quan hệ trong q trình làm việc, cơng tác tuyển dụng sẽ được thực hiện đúng theo nội dung đã được xây dựng trong kế hoạch. Thực tế hiện nay việc phân định trách nhiệm các cấp trong công tác đào tạo nhân lực tại Công ty như sau:
* Đối với ban lãnh đạo cơng ty:
• Cân nhắc, xem xét, ký duyệt kế hoạch đào tạo.
• Phân định trách nhiệm các phịng ban khi thực hiện cơng tác đào tạo.
• Phân cơng cho các thành viên phụ trách mỗi khâu trong quy trình đào tạo;
* Đối với cán bộ đào tạo:
• Thống kê nhu cầu đào tạo nhân lực từ các bộ phận trong Cơng ty.
• Lên kế hoạch, quy trình đào tạo cụ thể: Thời gian, địa điểm, nội dung, chi phí tài chính…;
• Thực hiện kế hoạch đào tạo đã được cấp trên phê duyệt.
• Đánh giá kết quả sau đào tạo theo biên bản và trình bào cấp trên.
• Lưu vào hồ sơ kết quả đào tạo.
* Đối với phòng Tổ chức – hành chính:
• Hỗ trợ, tham mưu cho Ban lãnh đạo trong q trình thực hiện cơng tác đào tạo.
• Chịu trách nhiệm chuẩn bị trong mỗi khâu của quy trình đào tạo.
• Chịu trách nhiệm liên hệ, phối kết hợp với các phòng ban liên quan trong quá trình đào tạo.
Quá trình phân định trách nhiệm các cấp sẽ giúp cho Công ty thực hiện công tác đào tạo cũng như các công việc khác một cách khoa học, công bằng, tránh chồng chéo, như vậy sẽ tạo ra được sự phối hợp ăn ý giữa các bộ phận, giúp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo.