Hiệu quả sản xuất bưởi Da xanh của nhóm hộ điều tra

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất bưởi Da Xanh theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La (Trang 54 - 59)

Chỉ tiêu Hát Lót Chiềng Mung Nà Ớt Trung Bình 1. Kết quả sản xuất

Năng suất (tấn/ha) 12,50 10,50 11,80 11,60 Giá trị sản xuất (GO) (Triệu

đồng) 245,00 205,59 231,04 227,21

Chi phí trung gian (IC) (Triệu

đồng) 35,10 33,00 30,80 32,97

Giá trị gia tăng (VA) (Triệu

đồng) 209,90 172,59 200,24 194,24

2. Hiệu quả kinh tế

GO/IC 6,98 6,23 7,50 6,89

VA/IC 5,98 5,23 6,50 5,89

Ngun: Tng hp s liu điu tra, 2021

Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trồng bưởi Da xanh của hộ ở cả 03 xã điều tra cũng có sự khác nhau, nếu bỏ ra 1 đồng chi phí thì các hộ ở xã Hát Lót thu về được 6,98 đồng, tỷ lệ này ở xã Chiềng Mung và xã Nà Ớt lần lượt là 6,23 và 7,50.

Chỉ tiêu giá trị gia tăng trên chi phí cho biết khi đầu tư thêm 1 đồng chi phí thì giá trị tăng thêm ở nhóm hộ xã Hát Lót 5,98 đồng, đối với xã Chiềng Mung và xã Nà Ớt lần lượt là 5,23 đồng và 6,50 đồng. Có thể thấy giữa các xã có sự chênh lệch không lớn, do các xã đều được áp dụng quy trình kỹ thuật tương đối đồng đều. Trong thời gian tới các hộ cần tiếp tục thâm canh tăng năng suất, chất lượng của các diện tích bưởi Da xanh hiện có để nâng cao giá trị trong những năm thu hoạch tiếp theo. Đầu tư thời kỳ kinh doanh rất quan trọng bởi nó bù

46

đắp lại các chất dinh dưỡng cho vườn bưởi Da xanh sau khi thu hoạch lấy đi phần lớn bộ phận cành, thân, lá quả của cây.

3.1.3.5. Tình hình tiêu thụ bưởi Da xanh của hộ điều tra

Đầu ra cho mỗi sản phẩm nông nghiệp là điều quan tâm đầu tiên của người nơng dân, nó là điều kiện cho sự phát triển kinh tế và duy trì tái sản xuất của hộ gia đình. Đầu ra có ổn định thì các hộ mới có thể n tâm tiến hành sản xuất và đầu tư mở rộng quy mô. Thị trường tiêu thụ ảnh hưởng rất lớn đến phát triển sản xuất bưởi Da xanh. Tại huyện Mai Sơn, phần lớn các hộ dân trong huyện bán bưởi ngay tại vườn và bán cho người bán bn chiếm 85%, cịn lại 15% được các hộ gia đình bán tại các điểm chợ trên địa bàn và nơi khác như vận chuyển đến nơi có nhu cầu theo thỏa thuận mua bán tự do. Giá bán dao động từ 19 đến 20 triệu đồng/tấn.

a. Kênh tiêu thụ 1: với 85% sản lượng bưởi Da xanh trên địa bàn huyện Mai Sơn được tiêu thụ theo kênh tiêu thụ 1

b) Kênh tiêu thụ 2: với 15% sản lượng bưởi Da xanh trên địa bàn huyện Mai

Sơn được tiêu thụ theo kênh 2

Nhìn chung tình hình tiêu thụ bưởi Da xanh của người dân tồn huyện cịn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong việc chủ động đưa ra giá cả bán của mình, đối tượng thu mua chủ yếu vẫn là bán buôn và họ thu mua với giá thấp hơn các đối tượng khác.

