Phân tích SWOT sản xuất bưởi Da xanh trên địa bàn huyện Mai Sơn

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất bưởi Da Xanh theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La (Trang 59)

người dân sản xuất bưởi Da xanh trên địa bàn huyện Mai Sơn.

3.2.1. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức

Bảng 3.9. Phân tích SWOT sản xuất bưởi Da xanh trên địa bàn huyện Mai Sơn Mai Sơn

51

Điểm mạnh

- Người dân có kinh nghiệm sản xuất nơng nghiệp nói chung, sản xuất cây ăn quả nói riêng nên dễ dàng áp dụng các tiến bộ kỹ thuật - Sản phẩm bưởi Da xanh được thị trường ưa chuộng nên có nhiều cơ hội tiêu thụ sản phẩm

- Nguồn đất có thể trồng bưởi Da xanh rộng, có thể mở rộng diện tích nên có thể nâng cao sản lượng, quy mơ

- Điều tự nhiên đất đai, khí hậu thuận lợi cho bưởi Da xanh

Điểm yếu

- Thời gian trồng đến lúc được thu hoạch kéo dài 5 năm nên người dân khơng có nguồn thu từ bưởi Da xanh trong thời gian dài.

- Đòi hỏi đầu tư vốn ban đầu lớn nên khó khăn để các hộ gia đình khơng có điều kiện kinh tế phát triển sản xuất biwởi Da xanh. - Thị trường tiêu thụ chưa ổn định, giá cả bấp bênh.

Cơ hội

- Có nhiều chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp của Nhà nước về nơng nghiệp, có định hướng, hỗ trợ phát triển của chính quyền địa phương.

- Nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng. - Có các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất thường xuyên.

Thách thức

- Địa hình khơng bằng phẳng, khó quy hoạch được vùng sản xuất tập trung.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng cịn hạn chế, giao thơng chưa thuận tiện - Thị trường đầu ra chưa ổn định, sự cạnh tranh ngày càng cao. Mối liên kết theo chuỗi sản xuất còn hạn chế. - Thiên tai, dịch bệnh thường xuyên xảy ra.

3.2.2. Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất bưởi Da xanh theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La bền vững trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La

52

Để đẩy mạnh phát triển sản xuất bưởi Da xanh bền vững trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, chúng ta cần xác định được những nhân tố nào có ảnh hưởng tới phát triển sản xuất bưởi Da xanh bền vững, từ đó đưa ra những giải pháp pháp hiệu quả nhất.

Bảng 3.10. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bưởi Da xanh bền vững

STT Yếu tố ảnh hưởng Cán bộ (n=20) Người dân (n=90) Số ý kiến (người) Tỷ lệ (%) Số ý kiến (người) Tỷ lệ (%) 1 Thị trường tiêu thụ sản phẩm 20 100,00 88 97,78 2 Nhận thức của người dân 18 90,00 79 87,78 3 Quy hoạch sản xuất 16 80,00 82 91,11 4 Diện tích đất sản xuất 15 75,00 74 82,22

Nguồn: Số liệu điều tra, 2021

Kết quả bảng 3.10 cho thấy: 100% cán bộ và 97,78% người dân cho rằng thị trường tiêu thụ sản phẩm ảnh hưởng đến phát triển sản xuất bưởi Da xanh trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Thực tế cho thấy người nơng dân hồn tồn có thể sản xuất để tạo ra những sản phẩm sạch, họ có thể áp dụng những quy trình canh tác bền vững. Tuy nhiên, nhiều khi sản phẩm sạch, sản phẩm an tồn sản xuất ra khơng bán được nên người dân lại quay về phương thức sản xuất cũ.

Về nhận thức của người dân: 90% cán bộ và 87,78% người dân được hỏi cho rằng nhận thức ảnh hưởng lớn đến phát triển sản xuất bưởi Da xanh theo hướng bền vững. Nhận thức của người nông dân sẽ ảnh hưởng rất nhiều

53

tới việc người dân có chọn hình thức sản xuất đảm bảo phát triển bền vững hay không? Thông thường, sản xuất nông nghiệp bền vững thường phát triển mạnh ở những nước phát triển, ở đó nhận thức của người về nơng nghiệp bền vững cao. Họ nhận thấy nông nghiệp bền vững là sự cần thiết cho hiện tại và thương lai.

