Hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP quân đội , luận văn thạc sĩ (Trang 37)

2.1. Giới thiệu Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội

2.1.2.2. Hoạt động tín dụng

Trước tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, MB định hướng phát triển tín dụng theo nguyên tắc tăng trưởng hợp lý, có chọn lọc, an tồn, hiệu quả và đặt chất lượng tín dụng lên hàng đầu. MB đã chủ động xây dựng các chương trình bán hàng phù hợp với chính sách của ngân hàng nhà nước, với nhu cầu khách hàng, tăng cường sự gắn bó và chia sẽ giữa ngân hàng và khách hàng.

Năm 2012, hoạt động tín dụng mang lại cho MB 57% doanh thu, đóng góp 54% lợi nhuận toàn hàng. MB tập trung cho vay ngắn hạn (71% tổng dư nợ) cho các đối tượng khách hàng sau: các tổ chức kinh tế (85.8% tổng dư nợ), trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp ngồi quốc doanh ở các lĩnh vực khác nhau: cơng nghiệp chế biến (26.75% tổng dư nợ), sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước (11.44% tổng dư nợ), thương nghiệp sửa chữa xe có động cơ, mơ tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình (16.16% tổng dư nợ)…

Tổng dư nợ tín dụng (gồm cả dư nợ cho vay và trái phiếu doanh nghiệp) tính đến ngày 31/12/2012 là 76,314 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2011, trong khi mặt bằng tăng trưởng tín dụng tồn ngành chỉ có 8.91%, và hồn thành 106% kế hoạch đề ra.

MB rất chú trọng kiểm soát chất lượng nợ, quản trị tốt rủi ro tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu tại thời điểm ngày 31/12/2012 chỉ ở mức 1.84%, tuy có tăng so với mức 1.61% vào cuối năm 2011, nhưng thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ nợ xấu tồn ngành. Trong nhóm nợ xấu, nợ dưới tiêu chuẩn giảm nhẹ, nợ có khả năng mất vốn tăng 23%, nợ nghi ngờ tăng gần gấp 4 lần. Tỷ lệ trích lập dự phòng với nợ xấu MB ở mức 95%, một tỷ lệ tương đối tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP quân đội , luận văn thạc sĩ (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)