Các phân vị của thu nhập bình quân đầu người của hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích nghèo đô thị tại thành phố trà vinh, tỉnh trà vinh (Trang 63 - 102)

Nguồn: Số liệu điều tra của đề tài.

Rõ ràng với cách xác định đối tượng hộ nghèo như hiện tại ở tp.Trà Vinh là chưa hợp lý. Lý do cho thấy điều này là vì tác giả chỉ thực hiện khảo sát đối với những hộ nằm trong danh sách được xác định là hộ nghèo của thành phố cĩ sẵn, chứ khơng phải do nghiên cứu tự xây dựng thang đo và tự xác định đâu là hộ nghèo. Do vậy, thực tế, những hộ được xác định là hộ nghèo ở Trà Vinh theo chuẩn nghèo

mà thành phố đang sử dụng là chưa phù hợp. Đây là phần mơ tả để cho thấy những hạn chế trong quản lý nhà nước về vấn đề nghèo trên địa bàn thành phố.

4.8. Phân tích, thảo luận kết quả hồi quy

Phần này, nghiên cứu sẽ tập trung phân tích các kết quả thu được từ mơ hình hồi quy và so sánh kết quả thu được với các nghiên cứu khác. Ở lần hồi quy đầu tiên, kết quả kiểm định cho thấy, khơng đủ bằng chứng cho thấy mơ hình cĩ hiện tượng phương sai thay đổi do giá trị p_value trong kiểm định Breusch-Pagan <0.05 (0.000) (Breusch và Pagan, 1979) do đĩ bác bỏ giả thuyết Ho rằng mơ hình cĩ tồn tại hiện tượng phương sai thay đổi. Tuy nhiên kiểm tra hệ số VIF lại cho thấy mơ hình sảy ra hiện tượng đa cộng tuyến do giá trị của hệ số VIF =43.73>> 3 (Marquardt, 1970) do đĩ nghi ngờ khả năng trong mơ hình tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến. Do đĩ, kết quả ở lần hồi quy này cĩ thể bị thiên lệch. Theo Marquardt (1970), để khắc phục hiện tượng đa cộng tuyến cĩ thể sử dụng các phương pháp như kiểm tra các biến và tiến hành bỏ bớt biến hoặc bỏ bớt quan sát. Nghiên cứu thực hiện bỏ bớt biến, các biến được loại ra gồm hjob, year, time1, time3 và time4. Tiếp theo, nghiên cứu thực hiện kỹ thuật Robusness (White và Lu, 2013) trong lúc chạy mơ hình hồi quy nhằm đảm bảo mơ hình khơng cịn sảy ra các hiện tượng phương sai thay đổi và đa cộng tuyến. Kết quả ở lần hồi quy thứ hai cho kiểm định F-test cĩ giá trị p_value rất nhỏ (0.000) cho thấy mức độ an tồn bác bỏ giả thuyết Ho, cĩ ý nghĩa là tồn tại mối quan hệ tuyến tính thu nhập bình qn đầu người của hộ với ít nhất một trong các biến độc lập, như vậy mơ hình hồi quy tuyến tính được thiết lập phù hợp với dữ liệu. Giá trị R2 =0.991 là tương đối lớn, cho thấy 99,1% sự thay đổi của thu nhập bình quân đầu người được giải thích bởi sự thay đổi của các biến trong mơ hình. Sử dụng kiểm định giả thuyết hệ số hồi quy cho thấy tất cả các hệ số hồi quy đều khác 0 ở mức ý nghĩa 5% (phụ lục B9).

Kết quả cho thấy hầu hết biến đưa vào mơ hình đều cĩ ảnh hưởng đến thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo cĩ ý nghĩa thống kê. Cụ thể:

Quy mơ hộ_number: Biến này cĩ ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%, mang

dấu (-), tức là cĩ quan hệ nghịch biến với biến phụ thuộc. Theo các nghiên cứu trước về nghèo (Gebremedhin, 2006), quy mơ hộ càng lớn thì thu nhập bình quân của các thành viên trong hộ càng thấp, dẫn đến khả năng hộ càng sống trong cảnh nghèo, bần cùng hơn. Thực tế cũng cho thấy, những gia đình đơng người, thường cĩ cuộc sống vất vả hơn các gia đình ít người. Đặc biệt những gia đình càng cĩ nhiều trẻ em, người già và người bệnh thì tình trạng nghèo của họ cịn khốn cùng hơn nữa.

