Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2012 Năm 2019
Diện tích (ha) 305,473 321,528 444,072 Năng suất (tạ/ha) 233,679 256,302 310,7
Sản lượng (tấn) 7,138,247 8,240,840 13,795,429 (Nguồn: FAOSTAT, 2020) Năm 2020, diện tích bưởi ở Trung Quốc là 95,861 ha, năng suất đạt cao nhất Thế giới (493,8tạ/ha) và đạt sản lượng là 4,733,447 tấn quả. Trung Quốc có một số giống bưởi nổi tiếng: Bưởi Văn Đán, Sa Điền, bưởi ngọt Quân Khê… được Bộ Nông nghiệp Trung Quốc công nhận là hàng nông nghiệp chất lượng cao.
Ở Trung Quốc, bưởi được trồng nhiều ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Tứ Xuyên, Hồ Nam, Chiết Giang, Phúc Kiến và Đài Loan... Tuy nhiên đến năm 2008, riêng bưởi Sa Điền cũng có diện tích tới 30.000 ha, sản lượng 750.000 tấn (Cục Nơng nghiệp Quảng Tây, 2008). Ở Phúc Kiến, bưởi Quan Khê cũng đạt tới diện tích 40.000 ha và sản lượng 20.000 tấn.
Tại Thái Lan bưởi được trồng nhiều ở các tỉnh miền trung, một phần miền bắc và miền đông. Năm 1987, Thái Lan trồng 1.500 ha bưởi cho sản lượng 76.275 tấn với giá trị 28 triệu đôla Mỹ (Trần Thế Tục, 1995).
Philippines là một nước sản xuất nhiều bưởi. Trong tập đồn cây có múi, bưởi chiếm tới 33% (quýt chiếm 44% và cam 11%). Năm 2019, Philippines có 20.827 ha Cam quýt, sản lượng 178.507 tấn (FAOSTAT, 2020)
1.2.1. Tình hình phát triển sản xuất bưởi ở Việt Nam
Việt Nam có 3 vùng trồng cây ăn quả có múi nói chung và cây bưởi nói riêng chủ yếu (Trần Thế Tục, 1995).
22
Trong 10 năm từ 2008 đến 2017, diện tích bưởi cả nước nhìn chung liên tục tăng, từ 43,5 nghìn ha lên 74,2 nghìn ha. Năm 2020, tính diện tích bưởi đạt 85,2 nghìn ha (tăng 11 nghìn ha so với năm 2017).
Năng suất bưởi có sự biến động qua các năm, tuy nhiên khơng có sự thay đổi lớn, ở mức từ 11,0 - 11,9 tấn/ha.
Cùng với gia tăng diện tích và ổn định về năng suất, sản lượng bưởi tăng trưởng khá ổn định hàng năm, từ 362,8 nghìn tấn năm 2008 lên hơn 640 nghìn tấn năm 2020.
Diện tích bưởi ở miền Bắc hiện có 41,7 nghìn ha, sản lượng 271,5 nghìn tấn, chiếm 10,6% tổng diện tích cây ăn quả toàn miền, 48,9% diện tích và 42,2% sản lượng bưởi cả nước; năng suất ước đạt gần 11,8 tấn/ha, bằng 96,2% năng suất bưởi bình quân cả nước, bằng 93,4% năng suất bình quân tại các tỉnh Miền Nam.
Các tỉnh sản xuất chủ yếu gồm: Phú Thọ, Bắc Giang, Hịa Bình, Tun Quang, Hà Nội, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long: ở đây có một tập đồn cam qt rất phong phú như: Cam chanh, cam sành, cam giấy, bưởi, quýt, quất. Các giống được ưa chuộng và trồng hiện nay là cam sành, cam mật, bưởi năm roi, bưởi Long Tuyền.
Vùng Bắc Trung bộ có hai vùng bưởi đặc sản đó là bưởi Thanh Trà của Huế, bưởi Phúc Trạch của Hương Khê. Với ưu việt của mình, diện tích bưởi Phúc Trạch ngày được mở rộng. Trong năm 2019, diện tích trồng bưởi Phúc Trạch lên đến 1.600ha, trong đó có khoảng 950ha đã cho quả, sản lượng quả bình quân những năm gần đây đạt 12-15 nghìn tấn/năm.
Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc: cây có múi ở vùng này được trồng ở những vùng đất ven sông, suối như sông Hồng, sông Lô, sông Gâm, sông Chảy.
23
Bưởi ở Việt Nam chủ yếu để ăn tươi và hiện tại sản xuất bưởi ở nước ta vẫn chưa đủ cung cấp cho nhu cầu thị trường trong nước. Gần đây có một số cơng ty như Hồng Gia, Đơng Nam đã có hoạt động như đầu tư sản xuất, áp dụng các biện pháp quản lý theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP-Good Agricultural Practices) đăng ký thương hiệu một số giống Bưởi ngon như: Năm roi, Phúc Trạch, Da xanh, ... với mục đích xuất khẩu ra thị trường nước ngồi.