Quy hoạch vùng sản xuất: Kết quả bảng 3.10 cho thấy 80,00% cán bộ và 91,11% người dân được hỏi cho rằng quy hoạch vùng sản xuất có ảnh hưởng đến phát triển sản xuất bưởi Da xanh bền vững. Cán bộ và người dân tại địa bàn nghiên cứu cho rằng: Quy hoạch vùng sản xuất hợp lý sẽ giúp cân đối giữa lượng bưởi Da xanh sản xuất ra và nhu cầu thị trường, do đó vấn đề thị trường tiêu thụ, giá cả ổn định giúp người dân yên tâm sản xuất.

Diện tích đất sản xuất: 75,00% cán bộ và 82,22% người dân được hỏi trả lời diện tích đất canh tác ảnh hưởng đến phát triển sản xuất bưởi Da xanh theo hướng bền vững. Thực tế trên địa bàn huyện Mai Sơn chứng minh rằng: hộ dân có diện tích đất sản xuất càng nhiều, thì hộ đó sản xuất nơng nghiệp theo hướng hàng hóa càng cao. Vì vậy, các hộ thường nghĩ tới lợi ích kinh tế, ít quan tâm đến vấn đề môi trường. Ngược lại, những hộ có diện tích đất sản xuất ít, hộ sản xuất theo hướng tự cung tự cấp nên họ quan tâm đến vấn đề an toàn trong sản xuất nông nghiệp hơn.

3.2.3. Nguyện vọng của người dân sản xuất bưởi Da xanh trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La Mai Sơn, tỉnh Sơn La

Trong quá trình sản xuất bưởi Da xanh, bên cạnh những thuận lợi thì hộ nơng dân cịn gặp nhiều khó khăn và họ có những nguyện vọng để phát có thể phát triển sản xuất bưởi Da xanh bền vững trên địa bàn huyện Mai Sơn

Bảng 3.11. Nguyện vọng của người dân về chính sách của Nhà nước

54

1 Có chính sách để đảm bảo thị trường, giá ổn

định 98,89

2 Hỗ trợ đào tạo, chuyển giao khoc học kỹ thuật 93,33 3 Hỗ trợ vay vốn để đầu tư sản xuất 90,00

(Nguồn: Tổng hợp từ từ số liệu điều tra, 2021)

Kết quả điều tra cho thấy nguyện vọng của người dân về chính sách để đảm bảo thị trường, giá cả ổn định là 98,89%. Cho thấy việc tiêu thụ sản phẩm bưởi Da xanh của hộ nông dân vẫn gặp khó khăn khi giá cả bấp bênh, khơng ổn định. Việc tiêu thụ vẫn là tự do và bán lẻ còn phụ thuộc nhiều vào thương lái và thị trường, giá cả không ổn định ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất bưởi Da xanh của người dân.

Người dân trồng bưởi Da xanh chủ yếu sản xuất dựa theo kinh nghiệm là chính vì vậy họ thiếu khoa học kỹ thuật, nguyện vọng của dân được trang bị đầy đủ kiến thức khoa học kỹ thuật là 93,33 % ý kiến.

Về nguồn vốn có nhiều hộ cịn thiếu khơng có vốn đầu tư vào sản xuất nhưng khơng dám đi vay vì thủ tục, thời hạn và lãi suất còn cao, 90,00% số hộ có nguyện vọng được vay vốn với lãi suất ưu đãi

3.3. Giải pháp phát triển sản xuất bưởi Da xanh theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La

3.3.1. Quy hoạch vùng sản xuất bưởi Da xanh

Huyện Mai Sơn có nhiều tiềm năng về khí hậu và đất đai để phát triển bưởi Da xanh nhưng hiện nay vẫn chưa được người dân khai thác hết, diện tích đất chưa sử dụng cịn cao, vườn tạp và những cây hoa màu không đem lại hiệu quả còn được trồng nhiều. Nên để mở rộng và phát triển sản xuất thì phải tiếp tục rà sốt lại, xác định quỹ đất, các vùng phát triển tập trung bưởi Da xanh. Xây dựng kế hoạch chi tiết về diện tích, địa điểm, tiến độ thực hiện ở từng địa phương; khai thác tối đa tiềm năng đất đai của địa phương, cải tạo đất trồng sắn, đất vườn

55

tạp, đất cao hạn kém hiệu quả, đất lâm nghiệp chuyển ra ngoài 3 loại rừng…tạo điều kiện thu hút doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại có năng lực tham gia đầu tư phát triển các vùng bưởi Da xanh sản xuất hàng hóa.