Số thành viên đang là lực lượng lao động_ilabor: Biến này cĩ ý nghĩa thống

kê ở mức 1% và mang dấu (+), tức cĩ quan hệ thuận biến với biến phụ thuộc. Theo các kết quả nghiên cứu trước như (Gebremedhin, 2006), những hộ gia đình cĩ nhiều thành viên đang là lực lượng lao động sẽ cĩ nhiều khả năng kiếm được nhiều thu nhập hơn cho hộ, cải thiện cuộc sống của hộ, làm tăng thu nhập bình quân đầu người trong hộ.

Số thành viên đang thất nghiệp trong hộ_emlabor: Biến này cĩ ý nghĩa thống

kê ở mức 5% và mang dấu (-). Đúng với kỳ vọng lý thuyết rằng, hộ càng cĩ nhiều thành viên thất nghiệp thì gánh nặng lên hộ càng lớn, khiến thu nhập bình quân đầu người của hộ giảm, kết quả này tương tự với kết quả của nhiều nghiên cứu khác như Gebermedhin (2006), Mitlin (2005), Ghazouani và Goaied (2001).

Các đặc điểm của chủ hộ (hjob, age, sqage, gender và marital): Kết quả cho

thấy biến tình trạng lao động của chủ hộ cĩ ảnh hưởng lên thu nhập trung bình của hộ, ở mức ý nghĩa thống kê 5%. Tuy nhiên trái với kỳ vọng ban đầu về ảnh hưởng, khi chủ hộ trong tình trạng thất nghiệp hoặc mất việc tạm thời thì thu nhập của hộ lại cao hơn so với những hộ cĩ chủ hộ đang làm việc hay tham gia sản xuất trong nền kinh tế, trong khi đĩ kỳ vọng lý thuyết cho rằng khi chủ hộ thất nghiệp hoặc mất việc tạm thời sẽ làm ảnh hưởng giảm thu nhập của hộ. Thực tế tại TP.Trà Vinh cho thấy, các chủ hộ cĩ tình trạng lao động đang thất nghiệp hoặc mất việc tạm thời thì những chủ hộ này thường là những người già neo đơn, hoặc mất khả năng lao động, hoặc họ là người làm những cơng việc như bán vé số, lao động làm thuê theo

ngày…họ là đối tượng nhận được trợ cấp theo tháng của chính quyền thành phố dành cho an sinh xã hội, trong khi các hộ nghèo khác thì khơng. Do đĩ, thu nhập của hộ cao hơn so với những hộ cĩ chủ hộ đang tham gia vào thị trường lao động. Biến tuổi cĩ mối quan hệ thuận với thu nhập của hộ, tuy nhiên để giải thích đúng hơn đối với biến đại diện cho vốn con người của chủ hộ, nghiên cứu sử dụng biến tuổi bình phương, giải thích về vịng đời của chủ hộ. Cĩ ý nghĩa ở mức 1%, biến tuổi bình phương cho thấy những chủ hộ cĩ tuổi đời lớn hơn thì thu nhập lớn hơn nhưng tới một ngưỡng nhất định, khi mà chủ hộ quá lớn tuổi, trở nên già nua và khơng thể tạo ra nhiều thu nhập hơn thì thu nhập của hộ lúc này bắt đầu giảm xuống. Kết quả này cũng được tìm thấy tương tự trong một số nghiên cứu khác như Ghazouani (2001), Awan (2010). Kết quả cũng cho thấy các đặc điểm về giới tính, tình trạng hơn nhân của chủ hộ cũng cĩ ảnh hưởng đáng kể đến thu nhập của hộ. Những hộ cĩ chủ hộ là nam cĩ thu nhập trung bình thấp hơn chủ hộ là nữ khoảng 6%, ở mức ý nghĩa 1%. Những hộ cĩ chủ hộ đã kết hơn cĩ thu nhập bình quân thấp hơn khoảng 7% so với những hộ cĩ chủ hộ trong tình trạng độc thân, gĩa, ly dị.. ở mức ý nghĩa 1%. Các kết quả tìm được tương tự với nghiên cứu của Ghazouani năm 2001.