1.2.2. Tình hình phát triển sản xuất bưởi ở Mai Sơn
Thực hiện chủ trương phát triển cây ăn quả trên đất dốc, những năm qua, trên địa bàn huyện Mai Sơn đã đẩy mạnh phát triển cây bưởi Da xanh. Hiện nay, bưởi Da xanh tập trung ở các xã: Cị Nịi, Hát Lót, Nà Ớt, Mường Bon, Chiềng Mung, Chiềng Ban và thị trấn Hát Lót, được trồng theo quy trình kỹ thuật khoa học mới, như tỉa cành, bón phân, thực hiện nguyên tắc 4 đúng về thuốc bảo vệ thực vật. Q trình chăm sóc, thu hoạch áp dụng theo quy trình VietGAP và được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an tồn thực phẩm trong sản xuất; năng suất bình qn trên 10-13 tấn/ha.
Bắt đầu trồng từ năm 2013, bưởi Da xanh thích nghi tốt với khí hậu, thổ nhưỡng của huyện Mai Sơn. Bưởi Da xanh có sức đề kháng tốt, chống chịu được với thời tiết, khí hậu cực đoan như lạnh giá, sương muối, chỉ sau 3 năm trồng và chăm sóc đã cho thu hoạch, nếu chiết ghép cải tạo thì chỉ sau 1 năm đã cho thu quả. Đặc biệt bưởi Da xanh có thời gian thu hoạch khá dài, từ tháng 9 năm trước đến hết tháng 1 năm sau, do đó hiệu quả kinh tế cao. Bưởi Da xanh nếu chăm bón tốt có thể đạt trọng lượng trung bình 2kg/quả, có quả đạt từ 2,5- 3kg, một ha cho thu hoạch khoảng 15-20 tấn quả, với giá bán tại vườn từ 35- 50 nghìn đồng/kg sẽ cho nguồn thu từ 600-800 triệu đồng.
1.3. Bài học kinh nghiệm từ việc nghiên cứu tài liệu tham khảo cho huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La Mai Sơn, tỉnh Sơn La
24
phương, từ sản xuất đến tiêu thụ, đặc biệt quan tâm đến chính sách tạo sự liên kết trong nông nghiệp giữa bốn nhà “Nhà nước - Nhà khoa học - Nhà doanh nghiệp - Nhà nơng”.
Huyện Mai Sơn phải có định hướng, quy hoạch xây dựng các vùng sản xuất tập trung, quy mơ lớn, tính chun mơn hóa cao, đầu tư cho khâu thu hoạch, chế biến sản phẩm…
Huyện Mai Sơn cần thiết lập hệ thống thông tin thị trường, phổ biến cập nhật thông tin thị trường và sản xuất trên các phương tiện thông tin đại chúng giúp các tác nhân tham gia có các quyết định chính xác trong các hoạt động của mình. Xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho sản phẩm bưởi Da xanh ở huyện.
Mở thêm các lớp tập huấn kỹ thuật để phổ biến kiến thức, quy trình sản xuất tới người dân.
25
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý và địa hình
Mai Sơn là huyện miền núi thuộc tỉnh Sơn La. Địa phương được xem là trung tâm trọng điểm kinh tế của tỉnh. Có trung tâm huyện cách thành phố Sơn La khoảng 30km về phía Bắc. Huyện Mai Sơn nằm trong tọa độ từ 20052'30'' đến 21020'50'' vĩ độ Bắc; từ 103041'30'' đến 104016' kinh độ Đơng.
- Phía Bắc giáp huyện Mường La, thành phố Sơn La. - Phía Đơng giáp huyện n Châu.
- Phía Tây giáp huyện Sơng Mã, huyện Thuận Châu. - Phía Nam giáp huyện Sông Mã, tỉnh Hủa Phăn (Lào).
Huyện Mai Sơn có địa hình khá phức tạp, đồi núi đá, thung lũng và cao nguyên chia cắt. Với độ cao so với mực nước biển trung bình từ 850-900m. Do địa hình bị chia cắt bởi hai hệ thống các dãy núi chính tạo ra các vùng kinh tế đa dạng cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
2.1.1.2. Về khí hậu, thủy văn
Khí hậu huyện Mai Sơn mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa của miền núi Tây Bắc. Do địa hình địa hình bị đồi núi đá, thung lũng và cao nguyên chia cắt độ dốc lớn, ngăn cách giữa các vùng, tạo ra các vùng khí hậu rất đặc trưng của huyện Mai Sơn. Nhiệt độ trung bình trong năm là tại Mai Sơn là 21oC. Mùa nắng nóng vào các tháng 4 đến tháng 8, lạnh từ tháng 11 đến tháng 03 năm sau.
