Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất bưởi Da Xanh theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La (Trang 34 - 36)

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý và địa hình

Mai Sơn là huyện miền núi thuộc tỉnh Sơn La. Địa phương được xem là trung tâm trọng điểm kinh tế của tỉnh. Có trung tâm huyện cách thành phố Sơn La khoảng 30km về phía Bắc. Huyện Mai Sơn nằm trong tọa độ từ 20052'30'' đến 21020'50'' vĩ độ Bắc; từ 103041'30'' đến 104016' kinh độ Đơng.

- Phía Bắc giáp huyện Mường La, thành phố Sơn La. - Phía Đơng giáp huyện n Châu.

- Phía Tây giáp huyện Sông Mã, huyện Thuận Châu. - Phía Nam giáp huyện Sơng Mã, tỉnh Hủa Phăn (Lào).

Huyện Mai Sơn có địa hình khá phức tạp, đồi núi đá, thung lũng và cao nguyên chia cắt. Với độ cao so với mực nước biển trung bình từ 850-900m. Do địa hình bị chia cắt bởi hai hệ thống các dãy núi chính tạo ra các vùng kinh tế đa dạng cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.

2.1.1.2. Về khí hậu, thủy văn

Khí hậu huyện Mai Sơn mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa của miền núi Tây Bắc. Do địa hình địa hình bị đồi núi đá, thung lũng và cao nguyên chia cắt độ dốc lớn, ngăn cách giữa các vùng, tạo ra các vùng khí hậu rất đặc trưng của huyện Mai Sơn. Nhiệt độ trung bình trong năm là tại Mai Sơn là 21oC. Mùa nắng nóng vào các tháng 4 đến tháng 8, lạnh từ tháng 11 đến tháng 03 năm sau.

Mùa mưa hàng năm tại địa phương thường xảy ra các đợt lũ lụt lớn, lũ thường lên nhanh, do đặc điểm của sông suối có độ dốc lớn lại chảy quanh co, lối thoát nước hẹp. Hàng năm lũ bão thường gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông

26

nghiệp và đường giao thông của huyện, chia cắt giao thông và giao lưu kinh tế hàng hóa kéo dài; vì vậy huyện Mai Sơn được xem là một trong những trọng điểm lũ lụt, sạt lở của tỉnh Sơn La. Mùa khô mực nước sông suối lại rất thấp, mực nước ngầm rất thấp nên phần lớn đất đai bị khô hạn. Nhìn chung khí hậu thời tiết và thủy văn huyện Mai Sơn không được thuận lợi cho sản xuất và phát triển kinh tế của nhân dân.

2.1.1.3. Điu kin đất đai

Huyện Mai Sơn có tổng diện tích đất tự nhiên là 142.671 ha, trong đó: Diện tích nhóm đất lâm nghiệp là: 73.014,11 ha chiếm 51,18% so với tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Diện tích đất sản xuất nơng nghiệp chiếm khá thấp chỉ có 40.129,61 ha chiếm 28,13% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện.

Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất của huyện Mai Sơn giai đoạn 2018 – 2020

Loại đất

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

DT (ha) Cơ cấu

(%) DT (ha) Cơ cấu (%) DT (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích 142.670 100 142.670 100 142.671 100 1. Đất sản xuất nông nghiệp 38.429,15 26,94 39.125,14 27,42 40.129,61 28,13 2.Đất lâm nghiệp 72.125,87 50,55 72.647,14 50,92 73.014,11 51,18 3. Đất phi nông nghiệp 5.711,51 4,00 5.871,21 4,12 6.021,41 4,22 4. Đất ở 60,25 0,04 71,56 0,05 74,51 0,05 5. Đất chưa sử dụng 26.343,22 18,46 24.954,95 17,49 23.430,36 16,42

27

Diện tích đất ở: Huyện có diện tích đất ở huyện khá thấp chỉ có 74,51ha chiếm 0,05% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện.

Tổng diện tích đất phi nơng nghiệp của huyện là 6.021,41 ha chiếm 4,22% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Huyện có diện tích đất chưa sử dụng khá lớn bằng 23.430,36 ha chiếm 16,42% so với tổng diện tích tự nhiên của tồn huyện, diện tích này là đất đồi núi khơng có rừng cây.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất bưởi Da Xanh theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La (Trang 34 - 36)