Lợi nhuận sau thuế các ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP quân đội , luận văn thạc sĩ (Trang 43)

Trong số 8 ngân hàng trên thì chỉ có MB và Vietcombank duy trì được lợi nhuận tăng trưởng nhẹ so với năm 2011. Các ngân hàng khác đều có lợi nhuận giảm so với năm 2011. SHB và ACB có lợi nhuận giảm mạnh nhất. SHB có lợi nhuận sụt giảm nhiều nhất sau khi nhận trách nhiệm tái cơ cấu và cáng đáng ngân hàng yếu kém Habubank. SHB lỗ 95 tỷ đồng trong năm tài khóa 2012 và nếu tính cả khoản lợi nhuận để lại từ năm 2011, SHB mới lãi lũy kế 26 tỷ đồng đến ngày 31/12/2012. ACB là ngân hàng cổ phần có tốc độ lợi nhuận giảm lớn thứ hai. Nguyên nhân chính khiến lợi nhuận giảm 71% là vì vàng và ngoại hối lỗ 1,863 tỷ đồng.

So sánh các chỉ tiêu hiệu suất sinh lời giữa các ngân hàng năm 2012, dễ dàng nhận thấy Vietinbank và MB hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhất. Vietcombank tuy lợi nhuận năm 2012 tăng nhưng vốn chủ sở hữu lại khá cao, vì vậy ROE của Vietcombank là 14% thấp hơn khá nhiều so với Vietinbank 23% và MB 22%.

Thơng qua các tỷ số tài chính, dễ thấy sức khỏe tài chính cũng như năng lực hoạt động của ngân hàng MB là hiệu quả nhất trong số các ngân hàng niêm yết, tỷ lệ E/P = 17.2% khá cao so với lãi suất tiền gửi ngân hàng hiện nay.

2.2.4. Thị phần hoạt động

35

và 01 Ngân hàng phát triển. Năm 2012, khả năng huy động vốn của MB khá tốt, chỉ sau Vietinbank, Vietcombank và ACB, cao hơn cả Sacombank, Eximbank và SHB.

Bảng 2.5: Số dư huy động vốn các NHTM cổ phần ở Việt Nam năm 2012 Tên ngân hàng Huy động vốn (tỷ đồng)

Vietinbank 288,271 Vietcombank 284,514 ACB 125,233 MB 117,747 Eximbank 70,458 Sacombank 107,746 SHB 77,598

Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM 2012

2.2.5. Tính đa dạng của sản phẩm

Tính đa dạng của sản phẩm khơng đơn thuần chỉ là những sản phẩm mới mà là những sản phẩm mới ra đời trên sự biến đổi của sản phẩm truyền thống nhưng xét về bản chất cũng có thể là một.

Số lượng sản phẩm năm 2012 tăng gấp đôi so với năm 2011, với sản phẩm đa dạng, phong phú, hàm lượng công nghệ cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của khách hàng.

MB nghiên cứu và cho ra đời nhiều sản phẩm phục vụ cho các nhóm khách hàng khác nhau:

- Sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân: đa dạng, đáp ứng được nhu cầu khách hàng, một số sản phẩm tiêu biểu như:

+ Tiết kiệm: tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm truyền thống, tiết kiệm số, tiết kiệm quân nhân,

+ Dịch vụ chuyển tiền: Mobile, qua hệ thống SWIFT, Western Union + Dịch vụ thẻ, Ngân hàng điện tử

36

+ Tín dụng cá nhân: Vay mua/xây dựng/sửa chữa nhà, vay mua ô tô - Sản phẩm dành cho khách hàng doanh nghiệp:

+ Tiền gửi: tiền gửi có kỳ hạn, rút gốc từng phần

+ Tín dụng doanh nghiệp: vay vốn kinh doanh, bao thanh toán, vay trung dài hạn

+ Quản lý tiền tệ

+ Sản phẩm thị trường vốn, sản phẩm tài chính phái sinh, sản phẩm hàng hóa phái sinh