(1) (2)

Tên biến Mơ hình OLS Mơ hình OLS-Robust

Number 0.0116 -0.0250** (0.044) (0.011) Ilabor -0.0185 0.0513*** (0.039) (0.011) Emlabor -0.0171 -0.0345** (0.047) (0.013) Hjob 0.1917*** 0.0496** (0.072) (0.020) Age 0.0391*** 0.0425*** (0.009) (0.002) Sqage -0.0004*** -0.0004*** (0.000) (0.000) Gender 0.1375** -0.0688*** (0.069) (0.020) Marital -0.2072*** -0.0947*** (0.079) (0.023) Edu 0.0088 0.0499***

Quy ước

*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.10

Bảng 4. 9: Kết quả hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân đầu người của hộ.

Nguồn: Số liệu điều tra của đề tài.

Trình độ học vấn của chủ hộ_edu: Kết quả cho thấy, ở mức ý nghĩa 1%

những chủ hộ cĩ trình độ học vấn cao hơn thì hộ cĩ mức thu nhập bình quân cao hơn. Kết quả thu được đúng với kỳ vọng lý thuyết, rằng trình độ giáo dục cĩ ảnh hưởng thuận lên thu nhập (Cameron, 2012; Olaniya, 2000).

Số năm hộ sinh sống trên địa bàn thành phố _year: Kết quả hồi quy cho thấy, những hộ sinh sống trên địa bàn thành phố càng lâu thì thu nhập của hộ càng tăng ở mức ý nghĩa thống kê 5%. Kết quả thu được tương tự với kết quả trong nghiên cứu của Amis (2002).

Sở hữu đất đai_land: Tổng diện tích nơi hộ đang sinh sống thể hiện phần vốn

vật chất của hộ. Mảnh đất mà hộ sinh sống càng rộng thì khả năng hộ cĩ thể cĩ những hoạt động tạo thu nhập nhiều hơn so với những mảnh đất nhỏ. Đặc điểm đặc

(0.046) (0.013) Year 0.0084** 0.0027** (0.004) (0.001) Land 0.0252*** 0.0049*** (0.004) (0.001) time1 0.0047 (0.007) time2 -0.0019 -0.0014* (0.003) (0.001) time3 0.0001 (0.002) time4 -0.0107 (0.007) Constant 4.5928*** 5.3273*** (0.451) (0.109) Số quan sát 145 144 R-squared/Pseudo R2 0.937 0.991 F-test F( 15, 129) = 126.96 F( 12, 131) = 1264.61 Prob > F = 0.0000 Prob > F = 0.0000 VIF 43.73 Breusch-Pagan / Cook-

Weisberg test Ho: Cĩ phương sai thay đổi chi2(1) = 47.96 Prob > chi2 = 0.0000

thù của các hộ gia đình sinh sống tại đơ thị chính là mặt bằng đất đai, mặt bằng rộng cĩ thể tận dụng cho thuê và thực hiện các hoạt động kinh doanh tạo thu nhập thêm cho hộ. Kết quả hồi quy cho thấy ở mức ý nghĩa 1%, những hộ cĩ diện tích đất nhiều hơn thì cĩ thu nhập cao hơn (Kedir và Mckay, 2005).

