Mức độ an tồn khu vực hộ sinh sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích nghèo đô thị tại thành phố trà vinh, tỉnh trà vinh (Trang 58)

Nguồn: Điều tra của nghiên cứu

3.2.5. Trao quyền

Đối với vấn đề trao quyền, nghiên cứu chủ yếu đề cập đến các chính sách mà thành phố đã thực hiện như các chính sách về hỗ trợ pháp lý. Thành phố đã tiếp nhận 700 lượt người đến yêu cầu trợ giúp pháp lý về nội dung đất đai, nhà ở, hơn nhân gia đình, tư vấn việc làm, dạy nghề, chăm sĩc sức khoẻ sinh sản, thực hiện trợ giúp pháp lý, tư pháp, tổ hịa giải…, tạo điều kiện cho người nghèo hiểu biết về quyền lợi, nghĩa vụ của mình để chủ động tiếp cận các chính sách trợ giúp pháp lý miễn phí của Nhà nước. Tổ chức 40 cuộc trợ giúp pháp lý lưu động và 46 cuộc sinh hoạt chuyên đề pháp luật trong nhà trường cĩ 5,128 lượt học sinh tham dự.

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGHÈO ĐƠ THỊ TẠI THÀNH PHỐ TRÀ VINH

4.1. Giới tính

Kết quả điều tra cho thấy, trong 145 hộ nghèo tham gia trả lời phỏng vấn cĩ 58% chủ hộ là nữ cịn lại 42% chủ hộ là nam. Các hộ gia đình cĩ chủ hộ là nữ cĩ thu nhập bình quân đầu người trong hộ cao hơn so với hộ cĩ chủ hộ là nam. Bình quân một tháng, mỗi thành viên trong hộ cĩ chủ hộ là nữ cĩ thu nhập là 861.5 ngàn đồng, trong khi đĩ đối với hộ cĩ chủ hộ là nam thì trung bình mỗi thành viên trong hộ chỉ cĩ thu nhập 666.8 ngàn đồng.

Giới tính của chủ hộ Số hộ Tỷ lệ (%) quân/người (ngàn Thu nhập bình đồng/tháng)

Nữ 84 58.22 861.5

Nam 61 41.78 666.8

Tồn bộ mẫu 145 100 779.6

Bảng 4. 1: Giới tính và thu nhập bình qn đầu người của hộ

Nguồn: Số liệu điều tra của đề tài.

MDPA (2004), con cái liên hệ chặt chẽ với tình trạng nghèo của phụ nữ. Phụ nữ nghèo sống ở nơng thơn thường cĩ nhiều con hơn phụ nữ nghèo ở thành thị hay phụ nữ thuộc các nhĩm cĩ cuộc sống khá hơn. Nhiều con thường cĩ nghĩa là phụ nữ nghèo phải làm việc nhiều hơn và vấp phải nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản và con họ khơng nhận được dinh dưỡng đầy đủ. Phần lớn những hộ cĩ chủ hộ là nữ là những hộ nghèo. Hộ gia đình cĩ chủ hộ là nữ thường bị các cán bộ Nhà nước phân biệt đối xử (Oxfam and ActionAid Vietnam. 2009).

4.2. Tuổi

Kết quả điều tra cho thấy, những hộ nghèo trong mẫu khảo sát cĩ đến 62% chủ hộ là người già (ở đây quy ước những người già là người trên 66 tuổi, mất sức lao động. Trong số những chủ hộ là nữ thì chỉ cĩ 53% chủ hộ là nữ và là người già trong khi đĩ cĩ tới 75% chủ hộ là nam và là người già. Như vậy, cho thấy rõ ràng, các hộ nghèo trên địa bàn thành phố Trà Vinh chủ yếu là các hộ cĩ chủ hộ là người già, và phần lớn những người già này đều là nam.

Độ tuổi của chủ hộ Giới tính của chủ hộ Tồn bộ mẫu Nữ Nam Trên 66 tuổi 44 46 90 52.38% 75.41% 62.07% Từ 18-65 tuổi 40 15 55 47.62% 24.59% 37.93% Tồn bộ mẫu 84 61 145 100% 100% 100%

Bảng 4. 2: Độ tuổi và giới tính của chủ hộ.

