Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn hoàng văn viện, thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 35 - 39)

Bảng 4.12 Kết quả cơng tác chăm sóc lợn con trong lúc đẻ và sau đẻ

2.2.4.Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

2.2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài trong và ngoài nước

2.2.4.Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

2.2.4.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam một số nhà khoa học thú y đã có những nghiên cứu tổng kết về bệnh sinh sản trên đàn lợn nái. Bệnh sinh sản có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sinh sản của lợn nái, nó khơng chỉ làm giảm sức sinh sản của lợn nái mà cịn có thể làm cho nái mất khả năng sinh sản, chậm sinh hay làm giảm khả năng sống sót của lợn con.

Theo Nguyễn Xuân Bình (2000) [2] bệnh viêm tử cung xảy ra ở những thời gian khác nhau nhưng bệnh xảy ra nhiều nhất vào thời gian sau khi đẻ 1 - 10 ngày. Ở những nái bị viêm tử cung thường biểu hiện sốt theo quy luật sáng chiều.

Theo Đoàn Thị Kim Dung và cs (2002) [5], nguyên nhân gây ra bệnh viêm tử cung chủ yếu do vi khuẩn tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus), liên cầu dung huyết (Streptococcus hemolitica) và các loại Proteus vulgais, Klebriella, dung huyết E. coli, cịn có thể do trùng roi (Trecbomonas fortus)

và do nấm Candda albicans. Mặt khác, khi gia súc đẻ, nhất là trường hợp đẻ khó phải can thiệp, niêm mạc tử cung bị xây sát và tạo các ổ viêm, mặt khác các bệnh truyền nhiễm như sảy thai truyền nhiễm, phó thương hàn, lao… thường gây viêm tử cung, âm đạo.

Theo Phan Địch Lân và cs (2003) [10] thì: Bệnh viêm tử cung do vi khuẩn Streptococcus và Colibacilus nhiễm qua cuống rốn của lợn con

sang lợn mẹ do đẻ khó, sát nhau, sảy thai hay qua dụng cụ thụ tinh nhân tạo cứng gây xây xát tạo các ổ viêm nhiễm trong tử cung, âm đạo.

Nguyễn Văn Thanh (2007) [20] kết quả khảo sát tình hình mắc bệnh viêm tử cung trên đàn 620 lợn nái ngoại nuôi tại một số trại tại vùng Bắc Bộ cho thấy: Tỷ lệ viêm tử cung ở đàn lợn tương đối cao, biến động từ 36,57% tới 61,07%. Tỷ lệ mắc tập trung ở những lợn nái đẻ đầu đến lứa thứ 8.

Theo Nguyễn Văn Thanh (2016) [21] viêm tử cung là một hội chứng thường xuất hiện trên lợn nái sau khi đẻ. Lợn nái viêm tử cung sẽ bị tổn thương lớp niêm mạc. Từ đó gây ảnh hưởng sự tiết Prostagladin F2α và làm xáo trộn chu kỳ động dục, làm tăng tình trạng chậm sinh và vơ sinh. Theo

Theo Nguyễn Văn Thanh (2007) [20] khi lợn nái bị viêm, các chỉ tiêu lâm sàng như: thân nhiệt, tần số hô hấp đều tăng. Lợn bị sốt theo quy luật: sáng sốt nhẹ 39 - 39,5 °C, chiều 40 - 41°C.

Con vật ăn kém, sản lượng sữa giảm, đôi khi con vật cong lưng rặn. Từ cơ quan sinh dục chảy ra hỗn dịch lẫn nhiều mạch tổ chức, mùi hơi tanh, có màu trắng đục, hồng hay nâu đỏ. Khi nằm lượng dịch chảy ra nhiều hơn.

Theo Ngô Nhật Thắng (2006) [23], viêm vú thường xuất hiện ở một vài vú nhưng đôi khi cũng lan ra tồn bộ các vú. Vú có màu hồng, sưng đỏ, sờ vào thấy nóng, hơi cứng ấn vào lợn nái có phản ứng đau. Lợn nái giảm ăn, trường hợp nặng thì bỏ ăn, sốt cao 40,5 - 42°C kéo dài trong suốt thời gian viêm, sản lượng sữa giảm, lợn nái thường nằm úp đầu vú xuống sàn, ít cho con bú. Lợn con thiếu sữa kêu la chạy vòng quanh lợn mẹ đòi bú, lợn con ỉa chảy, xù lông, gầy tọp, tỷ lệ chết cao 30 - 100% (Lê Hồng Mận, 2002) [13]. Vắt sữa ở những vú bị viêm thấy sữa loãng, trong sữa có những cặn hoặc cục sữa vón lại, xuất hiện những mảnh cazein màu vàng, xanh lợn cợn, đơi khi có máu.