Thời gian từ nơi hộ sống tới trường tiểu học gần nhất_time2: Đưa thêm biến đại diện cho mơi trường sống để đánh giá khả năng tiếp cận với thị trường và xã hội của hộ cho thấy, những hộ sống gần khu vực trường học thì cĩ thu nhập cao hơn so với các hộ khác, hay theo như mơ hình thì những hộ cĩ thời gian di chuyển từ nhà đến trường càng lớn thì thu nhập càng thấp, ở mức ý nghĩa 10%, đúng với kỳ vọng trong mơ hình lý thuyết.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, HẠN CHẾ, ĐỀ XUẤT 5.1. Kết luâ ̣n và đề xuất 5.1. Kết luâ ̣n và đề xuất

Sử dụng hồi quy tuyến tính đa biến để kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập của hộ nghèo trên địa bàn thành phố Trà Vinh. Với thơng tin thu thập được từ 145 hộ nghèo hiện đang sinh sống trên địa bàn được chọn ngẫu nhiên từ danh sách các hộ nghèo do thành phố cung cấp thơng qua phỏng vấn khảo sát. Kết quả phân tích nghiên cứu cho thấy hiện các nhân tố gồm quy mơ hộ, kiểu hộ gia đình, số thành viên đang là lực lượng lao động, số thành viên đang thất nghiệp của hộ, các đặc điểm về tuổi, giới tính, tình trạng hơn nhân, trình độ học vấn của chủ hộ, tình trạng lao động của chủ hộ, số năm hộ sinh sống trên địa bàn thành phố, tổng diện tích đất hộ đang sinh sống và mơi trường sống tại thành phố Trà Vinh tác động cĩ ý nghĩa thống kê lên thu nhập bình quân đầu người của hộ.

Từ kết quả nghiên cứu thu được, tác giả đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm giúp ổn định cuộc sống người nghèo cũng như giúp họ thốt nghèo như sau:

- Nghiên cứu cho thấy rằng những hộ gia đình đơng thành viên thường cĩ thu nhập thấp hơn các hộ gia đình khác. Do vậy nghiên cứu đề xuất nên tập trung giảm tỷ lệ sinh con thứ ba tại các hộ gia đình trong diện nghèo, thực hiện rà sốt hiện trạng các hộ nghèo, lập danh sách và phân loại các kiểu hộ gia đình, từ đĩ đưa ra chính sách hỗ trợ theo nhĩm hộ.

- Nghiên cứu cho thấy rằng hiện những hộ nghèo tại TP.Trà Vinh chủ yếu là hộ đơn thân, chủ hộ là người già, do đĩ nên tập trung vào các chính sách trợ cấp, hỗ trợ xã hội.

- Cịn đối với kiểu hộ là những người trẻ, chủ yếu là do thiếu kỹ năng, kiến thức nên khĩ tham gia vào thị trường lao động, hoặc thiếu vốn để tự lực kinh doanh. Thêm vào đĩ, kết quả từ mơ hình hồi quy cịn cho thấy những chủ hộ cĩ trình độ học vấn càng cao thì thu nhập của hộ càng tăng, điều này cho thấy lao động càng cĩ kỹ năng, kiến thức thì khả năng thu nhập càng cao. Do đĩ, nên thơng qua các

chương trình tập huấn, dạy nghề miễn phí để nâng cao kỹ năng, kiến thức và hiểu biết cơ bản của họ.

- Nghiên cứu cho thấy rằng hiện những hộ gia đình cĩ số năm sinh sống trên địa bàn càng lâu thì thu nhập của họ càng cao. Do vậy, chủ động khuyến khích họ tham gia các nhĩm, tổ chức xã hội để tăng vốn xã hội.

- Nghiên cứu cho thấy rằng hiện những hộ gia đình sống càng xa các tiện ích cơng như trường học thì thu nhập càng giảm. Do đĩ nghiên cứu đề xuất: Chính quyền quan tâm đầu tư các tiện ích cơng cộng giúp người nghèo tiếp cận với các dịch vụ cơng dễ dàng thuận tiện.