3.1.3.6. Thực trạng sản xuất bưởi Da xanh theo hướng bền vững trên địa bàn huyện

Người tiêu dùng Bán buôn tại vườn Người sản xuất Bán trực tiếp cho người tiêu dùng Người sản xuất

47

Mai Sơn, tỉnh Sơn La

a) Sn xut bưởi Da xanh bn vng v mt kinh tế

Trước đây, người dân trên địa bàn huyện Mai Sơn chủ yếu sản xuất mang tính tự cung tự cấp, sản phẩm nông nghiệp tạo ra chủ yếu phục vụ nhu cầu chủ yếu của hộ gia đình, nên nhiều diện tích đất vườn, đồi chưa được tận dụng, chỉ trồng các loại cây có giá trị kinh tế thấp, chưa thành hàng hóa. Những năm gần đây, thấy được hiệu quả của việc cải tạo vườn tạp, phát triển các mơ hình sản xuất nơng nghiệp theo hướng hàng hóa, trong đó trồng bưởi Da xanh đã được các xã trên địa bàn huyện lựa chọn để mở rộng, mang lại kinh tế cao hơn một số cây trồng khác nên nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn đầu tư chăm sóc, mở rộng diện tích trồng bưởi Da xanh. Các hộ gia đình khơng chỉ trồng bưởi Da xanh trên đất đồi, mà còn trồng cả trên đất vườn xung quanh nhà. Có thể khẳng định cây bưởi Da xanh ngày càng có vị trí quan trọng trong kinh tế hộ. Chính quyền địa phương huyện Mai Sơn và các xã đã đưa phát triển cây bưởi Da xanh thành một trong những chương trình phát triển nơng nghiệp trọng điểm của huyện, có nhiều cơ chế, lồng ghép các chương trình, dự án hỗ trợ để mở rộng diện tích, thâm canh bưởi Da xanh, tiến tới xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.

Bưởi Da xanh là cây trồng có vị trí nhất định đối với kinh tế huyện Mai Sơn, điều đó được thể hiện trên các khía cạnh:

- Cây bưởi Da xanh góp phần thúc đẩy nền kinh tế của huyện phát triển bền vững, do cây bưởi Da xanh là cây lâu năm.

- Thu nhập từ bưởi Da xanh thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng nơng nghiệp nơng thơn, các cơng trình phúc lợi nông thôn hàng năm tăng khá như: Đường giao thông, hệ thống kênh mương thủy lợi, các cơng trình thiết chế văn hóa…

- Thu nhập từ sản phẩm bưởi Da xanh góp phần ổn định chung đời sống nhân dân trên địa bàn.

48

b) Sn xut bưởi Da xanh bn vng v mt xã hi

Phát triển sản xuất bưởi Da xanh đã giải quyết công ăn việc làm cho lực lượng lao động nông thôn trên địa bàn huyện Mai Sơn. Tỷ lệ hộ nghèo đói đã giảm liên tục qua các năm.

Cơng tác giáo dục đào tạo trên địa bàn huyện Mai Sơn ngày càng được củng cố và phát triển toàn diện ở các cấp học với nhiều loại hình theo hướng xã hội hóa. Mạng lưới trường lớp ngày càng phát triển. Vì vậy, số lượng trẻ em đi mẫu giáo, số lượng học sinh phổ thông tiếp tục tăng, nhất là học sinh trung học cơ sở và phổ thơng trung học, góp phần vào sự phát triển cho tồn huyện.

Trong những năm gần đây cơng tác y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng được tăng cường và nâng cao chất lượng. Ở mỗi địa phương đều có trạm y tế, chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên. Cơng tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, khám chữa bệnh cho người nghèo được quan tâm.

Thu nhập từ bưởi Da xanh giúp người dân trên địa bàn có thu nhập ổn định, nhân dân dần dần tạo dựng được cơ sở vật chất phục vụ cho đời sống và sinh hoạt, mở mang phát triển văn hóa xã hội, góp phần thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp nông thôn.

c) Sản xuất bưởi Da xanh bền vững về mặt mơi trường * Phịng chng xói mịn đất

Để chống xói mịn, các diện tích đất trồng bưởi Da xanh được các hộ sử dụng nhiều biện pháp khác nhau: Trồng theo đường đồng mức đối với đất đồi có độ dốc thấp, khi cây bưởi Da xanh chưa khép tán thường được trồng xen với một số cây họ đậu, ngơ, sắn để che bóng và giảm xói mịn; khi cây lớn trồng xen dưới tán bưởi một số cây trồng chịu bóng; mật độ trồng bưởi Da xanh hợp lý đến khi cây trưởng thành cũng tạo ra độ khép tán tán nhất định để hạn chế xói mịn.