Mùa mưa hàng năm tại địa phương thường xảy ra các đợt lũ lụt lớn, lũ thường lên nhanh, do đặc điểm của sơng suối có độ dốc lớn lại chảy quanh co, lối thoát nước hẹp. Hàng năm lũ bão thường gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông
26
nghiệp và đường giao thông của huyện, chia cắt giao thông và giao lưu kinh tế hàng hóa kéo dài; vì vậy huyện Mai Sơn được xem là một trong những trọng điểm lũ lụt, sạt lở của tỉnh Sơn La. Mùa khô mực nước sông suối lại rất thấp, mực nước ngầm rất thấp nên phần lớn đất đai bị khơ hạn. Nhìn chung khí hậu thời tiết và thủy văn huyện Mai Sơn không được thuận lợi cho sản xuất và phát triển kinh tế của nhân dân.
2.1.1.3. Điều kiện đất đai
Huyện Mai Sơn có tổng diện tích đất tự nhiên là 142.671 ha, trong đó: Diện tích nhóm đất lâm nghiệp là: 73.014,11 ha chiếm 51,18% so với tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Diện tích đất sản xuất nơng nghiệp chiếm khá thấp chỉ có 40.129,61 ha chiếm 28,13% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện.
Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất của huyện Mai Sơn giai đoạn 2018 – 2020
Loại đất
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
DT (ha) Cơ cấu
(%) DT (ha) Cơ cấu (%) DT (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích 142.670 100 142.670 100 142.671 100 1. Đất sản xuất nông nghiệp 38.429,15 26,94 39.125,14 27,42 40.129,61 28,13 2.Đất lâm nghiệp 72.125,87 50,55 72.647,14 50,92 73.014,11 51,18 3. Đất phi nông nghiệp 5.711,51 4,00 5.871,21 4,12 6.021,41 4,22 4. Đất ở 60,25 0,04 71,56 0,05 74,51 0,05 5. Đất chưa sử dụng 26.343,22 18,46 24.954,95 17,49 23.430,36 16,42
27
Diện tích đất ở: Huyện có diện tích đất ở huyện khá thấp chỉ có 74,51ha chiếm 0,05% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện.
Tổng diện tích đất phi nơng nghiệp của huyện là 6.021,41 ha chiếm 4,22% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Huyện có diện tích đất chưa sử dụng khá lớn bằng 23.430,36 ha chiếm 16,42% so với tổng diện tích tự nhiên của tồn huyện, diện tích này là đất đồi núi khơng có rừng cây.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Điều kiện kinh tế
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, phù hợp với đường lối phát triển theo xu hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng các ngành cơng nghiệp và xây dựng thương mại tăng dần, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Năm 2018, tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 30,12%, năm 2020 giảm xuống cịn 28,11%. Tỷ trọng ngành cơng nghiệp và xây dựng năm 2018 chiếm 37,41%, đến năm 2020 tăng lên 40,44%. Tỷ trọng ngành dịch vụ năm 2018 chiếm 32,47%, đến năm 2020 giảm nhẹ xuống còn 31,45%.
Bảng 2.2 Cơ cấu sản xuất các ngành kinh tế huyện Mai Sơn giai đoạn 2018-2020
Đơn vị tính : %
TT Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
1 Nông, lâm nghiệp
và thủy sản 30,12 29,11 28,11 2 Công nghiệp và
xây dựng 37,41 38,66 40,44
3 Dịch vụ 32,47 32,23 31,45
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Mai Sơn năm 2018-2020 2.1.2.2. Dân số và nguồn nhân lực
28
Tổng dân số toàn huyện, năm 2020 là 165.125 người gồm 06 dân tộc chủ yếu, dân tộc Thái chiếm 55,62%, dân tộc Kinh chiếm 30,53%, dân tộc Mông chiếm 7,42%, dân tộc Sinh Mun chiếm 3,23%, dân tộc Khơ Mú chiếm 2,49%; dân tộc Mường chiếm 0,65%); trong đó dân số ở đô thị 19.224 người chiếm 11,64 %; nông thôn 145.901 người chiếm 88,36%.
Nguồn nhân lực của huyện khá dồi dào, tổng số lao động trong độ tuổi toàn huyện năm 2020 là 107.543 người, chiếm 65,13 % tổng số nhân khẩu, trong đó lao động trong lĩnh vực nơng lâm thủy sản chiếm 74,83%, công nghiệp và xây dựng chiếm 14,92%, dịch vụ 10,25%. Tình hình dân số và lao động trong những năm gần đây được thể hiện ở bảng 2.3 như sau: