Khả năng quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP quân đội , luận văn thạc sĩ (Trang 25 - 26)

1.4. Các tiêu thức đánh giá năng lực cạnh tranh

1.4.2.4. Khả năng quản trị rủi ro

Theo Basel I, một tổ chức tài chính được gọi là đủ vốn khi hệ số CAR (Capital Adequacy Ratio) đạt mức tối thiểu 8%.

CAR = Vốn tự có/Tổng tài sản có rủi ro quy đổi (1.2)

Tỷ lệ vốn an toàn của ngân hàng được quy định bởi tiêu chí sau:

Vốn cấp 1 ≥ Vốn cấp 2 + Vốn cấp 3 (1.3)

Với: Vốn cấp 1 bao gồm: vốn điều lệ; các quỹ dự phịng được cơng bố (dự phịng

cho các khoản cho vay); lợi nhuận giữ lại; lợi ích thiểu số tại cơng ty con có hợp nhất báo cáo tài chính; lợi thế thương mại.

17

Vốn cấp 2 bao gồm: Lợi nhuận giữ lại khơng cơng bố; dự phịng đánh giá lại

tài sản; dự phịng chung; cơng cụ vốn hỗn hợp; vay với thời hạn ưu đãi; đầu tư vào các công ty con và các tổ chức khác (cơng ty tài chính).

Vốn cấp 3: các khoản vay ngắn hạn

Tài sản có rủi ro quy đổi =  (Tài sản có nội bảng x hệ số rủi ro) +  (Tài sản có ngoại bảng x hệ số chuyển đổi x hệ số rủi ro)

Mặc dù Basel I đã giúp quản trị ngân hàng một cách khá hiệu quả, giúp ngân hàng chống đỡ trước rủi ro tốt hơn. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng, Basel I dần hiện ra một số vấn đề đáng lưu ý. Trước đòi hỏi của xu hướng mới, nhằm đảm bảo an tồn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, đặc biệt là những tập đồn ngân hàng lớn, có phạm vi hoạt động quốc tế, Basel II đã ra đời, tạo một bước hoàn thiện hơn trong xác định tỷ lệ an toàn vốn nhằm khắc phục các hạn chế của Basel I và khuyến khích các ngân hàng thực hiện các phương pháp quản lý rủi ro tiên tiến hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP quân đội , luận văn thạc sĩ (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)