Nguồn: Số liệu điều tra của đề tài.

4.3. Tình trạng hơn nhân

Kết quả điều tra cho thấy, trong 145 hộ tham gia trả lời phỏng vấn, 45% chủ hộ đều là người đã kết hơn và 32% chủ hộ trong tình trạng gĩa chồng/vợ cịn lại là đã ly dị hoặc đang sống độc thân. Kết quả phân tích cũng cho thấy những hộ cĩ chủ hộ đã kết hơn thì cĩ thu nhập trung bình đầu người một tháng là thấp nhất, trong khi đĩ những chủ hộ đã gĩa chồng hoặc vợ thì thu nhập bình quân đầu người lại là cao nhất. Mức chênh lệch khoảng 150-200 ngàn đồng mỗi người/mỗi tháng.

Tình trạng hơn nhân của chủ hộ Số hộ Tỷ lệ (%) Thu nhập bình quân/người (ngàn đồng/tháng) Đã kết hơn 65 44.8 699.8 Đã ly dị 16 11.0 748.2 Gĩa chồng/vợ 47 32.4 877.0 Độc thân 17 11.7 800.6 Tồn bộ mẫu 145 100 779.6

Bảng 4. 3: Tình trạng hơn nhân và thu nhập bình quân của chủ hộ.

Nguồn: Số liệu điều tra của đề tài.

4.4. Quy mơ hộ

Kết quả điều tra cho thấy, trong 145 hộ tham gia trả lời phỏng vấn, 36,6% số hộ cĩ quy mơ từ 1-3 thành viên, 33.1% số hộ cĩ từ 3-5 thành viên và 30.3% số hộ cĩ nhiều hơn 5 thành viên. Kết quả phân tích cũng cho thấy những hộ cĩ ít thành viên thì cĩ thu nhập bình quân lớn hơn tuy nhiên chỉ đúng trong giới hạn những hộ cĩ ít hơn 5 thành viên, những hộ cĩ nhiều hơn 5 thành viên lại cĩ thu nhập bình quân đầu người cao hơn những hộ cĩ từ 3-5 thành viên.

Quy mơ hộ Số hộ Tỷ lệ (%) Thu nhập bình quân/người (ngàn đồng/tháng)

1-3 người 53 36.6 865.0

3-5 người 48 33.1 668.6

>5 người 44 30.3 797.7

Tồn bộ mẫu 145 100 779.6

Bảng 4. 4: Quy mơ hộ và thu nhập bình quân của hộ.

Nguồn: Số liệu điều tra của đề tài.

4.5. Trình độ học vấn của chủ hộ

Kết quả điều tra cho thấy, trong 145 hộ tham gia trả lời phỏng vấn, cĩ tới 37.2% chủ hộ khơng biết chữ, số cịn lại thì biết chữ nhưng tới 51.7% chỉ học hết tiểu học. Như vậy phân tích cho thấy trình độ học vấn của chủ hộ rất thấp, dẫn đến vốn con người của hộ cũng thấp theo. Mơ tả cũng cho thấy thu nhập bình quân đầu người của những hộ nghèo mà chủ hộ khơng biết chữ chỉ đạt 797.6 ngàn đồng/tháng, trong khi đĩ nếu chủ hộ học hết trung học cơ sở thì thu nhập bình quân của hộ cao hơn rất nhiều đạt 1.022.4 ngàn đồng/tháng.

Trình độ học vấn của chủ hộ Số hộ Tỷ lệ (%) Thu nhập bình quân/người (ngàn đồng/tháng) Khơng biết chữ 54 37.2 797.6 Tiểu học 75 51.7 736.2 Trung học cơ sở 12 8.3 1022.4 Trung học phổ thơng 3 2.1 726.7 Cao đẳng /đại học 1 0.7 300.0 Tồn bộ mẫu 145 100 779.6

Bảng 4. 5: Trình độ học vấn của chủ hộ và thu nhập bình quân của hộ.

Nguồn: Số liệu điều tra của đề tài.

