Biểu hiện lâm sàng của lợn nái khi mắc các bệnh về sinh sản

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn hoàng văn viện, thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 58 - 60)

Tên bệnh Số con theo dõi (con) Số con mắc bệnh (con) Tỷ lệ

(%) Biểu hiện lâm sàng

Viêm tử

cung 49 5 10,2

Mệt mỏi, sốt, bỏ ăn, mất sữa, có thể kế phát sang viêm vú.

Sót nhau 49 3 6,12

Sau sinh được khoảng 5-7 giờ, lợn vẫn không ra hết nhau xác định là lợn nái đẻ sót nhau

Nái bứt rứt không yên, rặn nhiều, có thể khơng cho heo con bú sữa. Mép âm hộ có dịch màu hồng chảy ra. Lợn nái mệt mỏi, ăn uống kém, sốt cao 41-42oC, cơ thể ửng đỏ, khó thở, vú căng cứng.

Sau đó dịch viêm chảy ra nhiều, có màu đen lẫn máu, mùi tanh hơi lẫn các bánh nhau bị phân hủy

Viêm vú 49 4 8,16

Sốt, hay nằm úp bầu vú,vú sưng đỏ ,cứng, heo ăn ít hoặc bỏ ăn.Vú viê m khơng cho sữa. Sữa vú viêm chứ a mủ màu vàng xanh, lợn cợn.

Qua bảng 4.8 cho thấy số lợn mắc bệnh viêm tử cung là cao nhất (tỷ lệ 7,14%) và cao hơn số lợn mắc bệnh viêm vú rất nhiều. Theo em sở dĩ tỷ lệ

mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái nuôi tại trại cao là do đàn lợn nái ở đây thuộc các dịng nái giống ngoại có năng suất sinh sản cao, nhưng lại chưa thích nghi cao độ với điều kiện của nước ta, như ni dưỡng, chăm sóc chưa thật tốt và thời tiết khơng thuận lợi. Đây chính là nguyên nhân cơ bản gây nên bệnh viêm tử cung của lợn nái. Mặt khác, do trong quá trình phối giống cho lợn nái bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo không đúng kỹ thuật đã làm sây sát niêm mạc tử cung, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập phát triển và gây bệnh. Hoặc do quá trình can thiệp khi lợn đẻ khó phải sử dụng thủ thuật để móc lấy thai làm cho vi khuẩn từ bên ngoài dễ dàng xâm nhập vào gây viêm. Số lợn nái mắc bệnh viêm vú là 4 con (tỷ lệ 8,16%), theo em thấy nguyên nhân gây nên bệnh này có thể do kế phát từ các ca lợn nái mắc bệnh viêm tử cung ở thể nặng, vi khuẩn theo máu đến vú gây viêm vú, ngồi ra cịn có thể do trong quá trình mài nanh ở lợn con sơ sinh chưa tốt, trong quá trình lợn con bú sữa gây tổn thương đầu núm vú lợn mẹ.

Để điều trị bệnh cho đàn lợn đạt hiệu quả cao, thì việc phát hiện bệnh kịp thời và chính xác giúp ta đưa ra được phác đồ điều trị tốt nhất làm giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian sử dụng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy,hàng ngày em và cán bộ kỹ thuật tiến hành kiểm tra, theo dõi đàn lợn ở tất cả các ô chuồng để phát hiện ra những con bị ốm. Trong thời gian thực tập em đã được tham gia cùng anh kỹ thuật trại về điều trị một số bệnh cho đàn lợn sinh sản của trại. Kết quả được trình bày ở bảng 4.9.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn hoàng văn viện, thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 58 - 60)