+ Bảo lãnh: phát hành bảo lãnh quốc tế

+ Thanh tốn quốc tế: Thư tín dụng xuất khẩu, thư tín dụng trả chậm có thể thanh tốn ngay

+ Tài trợ thương mại nhập khẩu: tài trợ hàng hóa có hợp đồng phịng vệ giá, cho vay dựa trên bộ chứng từ TTR xuất

+ Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu: Bảo lãnh/Thu hộ thuế xuất nhập khẩu + Ngân hàng điện tử: Thanh toán lương, eMB

- Ngồi ra cịn có những sản phẩm dành cho nhóm khách hàng cá nhân cao cấp.

Sản phẩm dịch vụ của MB cần đa dạng hơn nữa mới có thể cạnh tranh với các NHTM cổ phần khác. Với cùng một loại hình cho vay cá nhân thì Sacombank có đến trên 20 hình thức cho vay khác nhau, cịn sản phẩm huy động thì cũng có trên 11 hình thức khác nhau. Bên cạnh những sản phẩm truyền thống thì hầu hết các NHTM cổ phần luôn đầu tư vào sản phẩm mới về tính đột phá, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, đặc biệt là dòng sản phẩm thẻ, dịch vụ tài khỏan, sản phẩm ngân hàng điện tử, sản phẩm phái sinh, sản phẩm liên quan đến vàng….

2.2.6. Năng lực công nghệ

Trong những năm quan MB đã triển khai hàng loạt các dự án cơng nghệ có tầm quan trọng như: Dự án kết nối thẻ Visa, Master Card, Banknetvn; Cung cấp

37

Learning, Telephone Banking, Internet Banking….

Trong khi đó, so với các đối thủ khác cũng đã đầu tư mạnh vào công nghệ làm nền tảng cho sự phát triển các sản phẩm mới mang tính cơng nghệ cao. Cụ thể như, ICB đã hồn thành xong dự án hiện đại hóa ngân hàng với hệ thống thanh tốn INCAS; ACB đã bắt đầu trực tuyến hóa các giao dịch ngân hàng từ tháng 10/2001 thông qua hệ quản trị nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ TCBS, có cơ sở dữ liệu tập trung và xử lý giao dịch theo thời gian. ACB còn sử dụng dịch vụ tài chính của Reuteurs dùng để cung cấp thông tin trực tuyến mua bán ngoại tê…..

2.2.7. Chất lượng nhân sự

Đến cuối năm 2012, tổng số các bộ công nhân viên ở MB là 5,221 người, trong đó phần lớn số nhân viên có trình độ đại học trở lên với 4,731 người, chiếm 90.61%, còn lại là cao đẳng và trung cấp. Đây là đội ngũ nhân sự trẻ, tác phong chuyên nghiệp, có tác động lớn đến khả năng cạnh tranh của MB ở nội dung này.

2.3. Năng lực cạnh tranh của MB 2.3.1. Năng lực tài chính 2.3.1. Năng lực tài chính

2.3.1.1. Qui mơ vốn

Vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ của MB tăng đều qua các năm, từ 4,424 tỷ vốn chủ sở hữu năm 2008 tăng lên 12,864 tỷ năm 2012, tăng 190.78%, vốn điều lệ cũng tăng đáng kể, từ con số 3,400 năm 2008, lên 10,000 tỷ năm 2012, tăng 194.12%. Tốc độ tăng vốn nhanh và đều qua các năm càng cho thấy sức mạnh về tài chính của MB.