Tuy nhiên nếu chủ hộ chỉ học hết tiểu học hay học ở cấp cao hơn như trung học phổ thơng và cao đẳng/đại học dường như thu nhập bình quân của hộ cịn thấp hơn cả khi chủ hộ khơng biết chữ. Điều này cho thấy trình độ học vấn dường như chỉ ảnh hưởng đến thu nhập của hộ tại một ngưỡng nhất định, và khĩ xác định được chiều hướng ảnh hưởng lên thu nhập. Lý do cĩ thể do cỡ mẫu nhỏ, và chỉ phỏng vấn trên đối tượng là hộ nghèo do đĩ cĩ một số lý do định tính đưa ra như sau: thu nhập của hộ khơng chỉ phụ thuộc riêng vào trình độ của chủ hộ mà cịn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của chủ hộ nữa, nếu chủ hộ đĩ cĩ trình độ học vấn cao nhưng

sức khỏe khơng tốt, hoặc tệ hơn là khơng cĩ khả năng lao động, như vậy thu nhập của hộ vẫn thấp hơn là điều cĩ thể thấy được.

4.6. Nghề nghiệp của chủ hộ

Kết quả điều tra cho thấy, 17.9% chủ hộ là lao động đạng cĩ việc làm, với thu nhập trung bình 852.9 ngàn đồng/tháng, chủ yếu lao động trong khu vực tư nhân; 13.1% là lao động đã thất nghiệp hoặc mất việc tạm thời, với thu nhập trung bình 624.3 ngàn đồng/tháng và cĩ đến 69% là lao động làm các cộng việc thời vụ, tự do chủ yếu là bán vé số, với thu nhập trung bình 790 ngàn đồng/tháng. Như vậy kết quả mơ tả cho thấy, chênh lệch về thu nhập giữa các chủ hộ cĩ việc làm, thất nghiệp hay bán vé số hầu như khơng quá lớn, nhưng vẫn cĩ sự phân hĩa rõ rệt. Rõ ràng những chủ hộ đang là lao động cĩ việc làm thì thu nhập bình quân của hộ cao hơn so với những chủ hộ đang thất nghiệp hoặc làm những cơng việc bấp bênh khác. Những nơi khơng cĩ nghề thủ cơng hoặc họp chợ thường xuyên thì thu nhập theo giờ lao động thấp hơn đáng kể.

Tình trạng lao động của chủ hộ

Khu vực kinh tế mà chủ hộ đang tham gia

Tồn mẫu Thu nhập bình quân/người (ngàn đồng/tháng) Khơng thơng tin trả lời Doanh nghiệp tư nhân Các cơ quan nhà nước Khác (Chủ yếu là lao động tự do Khác Là lao động cĩ việc làm 1 10 0 0 15 26 852.9 1.2% 76.9% 0% 0% 32.6% 17.9% Thất nghiệp/mất việc tạm thời 8 0 0 0 11 19 624.3 9.5% 0% 0% 0% 23.9% 13.1% Khác (bán vé số) 75 3 1 1 20 100 790.0 89.3% 23.1% 100% 100% 43.5% 69.0% Tồn mẫu 84 13 1 1 46 145 779.6 100% 100% 100% 100% 100% 100%

Bảng 4. 6: Tình trạng lao động, khu vực kinh tế mà chủ hộ đang tham gia lao động và thu nhập bình quân đầu người của hộ.

Theo MDPA (2004), kết quả các cuộc phỏng vấn với các cơ quan tuyển dụng cho thấy 2/3 đại diện nhĩm doanh nghiệp cho rằng kỹ năng của cơng nhân tụt xa so với yêu cầu phát triển của doanh nghiệp. Các cơ quan tuyển dụng phản ánh các trường dạy nghề khơng hướng nghiệp theo nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Đa số các cơ quan tuyển dụng xác định là cĩ nhu cầu lớn về nâng cao kỹ năng của lực lượng lao động và sự cần thiết phải đào tạo nghề phù hợp với thực tiễn hơn.

