Kết quả theo dõi tình hình sinh sản của lợn nái tại trại

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn hoàng văn viện, thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 52 - 54)

Bảng 4.12 Kết quả cơng tác chăm sóc lợn con trong lúc đẻ và sau đẻ

4.3. Kết quả theo dõi tình hình sinh sản của lợn nái tại trại

Trong thời gian thực tập, em đã trực tiếp chăm sóc cho đàn nái đẻ được chuyển từ chuồng lợn mang thai lên. Trong thời gian này, em đã trực tiếp chăm sóc, đỡ đẻ cho lợn và can thiệp khi lợn đẻ khó. Kết quả được trình bày ở bảng 4.3 sau đây:

Bảng 4.3. Kết quả theo dõi tình hình sinh sản của lợn nái ở trại Tháng Số nái đẻ Đẻ thường Tỷ lệ Tháng Số nái đẻ Đẻ thường Tỷ lệ (%) Đẻ khó phải can thiệp Tỷ lệ (%) 6 49 47 95,9 2 4,08 7 41 38 92,6 3 7,31 8 56 54 96,4 2 3,57 9 46 43 93,4 3 6,52 10 40 36 90,0 4 10,0 11 47 43 91,4 4 8,51 Tổng 279 261 93,5 18 6,45

Qua bảng 4.3. cho biết: Trong 6 tháng thực tập tại cơ sở, em đã theo dõi và đỡ đẻ cho 279 lợn nái, trong đó có 261 trường hợp đẻ thường và 18 trường hợp đẻ khó phải can thiệp. Tỉ lệ lợn nái đẻ khó phải can thiệp chiếm tỷ lệ thấp, trung bình chỉ 6,45%. So với thời gian 6 tháng đầu năm tình hình này vẫn chưa được cải thiện, cụ thể là tỷ lệ đẻ thường vẫn thấp hơn so với 6 tháng đầu năm là 1,1% (6 tháng đầu năm tỷ lệ đẻ thường là 94,6%), tỷ lệ đẻ khó cũng cao hơn 1,09%(6 tháng đầu năm tỷ lệ đẻ khó là 5,36%).

Có rất nhiều nguyên nhân làm cho lợn khó đẻ. Do lợn đẻ ở những lứa đầu, do lợn ăn nhiều vào kỳ chửa cuối làm thai quá to, hay do ngôi thai không thuận, do lợn mẹ ít được vận động và do sức khỏe của con mẹ không tốt… tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết quá nóng dẫn đến lợn khó đẻ. Số lợn nái đẻ phải can thiệp tại trại chiếm tỉ lệ thấp là do trong quá trình chăm sóc trại đã thực hiện nghiêm ngặt, đúng quy trình về thức ăn cho lợn nái mang thai.

Bản thân em là người được trực tiếp chăm sóc những lợn nái đẻ khó này, em đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm quan sát, can thiệp khi lợn đẻ khó, kỹ năng đỡ đẻ nhanh, kỹ năng cứu lợn con mới đẻ yếu... và chăm sóc lợn nái sau sinh. Đây là một số biểu hiện nhận biết lợn có dấu hiệu đẻ khó như sau:

+ Mang thai dài hơn 116 ngày + Bỏ ăn

+ Dịch tiết có máu và phân heo con nhưng khơng rặn + Rặn nhưng không ra con

+ Khoảng thời gian giữa mỗi con heo dài hơn 1 giờ và bụng heo nái vẫn còn to

+Có mùi hơi, tanh dịch tiết màu nâu, xám + Heo nái đỏ mắt

+ Nái kiệt sức, thở dốc, khơng đứng nổi

Sau khi kiểm tra và đốn chắc là heo nái đang đẻ khó, cần thực hiện ngay các biện pháp can thiệp kịp thời.

Qua đây thấy được nếu muốn hạn chế lợn đẻ khó, phải chú ý cơng tác nuôi dưỡng: Cho lợn ăn đúng bữa theo bảng cám những con lợn gầy yếu phải được ăn thêm 0,5 - 1 kg/ngày tùy thể trạng của lợn. Quan sát và theo dõi lợn thường xuyên để kịp thời can thiệp, giúp cho lợn nái sinh sản tốt hơn và đảm bảo sức khỏe cho cả lợn nái và lợn con

4.4. Kết quả theo dõi tình hình lợn con được sinh ra và cai sữa Bảng 4.4. kết quả theo dõiđàn lợn con theo mẹ

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn hoàng văn viện, thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 52 - 54)