Đặc điểm kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất bưởi Da Xanh theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La (Trang 36 - 40)

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội

2.1.2.1. Điều kiện kinh tế

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, phù hợp với đường lối phát triển theo xu hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng các ngành công nghiệp và xây dựng thương mại tăng dần, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Năm 2018, tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 30,12%, năm 2020 giảm xuống còn 28,11%. Tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng năm 2018 chiếm 37,41%, đến năm 2020 tăng lên 40,44%. Tỷ trọng ngành dịch vụ năm 2018 chiếm 32,47%, đến năm 2020 giảm nhẹ xuống còn 31,45%.

Bảng 2.2 Cơ cấu sản xuất các ngành kinh tế huyện Mai Sơn giai đoạn 2018-2020

Đơn vị tính : %

TT Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

1 Nông, lâm nghiệp

và thủy sản 30,12 29,11 28,11 2 Công nghiệp và

xây dựng 37,41 38,66 40,44

3 Dịch vụ 32,47 32,23 31,45

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Mai Sơn năm 2018-2020 2.1.2.2. Dân số và nguồn nhân lực

28

Tổng dân số toàn huyện, năm 2020 là 165.125 người gồm 06 dân tộc chủ yếu, dân tộc Thái chiếm 55,62%, dân tộc Kinh chiếm 30,53%, dân tộc Mông chiếm 7,42%, dân tộc Sinh Mun chiếm 3,23%, dân tộc Khơ Mú chiếm 2,49%; dân tộc Mường chiếm 0,65%); trong đó dân số ở đơ thị 19.224 người chiếm 11,64 %; nông thôn 145.901 người chiếm 88,36%.

Nguồn nhân lực của huyện khá dồi dào, tổng số lao động trong độ tuổi toàn huyện năm 2020 là 107.543 người, chiếm 65,13 % tổng số nhân khẩu, trong đó lao động trong lĩnh vực nông lâm thủy sản chiếm 74,83%, công nghiệp và xây dựng chiếm 14,92%, dịch vụ 10,25%. Tình hình dân số và lao động trong những năm gần đây được thể hiện ở bảng 2.3 như sau:

Bảng 2.3. Tình hình dân số và nguồn nhân lực huyện Mai Sơn

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 I. Tổng dân số Người 162.141 163.881 165.125

1. Phân theo gii tính

Nam Người 82.645 83.252 84.161

Nữ Người 79.496 80.629 80.964

2. Phân theo khu vực

Thành thị Người 18.124 18.687 19.224

Nông thôn Người 144.017 145.194 145.901 3.Mật độ Người/km2 113,17 115,19 116,25

II.Tổng số lao động

Lao động nông nghiệp Người 79.265 79.645 80.511 Lao động phi nông

29

Số người trong độ tuổi

lao động Người 104.514 106.624 107.543

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Mai Sơn, 2021 2.1.2.3. Giáo dục - y tế

Theo số liệu thống kê năm 2020, trên địa bàn toàn huyện có: 30 trường mầm non với tổng số 618 giáo viên và 12.570 trẻ, 41 trường tiểu học với tổng số 961 giáo viên và 17.229 học sinh, 27 trường trung học cơ sở với tổng số 564 giáo viên và 10.734 học sinh, 03 trường trung học phổ thông với tổng số 230 giáo viên và 3.457 học sinh; 01 trường cao đẳng và 01 trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề; có 01 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, 01 bệnh viện đa khoa tuyến huyện, 03 phòng khám khu vực và 22 trạm y tế xã, thị trấn với 470 giường bệnh và 408 y, bác sỹ, nhân viên y tế; tỷ lệ xã, thị trấn có bác sĩ đạt 91%; 91,8% xã, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế; số trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vacxin chiếm 97,7%.

2.1.2.4. Cơ s h tng

Giao thông: Việc xây dựng phát triển các tuyến giao thông gặp rất nhiều khó khăn do đặc thù địa hình miền núi và đầu tư chưa đồng bộ, khả năng khai thác sử dụng các tuyến đường còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại, giao lưu, trao đổi của nhân dân trong vùng và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trên địa bàn huyện có hai loại hình giao thơng đặc trưng là đường bộ và đường thủy.