38 Đvt: Tỷ đồng 0 5,000 10,000 Vốn chủ sở hữu 4,424 6,888 8,882 9,642 12,864 Vốn điều lệ 3,400 5,300 7,300 7,300 10,000 2008 2009 2010 2011 2012

Nguồn: Tổng hợp Báo cáo tài chính MB

Hình 2.3: Quy mơ vốn qua các năm 2.3.1.2. Chất lượng tín dụng

Dư nợ cho vay

Đvt: Tỷ đồng 15,740 29,588 48,797 59,045 74,479 2008 2009 2010 2011 2012

Nguồn: Tổng hợp Báo cáo tài chính MB

39

Nhìn chung, MB duy trì về tốc độ tăng dư nợ cho vay. Mặc dù có khó khăn chung tồn ngành trong năm 2012 về tăng trưởng tín dụng, nhưng MB vẫn có kết quả dư nợ cho vay là 74,479 tỷ đồng, tăng 26.14% so với cùng kỳ năm trước.

Tỷ lệ nợ xấu

Trong bối cảnh chung về nợ xấu của tồn ngành, MB cũng có diễn biến tương tự. Cuối năm 2012, tỷ lệ nợ xấu của MB là 1.85%, co hơn mức 1.61% năm 2011. Trong số đó, nợ dưới tiêu chuẩn giảm nhẹ, nợ có khả năng mất vốn tăng 23%, đặc biệt, nợ nghi ngờ tăng gấp 4 lần. MB duy trì tỷ lệ trích lập dự phịng khá tốt (95%).

1.3%

1.6%

1.8%

2010 2011 2012

Nguồn: Tổng hợp Báo cáo tài chính MB

Hình 2.5: Tỷ lệ nợ xấu

Mặc dù tỷ lệ nợ xấu cao hơn năm 2011, nhưng vẫn thấp hơn các ngân hàng lớn đầu ngành.

Tỷ lệ nợ xấu 2012

1.8% 2.0%

2.5%

MBB STB ACB

Nguồn: Tổng hợp Báo cáo tài chính MB, STB, ACB năm 2012

40

2.3.1.3. Tổng tài sản

Tốc độ tăng về tổng tài sản của MB khá tốt, tăng đều qua các năm, nếu năm 2008, tổng tài sản của MB là 44,346 tỷ đồng thì đến năm 2012, tổng tài sản tăng lên 175,610 tỷ đồng, tăng 3.96 lần so với năm 2008, và tăng 1.26 lần so với cùng kỳ năm trước. Đvt: Tỷ đồng 44,346 69,008 109,623 138,831 175,610 2008 2009 2010 2011 2012

Nguồn: Tổng hợp Báo cáo tài chính MB

Hình 2.7: Tổng tài sản 2.3.2. Năng lực kinh doanh 2.3.2. Năng lực kinh doanh

2.3.2.1. Qui mơ và khả năng huy động vốn

MB có khả năng huy động vốn khá tốt, với số dư vốn huy động tăng nhanh và liên tục, năm 2008, huy động 27,163 tỷ đồng, MB nhanh chóng tăng lên 89,581 tỷ đồng vào năm 2011, tăng 3.3 lần so với năm 2008.

41 Đvt: Tỷ đồng 27,163 39,978 65,741 89,581 117,747 2008 2009 2010 2011 2012

Nguồn: Tổng hợp Báo cáo tài chính MB

Hình 2.8: Tiền gửi của tổ chức kinh tế và cá nhân

Đặc biệt, năm 2012, MB càng thể hiện rõ hơn về khả năng huy động vốn mạnh trong dân cư và các tổ chức kinh tế, dưới áp lực khủng hoảng, MB vẫn có thể giữ tốc độ tăng về huy động, thậm chí vượt nhanh so với năm 2011, tăng 1.31 lần so với cùng kỳ năm trước.

2.3.2.2. Khả năng thanh khoản

MB ln duy trì thanh khoản ở mức tốt, cơng tác quản lý thanh khoản ln gắn với chính sách quản lý vốn và thể hiện sự ổn định, vững chắc. Các tỷ số thanh khoản: tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động, tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung và dài hạn luôn đáp ứng quy định của ngân hàng nhà nước, cụ thể: hệ số CAR ln duy trì ở mức an toàn qua các năm, tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn giảm liên tục, năm 2009 ở mức 25.77%, giảm còn 10.9% năm 2012.