49

Mặc dù hạn chế về lao động, vốn đầu tư, kỹ thuật nhưng người nông dân vẫn tìm được những biện pháp tiện lợi và hiệu quả kinh tế để quản lý dinh dưỡng đất và phòng chống xói mịn cho đất vườn và đất trồng bưởi của họ. Vấn đề cần đặt ra là việc tạo thêm các nguồn phân bón hữu cơ cho các gia đình để bổ sung dinh dưỡng cho đất và làm thế nào để giảm bớt lãng phí do rửa trơi phân bón giữa các vụ.

* Qun lý dinh dưỡng đất

Theo quy trình trồng, chăm sóc bưởi Da xanh để đảm bảo dinh dưỡng cho cây trồng, các hộ đã bổ sung phân bón thường được sử dụng là phân NPK, phân vi sinh tổng hợp, phân lân vi sinh. Phân chuồng được ưu tiên sử dụng. Rơm, tro, lá cây ủ với phân chuồng để quá trình phân hủy diễn ra nhanh chóng và cung cấp nhiều chất hữu cơ. Biện pháp tủ gốc bưởi bằng rơm làm tăng độ mùn, chất dinh dưỡng và chống xói mịn đất.

Hình thức bón phân chủ yếu của người dân là cuốc theo hình tán cây, trộn đều phân với đất và lấp lại. Hình thức này giúp cây có thể lấy dinh dưỡng tốt nhất, lượng phân bón ngấm vào đất và được cây trồng hấp thụ, không bị rửa trôi xuống các vùng đất thấp hơn hoặc bị bay hơi vào khơng khí. Việc bón phân với khối lượng lớn, bón nhiều lần trong năm và kéo dài nhiều năm đã khai thác tối đa khả năng sản xuất của đất, ảnh hưởng đến chất lượng đất. Cần có những nghiên cứu và dự báo về sự thay đổi tính chất của đất sau thời gian canh tác lâu dài.

* Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Sử dụng thuốc BVTV là biện pháp phịng trừ sâu hại chính của các hộ trồng bưởi Da xanh. Qua điều tra thực tế, các hộ đều phun thuốc đại trà khi có sâu hại. Hiện nay nhiều gia đình đã sử dụng bình phun thuốc sâu bằng động cơ, vừa nhanh, vừa giảm độc hại. Tuy nhiên, phương tiện bảo hộ cho người đi phun thuốc cịn thơ sơ, đơn giản như quần áo vải, găng tay, khẩu trang, mũ, giầy.

50

Nhiều người không sử dụng phương tiện bảo hộ đúng theo yêu cầu lao động do họ không cảm thấy thoải mái, thuận tiện khi sử dụng, một phần là do ý thức chủ quan của người dân.

Vỏ thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng nếu không được thu gom xử lý mà vứt bừa bãi tại vườn hoặc vứt một chỗ gần nơi lấy nước gây mất vệ sinh, trời mưa, nước cuốn trôi các vỏ bao này đi nơi khác, đặc biệt là những vỏ bao ở gần sông, suối, làm ô nhiễm nguồn đất và nước, chưa kể đến việc các vỏ bao này lâu ngày mới được chôn lấp, các hoạt chất cịn trong đó làm ơ nhiễm mơi trường khơng khí xung quanh. Theo những người dân ở những vùng này, trong thời gian gần đây, người dân trồng bưởi đã sử dụng thuốc BVTV sinh học nên môi trường đã bớt bị ảnh hưởng hơn.

Việc sử dụng thuốc sinh học cũng giúp cho các thiên địch của sâu hại xuất hiện, giúp người dân tiêu diệt sâu hại và tạo cân bằng tự nhiên cho hệ sinh thái vườn bưởi. Rất nhiều loại cơn trùng có ích đã xuất hiện trở lại, cây bưởi đã ít sâu bệnh hại hơn, có những năm khơng cần phải sử dụng đến thuốc BVTV.

* Sử dụng nguồn nước

Cây bưởi có hệ rễ chùm phát triển ăn nơng trên tầng đất mặt vào mùa khô cây sẽ không thể hút nước ở tầng đất sâu. Vì vậy việc sử dụng nguồn nước hợp lý đối với chăm sóc cây bưởi Da xanh đặc biệt quan trọng, giúp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, đảm bảo năng suất, chất lượng quả. Theo các hộ điều tra, tại các vườn bưởi Da xanh thường được lắp đặt hệ thống vòi tưới nước từ giếng đào, ao hồ hoặc nước tự chảy dẫn từ khe núi đồi về. Đây là nguồn nước tưới sạch đối với cây trồng.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất bưởi Da Xanh theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La (Trang 54 - 59)