Tiếp cận giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích nghèo đô thị tại thành phố trà vinh, tỉnh trà vinh (Trang 56 - 58)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Người nghèo ở thành phố TràVinh

3.2.3. Tiếp cận giáo dục

Qua khảo sát cho thấy, hầu hết các hộ nghèo tham gia trả lời phỏng vấn đều cĩ trình độ học vấn rất thấp, chủ yếu các chủ hộ chỉ mới tốt nghiệp tiểu học (chiếm tới 51.4% tổng số hộ tham gia khảo sát). Khảo sát cũng cho thấy, dù trình độ học vấn của

các chủ hộ thấp, các hộ hầu như vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc đầu tư cho giáo dục, chi tiêu cho giáo dục mỗi tháng tại các hộ vẫn cịn chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng chi của hộ. Trung bình mỗi tháng, một hộ nghèo chỉ chi 157.9 ngàn đồng cho các chi phí liên quan đến giáo dục chiếm 4.8% tổng chỉ của cả hộ (thấp hơn cả chi cho y tế). Như vậy khảo sát sơ bộ cho thấy, đối với người nghèo, dù đầu tư cho giáo dục là nhân tố quan trọng giúp hộ thốt nghèo nhưng vì các chi phí trang trải thiết yếu khác liên quan đến sinh tồn nên các hộ vẫn khơng thể nào đầu tư nhiều hơn cho giáo dục.

Những tiếp cận về giáo dục, tri thức và kiến thức chủ yếu đến từ các nguồn cung cấp của chính quyền. Các hộ nghèo chỉ cĩ thể trơng đợi vào sự hỗ trợ đến từ chính quyền. Những năm qua, Tp.Trà Vinh cũng đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ các hộ gia đình nghèo để họ tiếp cận được với giáo dục. Các chính sách chủ yếu liên quan đến hỗ trợ học phí cho trẻ em nghèo, các hỗ trợ liên quan đến cơng tác đào tạo nghề cho lao động nhằm mục tiêu nâng cao vốn con người cho các hộ nghèo như: các đề án đào tạo nghề cho lao động nơng thơn, sát với nhu cầu học nghề của lao động nơng thơn tại phường, xã với 250 hộ (nhu cầu học nghề nơng nghiệp là 75 người, học nghề phi nơng nghiệp là 120 người). Thành phố cịn phối hợp với trường Cao đẳng nghề Trà Vinh mở 02 lớp đào tạo nghề kỹ thuật xây dựng (lớp nghề dưới 03 tháng) tại phường 7 và phường 9 với 55 lao động (trong đĩ đối tượng nhĩm I cĩ 54 lao động, nhĩm II cĩ 01 lao động) tổng kinh phí: 197,100,000đ thực hiện từ nguồn vốn Trung ương hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2016 là 160 triệu đồng và nguồn số dư dự tốn năm 2015 chuyển sang là 44,370,000 đồng. Bên cạnh đĩ Phịng LĐ & TBXH cịn tranh thủ phối hợp với Trường Trung cấp nghề dân tộc nội trú Trà cú mở 02 lớp nghề với 38 học viên (kỹ thuật xây dựng ở Long đức và Kỹ thuật điện ở phường 4, đối tượng 01 là 15 lao động, đối tượng 2 và 3 là 23 lao động). Thực hiện hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh, sinh viên theo Quyết định số 12/2013/QĐ-TTg, ngày 24/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ: Hỗ trợ tiền ăn: Tổng số học sinh trường THPT Phạm Thái Bường được hưởng là 24 em với số tiền hỗ trợ là 104,544,000 đồng; Hỗ trợ tiền ở: Tổng số học

sinh trường THPT Tp.Trà Vinh được hỗ trợ là 106 em, với số tiền hỗ trợ là 461,736,000 đồng. Thực hiện Nghị định số 49/2010/ NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ và Nghị định 74/2013/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 49/2010/NĐ-CP miễn, giảm học phí cho 608 học sinh số tiền 94,330,000 đồng; hỗ trợ chi phí học tập 335 học sinh số tiền là 301,500,000 đồng .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích nghèo đô thị tại thành phố trà vinh, tỉnh trà vinh (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)