Bảng 2.6: Khả năng thanh toán

Năm 2009 2010 2011 2012

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 12.00% 12.90% 9.59% 11.15%

Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn 25.77% 17.62% 15.80% 10.90%

42

2.3.2.3. Khả năng sinh lời

Lợi nhuận trước thuế toàn ngân hàng năm 2012 đạt 3,090 tỷ tăng 18% so với cùng kỳ năm trước. Đây là kết quả kinh doanh đáng khích lệ, là sự nổ lực vượt bậc của MB trong bối cảnh xu hướng chung ngành ngân hàng có mức tăng trưởng âm so với năm trước.

2008 2009 2010 2011 2012 Lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng) 861 1.505 2.288 2.625 3.090

0 1.000 2.000 3.000

Nguồn: Tổng hợp Báo cáo tài chính MB

Hình 2.9: Lợi nhuận trước thuế

Tỷ số ROE (Lợi nhuận trước thuế/Vốn chủ sở hữu bình quân) và ROA (lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản bình qn) năm 2012 tuy có giảm so với năm 2010 và 2011, nhưng vẫn ở vị trí đầu ngành, ROE đạt 27.46%, ROA đạt 1.97%, EPS đạt 2,457 đồng/cổ phiếu.

43 21.61% 29.02% 28.34% 27.46% 2.66% 2.56% 2.11% 1.97% 2009 2010 2011 2012 ROE ROA

Nguồn: Tổng hợp Báo cáo tài chính MB

Hình 2.10: Tỷ số tài chính

Năm 2012, MB có các tỷ số ROE và ROA đứng trong top ngân hàng hàng đầu Việt Nam, chẳng hạn như, tỷ số ROE của MB là 18%, trong khi tỷ số này của STB và ACB lần lượt là 5.3% và 7.3%, so với số 18.3% CTG thì tỷ số của MB tương đương. Tuy nhiên, ROA năm 2012 của MB rất ấn tượng và cao hơn hẳn so với ACB (0.5%), STB (0.5%) và CTG (1.2%).

2.3.2.4. Khả năng quản trị rủi ro

MB là ngân hàng đầu tiên xây dựng thành công bộ tài liệu đầy đủ về định hướng trong công tác quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế. Năm 2012, theo đúng lộ trình đã định, dưới sự tư vấn của cơng ty Deloitte, MB đã hồn thành giai đoạn 1 của lộ trình xây dựng cơng tác quản trị rủi ro hoạt động tiệm cận theo Basel II.

Công tác giám sát được chú trọng thông qua hoạt động của Ban kiểm sốt giúp có thể kiểm sốt hoạt động của MB, kịp thời có chỉ đạo phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả, hạn chế rủi ro. MB nghiêm túc chấp hành các quy định của cơ quan quản lý, đảm bảo hoạt động của MB ln được kiểm sốt tốt, các chỉ số hoạt động luôn nằm trong giới hạn cho phép của NHNN (hệ số CAR, tỷ lệ nợ xấu…)

44

MB đã thành lập Bộ máy tham mưu gồm các tiểu ban, ủy ban theo từng lĩnh vực chuyên môn giúp cho Hội đồng quản trị, đơn cử như: Ủy ban Quản trị rủi ro, Ủy ban Nhân sự, Ủy ban Tín dụng (chuẩn bị vận hành), Ủy ban Quản lý tài sản nợ - có (ALCO) (sắp triển khai).

2.3.2.5. Mạng lưới

Mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch (CN, PGD) và máy ATM của MB được bố trí rộng khắp, số lượng này càng tăng. Nếu năm 2008, số lượng điểm giao dịch của MB là 90 thì đến năm 2012, con số ấy đã tăng lên 182, tăng hơn 2 lần so với năm 2008, tăng 1.03 lần so với năm 2011.