Mặc dù nghiên cứu này chưa được tồn diện và cịn những hạn chế nhất định, nhưng đây là kết quả phản ánh khách quan về thực trạng, nguyên nhân của tình trạng mức sống của người nghèo tại Tp. Trà Vinh. Nghiên cứu mong rằng, các phát hiện, đề xuất trong nghiên cứu sẽ là tiền đề cho các quyết định chính sách giảm nghèo, xĩa nghèo trên địa bàn thành phố. Đồng thời hy vọng nhiều nghiên cứu khác liên quan đến lĩnh vực này được thực hiện trên địa bàn nhằm làm rõ hơn, sáng hơn thực trạng về cuộc sống của người nghèo, nắm rõ được các mấu chốt quan trọng trong chiến lược giảm nghèo, xĩa nghèo. Hy vọng rằng kết quả nghiên cứu này sẽ gĩp một phần nhỏ vào mục tiêu giảm nghèo của thành phố nhằm từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đưa kinh tế của thành phố phát triển nhanh và bền vững.

5.2. Hạn chế và hướng nghiên cứu mở rộng

Thứ nhất, xuất phát từ đặc điểm của dữ liệu nghiên cứu. Vì nghèo là một

khái niệm đa phương diện nhưng sự hạn chế về số liệu khơng cho phép nghiên cứu tất cả các khía cạnh của nĩ. Trong phạm vi số liệu cho phép, nghiên cứu chỉ phản ánh tính đa diện của nghèo một cách tối đa, cụ thể là mức chi tiêu tiêu dùng và một số chỉ số xã hội khác cĩ thể tính tốn được.

Thứ hai, nhiều nhân tố tác động đến nghèo chưa quan sát được như ý chí

nghiên cứu. Khơng thể quy đồng người nghèo là giống nhau, cĩ người cĩ ham muốn thốt nghèo mãnh liệt nhưng cĩ người khơng chút động lực thốt nghèo.

Hơn nữa, nghiên cứu này cũng chưa bao quát hết đặc điểm riêng rẽ của từng thành viên trong hộ mà chỉ dừng lại ở tác động đến cấp độ hộ gia đình, nghĩa là ảnh hưởng giống nhau đến mọi thành viên trong hộ

Sau cùng, những điều đề tài gợi ý từ nghiên cứu này chủ yếu chỉ xuất phát từ tiếp cận định lượng, chúng tơi thiết nghĩ cịn những tiếp cận khác đáng giá và thuyết phục hơn, ví dụ như tiếp cận cĩ sự tham dự của người dân và các cấp chính quyền địa phương và các tổ chức phi chính phủ khi nghiên cứu về nghèo. Tĩm lại, mặc dù tiếp cận định lượng là cần thiết, nhưng tiếp cận này vẫn chưa thể tổng quát tồn bộ bức tranh hiện trạng nghèo và những gợi ý chính sách nhằm giải quyết thực hiện chính sách một cách hợp lý trong tương lai tại Tp.Trà Vinh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO * Tài liệu tiếng việt

1. GSO. 2015. "Niên giám thống kê các địa phương năm 2015". Tổng cục thống kê Việt Nam.

2. Gubry, Patrick, Huong, Le T. and Thieng, Nguyen T. 2009. “Sự khác biệt giữa các thành phố: Nghèo đĩi và mơi trường đơ thị ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam)”. Hội nghị Dân số Quốc tế IUSSP lần thứ 26/Marrakesh, từ 27/9 đến 02/10. 3. Nghi, Trinh H.H., Tuyet, Huynh T.N. 2003. "Đánh giá nghèo cĩ sự tham gia của cộng

đồng tại thành phố Hồ Chí Minh".

4. Nguyễn Duy Thắng. 2003. “Nghèo khổ đơ thị: Các nguyên nhân và yếu tố tác động”. Viện Xã hội hoc- Xã hội học số 1 (81).

5. PADDI. 2012. “Nghiên cứu nghèo đơ thị: Các chính sách cơng về giảm nghèo từ nghiên cứu trường hợp ở quận 8, TP.HCM”. Tổ chức nghiên cứu bởi PADDI- Trung tâm Dự báo và Nghiên cứu Đơ thị phối hợp với Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích nghèo đô thị tại thành phố trà vinh, tỉnh trà vinh (Trang 63 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)