- Hệ thống giao thơng đường bộ: Trên địa bàn huyện có 03 tuyến quốc lộ (QL 6, QL 37, QL 4G) với tổng chiều dài 85 km. Đây là các trục đường quan trọng nối các trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, an ninh quốc phòng của huyện với tỉnh, với các huyện và cả vùng Tây Bắc. Trong đó tuyến quốc lộ 37 hiện đã được nâng cấp đóng góp phần không nhỏ cho việc giao lưu và trao đổi hàng hóa của nhân dân; có 04 tuyến tỉnh lộ (103, 110, 113, 117) nối liền các

30

trung tâm kinh tế, văn hóa của huyện với các huyện lân cận với tổng chiều dài 92 km. Trong đó tỉnh lộ 103 dài 8 km (từ Cò Nòi đến Yên Châu), tỉnh lộ 110 dài 30 km (từ QL 6 đến cảng Tà Hộc), tỉnh lộ 113 dài 50 km (từ xã Cò Nòi đến xã Phiêng Cằm), tỉnh lộ 117 dài 4 km (từ xã Mường Chanh đến thành phố Sơn La). Hầu hết các tuyến đường tỉnh lộ là đường cấp V miền núi chất lượng còn xấu, bề mặt nhỏ hẹp. Sự thông suốt giao lưu trao đổi hàng hố cịn hạn chế; đường huyện, xã, đô thị tổng chiều dài gần 544 km, với 143 tuyến đường bao gồm các tuyến đường nối mạng giao thông tỉnh lộ, quốc lộ tới các trung tâm xã. Tuy chất lượng còn kém chủ yếu là đường đất, nhưng hệ thống giao thông trên địa bàn huyện thường xuyên được nâng cấp, vì vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành công việc, giao lưu trao đổi hàng hóa, phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh; đường xã, bản bao gồm các hệ thống đường nối các bản, các điểm kinh tế, các điểm tái định cư, các vùng nguyên liệu mía đường, sắn... ln được tu sửa, mở mới. Đến nay có 100% số xã thị trấn trên địa bàn có đường ơ tơ đến các bản, vùng ngun liệu tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa phát triển kinh tế xã hội.

- Hệ thống giao thông vận tải thủy: Cùng với hệ thống giao thơng đường bộ, Mai Sơn cịn khoảng 25 km đường sơng (Sơng Đà) với cảng chính là cảng Tà Hộc. Hệ thống đường thuỷ đã giúp cho nhân dân vùng dọc sơng trao đổi các nơng sản, hàng hóa với bên ngồi rất kịp thời và có hiệu quả. Tuy nhiên do đặc điểm địa hình hồ chứa việc giao lưu vùng lòng hồ với các trung tâm kinh tế gặp nhiều khó khăn, mặt khác giao thơng đường thuỷ mới hình thành và phát triển và do hệ thống kho tàng, bến bãi, thiết bị bốc xếp còn thiếu và chưa đồng bộ nên hiệu quả khai thác còn thấp, khối lượng vận chuyển nhỏ, phân tán.

Bưu chính viễn thông: So với mặt bằng chung của cả nước hệ thống hạ tầng bưu chính, phát hành báo chí phát triển cịn chậm. Đến nay, đã được phủ sóng điện thoại di động phần lớn diện tích của huyện; 100% xã có bưu điện văn

31

hóa xã; mật độ thuê bao điện thoại đạt 74 thuê bao/100 dân; đã phủ sóng điện thoại di động 22/22 xã, thị trấn; có 07% số hộ kết nối Internet đã góp phần tăng cường chất lượng thông tin liên lạc, phần nào đáp ứng nhu cầu về thông tin liên lạc cho các cấp các ngành và nhân dân trong huyện. Tuy nhiên, hiện nay thông tin liên lạc vẫn chưa đảm bảo thông suốt thường xuyên kịp thời đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa

Hệ thống điện: Nguồn điện của huyện được cung cấp từ lưới điện quốc gia qua trạm biến áp và hệ thống lưới điện 35KV, 10KV và 0,4KV cung cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt của người dân. Hệ thống điện lưới quốc gia đã đến 22/22 xã, thị trấn. Tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia đạt 90%, hệ thống đường dây 0,4 KV và hệ thống trạm biến áp được quan tâm đầu tư. Ngoài ra các hệ thống thủy điện nhỏ đã giải quyết một phần điện cho nhu cầu sinh hoạt, song vào mùa khơ nguồn nước ít hầu hết các máy thủy điện nhỏ không hoạt động được.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất bưởi Da Xanh theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)