Với mục tiêu phát triển mạng lưới tại các địa bàn biên giới nhằm phục vụ tốt hơn cho cơng tác an ninh quốc phịng, MB đã triển khai mở mới thêm một số chi nhánh ở Lào Cai, Tây Ninh, Móng Cái trong năm 2012, nâng tổng số điểm giao dịch toàn hệ thống lên 182, bao gồm: 01 sở giao dịch, 01 chi nhánh ở Lào, 01 chi nhánh tại Campuchia, 53 chi nhánh, 118 phòng giao dịch, 04 Quỹ tiết kiệm, 04 điểm giao dịch tại 32 tỉnh và thành phố trên cả nước.

Với mạng lưới điểm giao dịch nhiều và tăng nhanh, MB đã thu hút được lượng lớn khách hàng từ nhiều phân khúc khác nhau, đặc biệt MB có hệ thống chi nhánh tại Lào và Campuchia, làm tăng khả năng cạnh tranh của MB lên tầm quốc tế. 90 103 140 176 182 2008 2009 2010 2011 2012

45

Thế mạnh MB trong phát triển mạng lưới

- Phát triển tập trung ở vùng kinh tế trọng điểm, khu đô thị, khu vực đông dân cư, thuận tiện giao thơng, hình ảnh dễ nhận diện thơng qua vị trí dễ nhìn và bảng hiệu lớn.

- Phát triển mạng lưới gắn liền với bảo vệ an ninh quốc phòng và chủ quyền biển đảo của đất nước.

- Mở rộng mạng lưới đi đôi với công tác quản trị rủi ro và kinh doanh hiệu quả - Áp dụng quy trình phát triển mạng lưới mới, rút ngắn thời gian triển khai

thành lập chi nhánh, phòng giao dịch.

- Sử dụng bộ chỉ tiêu vi mô để đo lường, so sánh và lựa chọn địa bàn tiềm năng để phát triển mạng lưới.

- Dựa trên kết quả phân tích các yếu tố từ bộ chỉ tiêu vi mô để chọn điểm đặt cũng như định dạng mơ hình hoạt động sao cho phù hợp với quy mơ thị trường và tình hình thực tế tại địa bàn.

2.3.3. Sản phẩm dịch vụ

Sản phẩm dịch vụ của MB phong phú, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. MB đẩy mạnh phát triển các sản phẩm dịch vụ có hàm lượng cơng nghệ cao, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ, tính chuyên nghiệp và tinh thần phục vụ khách hàng của nhân viên. Chất lượng sản phẩm tốt, thỏa mãn nhu cầu khách hàng và thái độ phục vụ thân thiện, chuyên nghiệp sẽ giúp cho sản phẩm của MB dễ đến gần hơn với khách hàng, và đưa chất lượng dịch vụ của MB vào nhóm các ngân hàng dẫn đầu thị trường hiện nay.

MB không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ theo hướng mang lại tiện ích cho khách hàng, lấy khách hàng làm trung tâm, MB đẩy mạnh phát triển sản phẩm theo chuỗi, tăng cường bán chéo sản phẩm.

2.3.4. Nhân lực 2.3.4.1. Đào tạo

MB luôn chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và bố trí nhân sự hợp lý. Ngân hàng có mơ hình tổ chức mới nhằm đảm bảo phù hợp hơn với hoạt

46

động kinh doanh và vận hành của ngân hàng. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động tuyển dụng, đào tạo, quản lý nhân sự tồn hệ thống.

Thường xun tổ chức các khóa đào tạo về nghiệp vụ và kỹ năng cho nhân viên, nhằm giúp nhân viên ngày càng chuyên nghiệp hơn. Chỉ riêng năm 2012, MB đã tổ chức 400 khóa đào tạo, trong đó có 288 khóa đào tạo nghiệp vụ, 122 khóa đào tạo về kỹ năng.

2.3.4.2. Trình độ nhân viên

Nhìn chung, MB có đội ngũ nhân sự trẻ, năng động, thân thiện, tuổi đời trung bình là 28 tuổi. Tính đến cuối năm 2012, tổng số các bộ công nhân viên ở MB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP quân đội , luận văn thạc sĩ (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)