4.7. Thu nhập trung bình hàng tháng của hộ

Kết quả điều tra cho thấy, thu nhập của một hộ nghèo trung bình là 2,396 ngàn đồng/tháng và thu nhập bình quân/người/tháng của hộ nghèo tại Tp.Trà Vinh là 779.6 ngàn đồng/tháng. Số hộ Trung bình Độ lệch Nhỏ nhất Lớn nhất Thu nhập bình quân/người/tháng 145 779.6 630.2 160 6800 Thu nhập của hộ 145 2396.0 1640.4 270 8100

Bảng 4. 7: Thu nhập của hộ và thu nhập bình quân của hộ.

Nguồn: Số liệu điều tra của đề tài.

Phân tích thu nhập theo phân vị cũng cho thấy, cĩ sự chênh lệch về thu nhập bình quân/người/tháng giữa các phân vị. Ở mức phân vị 0.25 thu nhập bình quân chỉ 400 ngàn đồng/người/tháng trong khi đĩ ở mức phân vị 0.75 thì thu nhập bình quân lên tới 1,266 ngàn đồng/người/tháng.

Phân vị Số hộ Trung bình thu nhập bình quân/người/tháng

25% 50 400.1

50% 48 698.5

75% 47 1266.1

Tồn mẫu 145 779.6

Bảng 4. 8: Các phân vị của thu nhập bình quân đầu người của hộ.

Nguồn: Số liệu điều tra của đề tài.

Rõ ràng với cách xác định đối tượng hộ nghèo như hiện tại ở tp.Trà Vinh là chưa hợp lý. Lý do cho thấy điều này là vì tác giả chỉ thực hiện khảo sát đối với những hộ nằm trong danh sách được xác định là hộ nghèo của thành phố cĩ sẵn, chứ khơng phải do nghiên cứu tự xây dựng thang đo và tự xác định đâu là hộ nghèo. Do vậy, thực tế, những hộ được xác định là hộ nghèo ở Trà Vinh theo chuẩn nghèo

mà thành phố đang sử dụng là chưa phù hợp. Đây là phần mơ tả để cho thấy những hạn chế trong quản lý nhà nước về vấn đề nghèo trên địa bàn thành phố.

4.8. Phân tích, thảo luận kết quả hồi quy

Phần này, nghiên cứu sẽ tập trung phân tích các kết quả thu được từ mơ hình hồi quy và so sánh kết quả thu được với các nghiên cứu khác. Ở lần hồi quy đầu tiên, kết quả kiểm định cho thấy, khơng đủ bằng chứng cho thấy mơ hình cĩ hiện tượng phương sai thay đổi do giá trị p_value trong kiểm định Breusch-Pagan <0.05 (0.000) (Breusch và Pagan, 1979) do đĩ bác bỏ giả thuyết Ho rằng mơ hình cĩ tồn tại hiện tượng phương sai thay đổi. Tuy nhiên kiểm tra hệ số VIF lại cho thấy mơ hình sảy ra hiện tượng đa cộng tuyến do giá trị của hệ số VIF =43.73>> 3 (Marquardt, 1970) do đĩ nghi ngờ khả năng trong mơ hình tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến. Do đĩ, kết quả ở lần hồi quy này cĩ thể bị thiên lệch. Theo Marquardt (1970), để khắc phục hiện tượng đa cộng tuyến cĩ thể sử dụng các phương pháp như kiểm tra các biến và tiến hành bỏ bớt biến hoặc bỏ bớt quan sát. Nghiên cứu thực hiện bỏ bớt biến, các biến được loại ra gồm hjob, year, time1, time3 và time4. Tiếp theo, nghiên cứu thực hiện kỹ thuật Robusness (White và Lu, 2013) trong lúc chạy mơ hình hồi quy nhằm đảm bảo mơ hình khơng cịn sảy ra các hiện tượng phương sai thay đổi và đa cộng tuyến. Kết quả ở lần hồi quy thứ hai cho kiểm định F-test cĩ giá trị p_value rất nhỏ (0.000) cho thấy mức độ an tồn bác bỏ giả thuyết Ho, cĩ ý nghĩa là tồn tại mối quan hệ tuyến tính thu nhập bình qn đầu người của hộ với ít nhất một trong các biến độc lập, như vậy mơ hình hồi quy tuyến tính được thiết lập phù hợp với dữ liệu. Giá trị R2 =0.991 là tương đối lớn, cho thấy 99,1% sự thay đổi của thu nhập bình quân đầu người được giải thích bởi sự thay đổi của các biến trong mơ hình. Sử dụng kiểm định giả thuyết hệ số hồi quy cho thấy tất cả các hệ số hồi quy đều khác 0 ở mức ý nghĩa 5% (phụ lục B9).