Khai thác và tận dụng hết diện tích đất phù hợp để trồng bưởi Da xanh, tập trung cải tạo vườn tạp, chặt bỏ cây tạp, quy hoạch mở rộng diện tích trồng bưởi Da xanh trong các vườn hộ. Chuyển đổi diện tích cây ngắn ngày hiệu quả thấp sang trồng bưởi Da xanh. Chính quyền địa phương cần có các chính sách giao lại đất chưa sử dụng cho người dân.

3.3.2. Giải pháp đầu tư các yếu tố đầu vào cho sản xuất

Đầu vào sản xuất và đầu ra sản phẩm có mối quan hệ rất chặt chẽ, đó là mối quan hệ nhân quả, trong sản xuất nông nghiệp cũng vậy. Tức là khi khâu đầu vào được thực hiện tốt nó sẽ tạo ra đầu ra sản phẩm có năng suất cao và chất lượng tốt. Vì vậy đầu tư các yếu tố đầu vào là khâu quyết định chất lượng đầu ra. Đầu tư các yếu tố đầu vào bao gồm các khâu sau:

3.3.2.1. Về giống

Giống giữ vai trò quyết định để đảm bảo năng suất, sản lượng cũng như chất lượng sản phẩm sau này.

Để đảm bảo có giống chất lượng tốt phục vụ phát triển sản xuất bưởi Da xanh thì cần phải:

- Có hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn, chất lượng giống tốt từ đó tạo điều kiện thuận lợi trong việc sử dụng giống.

- Nhà nước cần đầu tư cho công tác nghiên cứu, chọn tạo giống, sản xuất giống.

- Phải có chương trình kiểm dịch giống, sản xuất giống.

- Nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ giá với những giống bưởi Da xanh cho nông dân thông qua mạng lưới cung cấp giống của các công ty giống đến các hộ sản xuất.

- Tuyên truyền vận động sử dụng các loại giống cây con đã qua kiểm dịch, các loại giống cho năng suất cao.

56

3.3.2.2. Phân bón

Đối với bưởi Da xanh, phân bón có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng vì vậy bón như thế nào để vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế vừa đảm bảo chất lượng bưởi Da xanh là một việc làm rất khó. Vì vậy người nơng dân cần phải nắm được yêu cầu kỹ thuật bón phân cho bưởi Da xanh, đó là

- Bón cân đối giữa các phân đạm, lân, kali - Bón đủ lượng cần thiết

- Bón đúng lúc và đúng cách

3.3.2.3. Về thuốc BVTV

Trong sản xuất bưởi Da xanh việc sử dụng thuốc BVTV là điều không thể tránh khỏi, tuy nhiên sử dụng BVTV như thế nào cho vừa đảm bảo có năng suất vừa đảm bảo chất lượng bưởi Da xanh đó là điều rất khó. Cần tuân thủ quy trình sử dụng thuốc BVTV như sau:

- Sử dụng có chọn lọc, nên sử dụng các loại thuốc sinh học, thuốc thảo mộc, thuốc hóa học ở nhóm độc tố III, IV.

- Xử lý hạt giống, con giống trước khi gieo trồng - Đảm bảo thời gian cách ly.

3.3.3. Giải pháp về vốn và tín dụng

Bưởi Da xanh là cây ăn quả dài ngày, vốn đầu tư ban đầu tương đối cao vì thời kỳ kiến thiết cơ bản là 5 năm. Thời gian thu hồi vốn chậm nên vốn đầu tư rất quan trọng trong việc đẩy mạnh mở rộng và phát triển sản xuất. Do đó vấn đề vốn đầu tư đối với các hộ trồng bưởi Da xanh là rất quan trọng. Mặt khác bưởi Da xanh bị chi phối nhiều bởi yếu tố thời tiết nên rủi ro trong sản xuất cao, nhiều năm thất thu liên tục làm cho tâm lý người dân sợ rủi ro. Để đẩy mạnh mở rộng và phát triển bưởi Da xanh thì trong thời gian tới, hộ nơng dân và chính quyền địa phương cần: Lồng ghép các nguồn hỗ trợ của nhà nước, tỉnh, huyện để đầu tư trồng bưởi Da xanh. Sử dụng phân bón và nguồn lực sẵn có để tiết kiệm vốn đầu tư. Phối hợp với các ngân hàng, các quỹ tín dụng hỗ trợ tạo điều kiện cho người dân vay vốn sản xuất với lãi suất thấp. Chính quyền cần ưu tiên

57

bố trí nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và cơng nghệ cho triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm. Ưu tiên kinh phí từ các chương trình hỗ trợ xây dựng, phát triển thương hiệu; các chương trình khuyến nơng; các chương trình xúc tiến đầu tư,… để hỗ trợ phát triển cây bưởi Da xanh. Tranh thủ bố trí hợp lý nguồn kinh phí từ các dự án trung ương hỗ trợ sản xuất nông nghiệp đang thực hiện trên địa bàn huyện. Vận động người dân, doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh các sản phẩm từ cây bưởi.