Theo Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (2003) [4], trước khi đẻ lau, xoa vú và tắm cho nái. Cho con đẻ đầu tiên bú ngay sau 1h đẻ, cắt răng nanh lợn con. Chườm nước đá vào bầu vú để giảm sưng, giảm sốt. Tiêm kháng sinh: Penicillin 1,5 - 2 triệu đơn vị với 10ml nước cất tiêm quanh vú. Nếu nhiều vú bị viêm thì pha lỗng liều thuốc trên với 20 ml nước cất, tiêm xung quanh các vú viêm. Tiêm trong 3 ngày liên tục. Nếu điều trị hợp lý lợn sẽ khỏi trong vịng 3 - 5 ngày. Ngồi ra trong trường hợp nái đẻ bị viêm nặng chúng ta có thể chườm cát nóng kết hợp xoa bóp bầu vú trong lúc đẻ.

Theo Nguyễn Đức Lưu và cs (2004) [12], bệnh viêm tử cung và viêm vú là hai nguyên nhân trực tiếp gây ra sự giảm và mất sữa ở lợn nái nuôi con. Theo Nguyễn Xuân Bình (2000) [2], mất sữa sau khi đẻ là do kế phát từ bệnh viêm tử cung và viêm vú. Do khi bị viêm cơ thể thường sốt cao liên tục 2 - 3 ngày, nước trong máu và trong mô bào bị giảm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, nhất là quá trình hấp thu chất dinh dưỡng trong đường tiêu hóa bị giảm dần dẫn đến mất sữa, khả năng phục hồi chức năng tiết sữa sẽ bị hạn chế thường xảy ra ở lứa đẻ tiếp theo.

Hiện nay, ngành chăn nuôi lợn trên thế giới đang rất phát triển, các nước không ngừng đầu tư cải tạo chất lượng đàn giống và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi. Tuy nhiên vấn đề hạn chế bệnh sinh sản là một vấn đề tất yếu cần phải giải quyết, đặc biệt là bệnh viêm đường sinh dục. Đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về bệnh viêm đường sinh dục và đã đưa ra các kết luận giúp cho người chăn nuôi lợn nái sinh sản hạn chế được bệnh này. Tuy vậy, tỷ lệ mắc bệnh viêm đường sinh dục trên đàn lợn nái sinh sản vẫn rất cao.

Theo Urban và cs (1983) [30], các vi khuẩn gây nhiễm trùng tử cung có trong nước tiểu của lợn, các tác giả đã phân lập vi khuẩn từ mẫu nước tiểu lợn nái sắp sinh thường có chứa các vi khuẩn E.coli, Staphylococcus aureus, Streptococcus spp.

Theo Smith (1995) [27], Taylor D.J (1995) [28] tăng cường vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thân thể lợn nái là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa nhiễm trùng sau khi sinh.

Theo Higgins và cs (2002) [26] các dạng bệnh do vi khuẩn này gây ra ở lợn rất đa dạng, bao gồm như viêm não, nhiễm trùng máu, viêm khớp, viêm nội tâm mạc, viêm đa thanh mạc, viêm màng bụng, viêm phổi, và thường dẫn đến chết đột ngột.

Theo Thacker (2016) [29] Mycoplasma hyopneumoniae là mầm bệnh

chính gây dịch viêm phổi địa phương ở lợn và được quan tâm đến như là một nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh hô hấp phức hợp ở lợn (PRDC)

Các nghiên cứu khoa học đều cho thấy rằng dù đã áp dụng rất nhiều nền khoa học công nghệ tiến tiến nhưng tỷ lệ mác bệnh về sinh sản ở lợn nái vẫn cao. Các nhà nghiên cứu nước ngồi vẫn rất tích cực nghiên cứu và tìm ra các giải pháp tối ưu nhất để hạn chế thấp nhất các bệnh về sinh sản trên lợn nái.

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng và phạm vi

- Đối tượng: Đàn lợn nái đẻ và lợn nái nuôi con, lợn con theo mẹ tại trại Hoàng Văn Viện

- Phạm vi: Một số bệnh sinh sản trên đàn lợn nái và lợn con theo mẹ tại trại.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn hoàng văn viện, thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 35 - 39)