Kết quả cho thấy hầu hết biến đưa vào mơ hình đều cĩ ảnh hưởng đến thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo cĩ ý nghĩa thống kê. Cụ thể:

Quy mơ hộ_number: Biến này cĩ ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%, mang

dấu (-), tức là cĩ quan hệ nghịch biến với biến phụ thuộc. Theo các nghiên cứu trước về nghèo (Gebremedhin, 2006), quy mơ hộ càng lớn thì thu nhập bình quân của các thành viên trong hộ càng thấp, dẫn đến khả năng hộ càng sống trong cảnh nghèo, bần cùng hơn. Thực tế cũng cho thấy, những gia đình đơng người, thường cĩ cuộc sống vất vả hơn các gia đình ít người. Đặc biệt những gia đình càng cĩ nhiều trẻ em, người già và người bệnh thì tình trạng nghèo của họ cịn khốn cùng hơn nữa.

Số thành viên đang là lực lượng lao động_ilabor: Biến này cĩ ý nghĩa thống

kê ở mức 1% và mang dấu (+), tức cĩ quan hệ thuận biến với biến phụ thuộc. Theo các kết quả nghiên cứu trước như (Gebremedhin, 2006), những hộ gia đình cĩ nhiều thành viên đang là lực lượng lao động sẽ cĩ nhiều khả năng kiếm được nhiều thu nhập hơn cho hộ, cải thiện cuộc sống của hộ, làm tăng thu nhập bình quân đầu người trong hộ.

Số thành viên đang thất nghiệp trong hộ_emlabor: Biến này cĩ ý nghĩa thống

kê ở mức 5% và mang dấu (-). Đúng với kỳ vọng lý thuyết rằng, hộ càng cĩ nhiều thành viên thất nghiệp thì gánh nặng lên hộ càng lớn, khiến thu nhập bình quân đầu người của hộ giảm, kết quả này tương tự với kết quả của nhiều nghiên cứu khác như Gebermedhin (2006), Mitlin (2005), Ghazouani và Goaied (2001).

Các đặc điểm của chủ hộ (hjob, age, sqage, gender và marital): Kết quả cho

thấy biến tình trạng lao động của chủ hộ cĩ ảnh hưởng lên thu nhập trung bình của hộ, ở mức ý nghĩa thống kê 5%. Tuy nhiên trái với kỳ vọng ban đầu về ảnh hưởng, khi chủ hộ trong tình trạng thất nghiệp hoặc mất việc tạm thời thì thu nhập của hộ lại cao hơn so với những hộ cĩ chủ hộ đang làm việc hay tham gia sản xuất trong nền kinh tế, trong khi đĩ kỳ vọng lý thuyết cho rằng khi chủ hộ thất nghiệp hoặc mất việc tạm thời sẽ làm ảnh hưởng giảm thu nhập của hộ. Thực tế tại TP.Trà Vinh cho thấy, các chủ hộ cĩ tình trạng lao động đang thất nghiệp hoặc mất việc tạm thời thì những chủ hộ này thường là những người già neo đơn, hoặc mất khả năng lao động, hoặc họ là người làm những cơng việc như bán vé số, lao động làm thuê theo

ngày…họ là đối tượng nhận được trợ cấp theo tháng của chính quyền thành phố dành cho an sinh xã hội, trong khi các hộ nghèo khác thì khơng. Do đĩ, thu nhập của hộ cao hơn so với những hộ cĩ chủ hộ đang tham gia vào thị trường lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích nghèo đô thị tại thành phố trà vinh, tỉnh trà vinh (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)