3.3.4. Giải pháp về thị trường và thương hiệu

Giải pháp thị trường: Điều phối tốt quá trình sản xuất theo hướng hàng hóa, tạo ra sản phẩm chất lượng; đồng thời giữ ổn định thị trường, tránh tình trạng ép giá, thu mua quả non. Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ hình thành các trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất bưởi Da xanh và liên kết các cơ sở, tổ chức này với nhau, cũng như liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài huyện trong các hoạt động cung ứng vật tư, sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh sản phẩm. Đẩy mạnh giới thiệu sản phẩm thông qua các lễ hội nông sản, hội chợ,…

Tiếp tục tăng cường công tác xúc tiến thương mại, giới thiệu, quảng bá sản phẩm. Xây dựng và phát triển các địa điểm, kênh phân phối chính thức như các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, các siêu thị, khách sạn lớn,… Dần hình thành kênh thơng tin và dự báo thị trường nơng sản của huyện, trong đó trước mắt ưu tiên về thị trường cây ăn quả có múi, để người dân tìm hiểu, tham khảo.

Hỗ trợ nâng cao năng lực thị trường cho người sản xuất thông qua công tác khuyến nông, khuyến công, đặc biệt quan tâm đến việc cung cấp những thông tin, kiến thức cơ bản về thị trường và nâng cao năng lực thị trường cho nông dân.

Giải pháp phát triển thương hiệu: Xây dựng nhãn hiệu cho bưởi Da xanh Mai Sơn. Hồn thiện quy trình truy xuất nguồn gốc sản phẩm theo quy định bằng tem nhãn điện tử kết hợp với tem nhãn thông thường, tiến tới tạo dựng các cơ sở sản xuất, kinh doanh có uy tín, là những nhân tố để giữ vững và phát

58

triển thương hiệu bưởi Da xanh Mai Sơn trên địa bàn. Tích cực giới thiệu sản phẩm khơng chỉ ở trong tỉnh mà cịn ở các tỉnh lân cận và trong khu vực thành phố Hà Nội.

3.3.5. Đẩy mạnh liên kết trong sản xuất, tiêu thụ

Liên kết ngang (liên kết giữa những nông dân với nhau): Thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã nhằm tăng cường liên kết giữa người sản xuất bưởi Da xanh với nhau. Cần nâng cao năng lực cho ban quản lý và thành viên trong tổ hợp tác, hợp tác xã để có thể từng bước gắn kết chặt chẽ với nhau nhằm giải quyết được vấn đề manh mún về diện tích, vốn sản xuất, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tạo vùng sản xuất tập trung với quy mô sản xuất hàng hóa lớn hơn.

Liên kết dọc (liên kết giữa người sản xuất với người tiêu thụ,...): Muốn nâng cao thu nhập ổn định cho người nơng dân thì doanh nghiệp đóng vai trị quan trọng nhất trong việc xúc tiến thương mại cho sản phẩm. Tăng cường trao đổi thông tin giữa những công ty, cửa hàng buôn bán, giới thiệu sản phẩm và người sản xuất.

3.3.6. Giải pháp về cơ sở hạ tầng

Là huyện miền núi nên cơ sở hạ tầng của huyện đang gặp nhiều khó khăn, vì thế cơ sở hạ tầng để phục vụ cho phát triển sản xuất bưởi Da xanh còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều tuyến đường hư hỏng, hệ thống điện, thủy lợi kém phát triển. Trong thời gian tới cần có đầu tư sửa chữa và nâng cấp hệ thống đường giao thông, hệ thống điện, kênh mương thủy lợi tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm.

3.3.7. Giải pháp về khoa học kỹ thuật trong sản xuất bưởi Da xanh

Nâng cao kiến thức, sự hiểu biết và ý thức về bảo vệ môi trường sinh thái, môi trường sống của cộng đồng và của từng cơ sở, để họ có ý thức trong việc sản xuất và kinh doanh

Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn quy trình sản xuất bưởi Da xanh cũng như kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV, đồng thời mở các lớp tập huấn về quy trình sản xuất bưởi Da xanh an toàn.

59

Tiến hành sâu rộng việc phổ cập kiến thức khoa học kỹ thuật, cũng như

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất bưởi Da Xanh theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)