Quy định khối lượng thức ăn chuồng đẻ

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn hoàng văn viện, thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 40 - 43)

Nái đẻ Thức ăn Ngày ăn Khối lượng

Trước đẻ GF08 4 ngày 3 ngày 2 ngày 1 ngày 2,5 kg 1kg 1,5kg 2kg Sau đẻ GF08 1 ngày 2 ngày 3 ngày 4 ngày 5 ngày 6 ngày

7 ngày đến trước cai sữa

1kg 2kg 3kg 4kg 5kg 6kg 2,4 + 0,4x( số con nuôi) Trước cai sữa GF08 2 ngày 1 ngày 4kg 2kg Cai sữa GF08 sáng chiều 1kg nhịn Sau cai sữa GF08 1 ngày đến lên giống

Lên giống và chờ phối

3-4kg 2-2,5kg

* Chăm sóc lợn nái trước khi đẻ:

Trước khi lợn nái đẻ cần đảm bảo một số điều kiện sau: - Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.

- Tắm sát trùng cho lợn nái.

- Cung cấp nước đầy đủ cho lợn nái.

- Điều chỉnh nhiệt độ trong chuồng: Với chuồng chờ đẻ từ 25 - 27ºC là thích hợp nhất. Chuồng đang đẻ nhiệt độ thích hợp là từ 27 - 28,5ºC, chuồng cai sữa là 31 - 32ºC.

* Chăm sóc lợn mẹ sau khi đẻ:

- Sau khi đẻ lợn mẹ sẽ được tiêm Oxytocin + kháng sinh để kháng viêm đồng thời kích thích đẩy nhau thai ra ngồi và tiết sữa.

- Ngồi ra lợn mẹ cịn được vệ sinh âm hộ sạch sẽ, xịt cồn iod 5 ngày liên tục vào buổi sáng.

- Khẩu phần ăn của lợn mẹ sẽ được tăng dần để phục hồi cơ thể mẹ sau khi sinh và nuôi lợn con.

* Quy trình chăm sóc ni dưỡng đàn lợn con theo mẹ.

+ Sau khi đẻ 24 giờ lợn con được tiến hành mài nanh, cắt đuôi đồng thời tiêm sắt.

+ Ngày thứ 3 sau khi sinh lợn con được uống Toltrazuril 5% 1ml/con để đặc trị cầu trùng.

Nhằm nâng cao khối lượng cai sữa, giảm hao mòn lợn mẹ, tăng sức đề kháng cho lợn con, cần tập ăn sớm lúc 5 ngày tuổi. Cách tập cho lợn con ăn sớm như sau: Đầu tiên cho một ít thức ăn (cám cháo trộn Amoxcol) vào trong máng tập ăn để lợn con làm quen dần với thức ăn. Sau khi lợn con đã quen và ăn được, từ từ tăng lượng thức ăn lên và đổi thức ăn cháo thành thức ăn viên.

+ Lợn con 5 ngày tuổi tiến hành xử lý viêm rốn, mổ hecnia và thiến. + Lợn con 7-10 ngày được làm vắc-xin suyễn

+ Lợn con 14-16 ngày làm vắc-xin circo + 21-26 ngày tiến hành cai sữa

3.4.2.3. Quy trình phịng bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con

* Quy trình vệ sinh chuồng ni hằng ngày

Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một trong những khâu rất quan trọng. Nếu công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì gia súc ít mắc bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn. Do nhận thức rõ được điều này, nên trong suốt thời gian thực tập, em đã thực hiện tốt các công việc như:

+ Hằng ngày, trước khi vào chuồng làm việc công nhân cũng như sinh viên chúng em tất cả đều phải đi qua phòng sát trùng và tắm sạch sẽ mặc quần áo lao động, đi ủng rồi mới vào chuồng.

+ Việc đầu tiên vào chuồng là đánh thức lợn mẹ dậy, vệ sinh phân tránh lợn mẹ nằm đè phân

+ Bắt nhốt lợn con vào ô úm rồi lau sàn nhựa (hoặc rắc vôi rồi quét) + Thu phân vào bao

+ Rắc vôi lối đi giữa, xung quanh chuồng và dưới gầm chuồng + Quét dọn sạch sẽ xung quanh chuồng

+ Lau chùi và cọ máng ăn cho cả lợn mẹ và lợn con 2 lần/ ngày trước khi cho lợn ăn

Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ và được tiêu độc bằng thuốc sát trùng APA Clean 2 lần hàng ngày, pha với tỷ lệ 320 ml/1000 lít nước. Ở các chuồng nái đẻ sau khi cai sữa, lợn mẹ được chuyển lên chuồng nái chửa 1 (khu vực cai sữa). Sau khi xuất lợn con, các tấm đan chuồng này được tháo ra mang ngâm ở hố sát trùng bằng dung dịch NaOH 10%, ngâm trong 1 ngày sau đó được cọ sạch, phơi khơ. Khung chuồng cũng được cọ sạch, xịt bằng dung dịch NaOH pha với nồng độ lỗng, sau đó dội lại bằng dung dịch nước

vơi. Gầm chuồng cũng được vệ sinh sạch sẽ tiêu độc khử trùng kỹ sau đó dội nước vơi. Để khô 1 ngày tiến hành lắp đan vào, sau đó đuổi lợn chờ đẻ từ chuồng nái chửa 2 xuống. Lịch khử trùng được trình bày ở bảng:

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn hoàng văn viện, thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 40 - 43)