Lịch phòng bệnh áp dụng tại trại

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn hoàng văn viện, thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 45 - 52)

Loại lợn Tuổi Phòng bệnh Tên Vắc-xin Liều lượng (ml/con) Lợn con 7-10 ngày

tuổi Suyễn Mycoplasmavac 2

14-16 ngày

tuổi Còi cọc Circo 2

Lợn nái hậu bị

26 tuần tuổi Tai xanh PPRS 2

27 tuần tuổi Khô thai Pv 2

27 tuần tuổi Giả dại Ad 2

28 tuần tuổi Dịch tả Sf 2

29 tuần tuổi LMLM FMD 2

30 tuần tuổi Tai xanh PRRS 2

31 tuần tuổi Khô thai Pv 2

31 tuần tuổi Giả dại Ad 2

Lợn nái mang thai

10 tuần chửa Dịch tả Sf 2

12 tuần chửa LMLM Aftopor 2

14 tuần chửa E.coli Litterguard LCT 2

(Nguồn kỹ sư trại cung cấp)

Định kỳ hàng năm vào tháng 3, 7, 11 tiêm phòng bệnh tai xanh; tháng 4, 8, 12 tiêm phòng bệnh giả dại Begonia cho tổng đàn, tháng 1, 6 tiêm bắp 2 ml/con tẩy kí sinh trùng.

Bảng trên thể hiện, tỷ lệ tiêm phòng cho đàn lợn của trại hằng năm đạt được 100%. Như vậy, việc tiêm phòng bằng vắc-xin thường xuyên được tiến hành trong trại để phòng một số bệnh. Đồng thời việc tiêm phòng vắc-xin cũng là biện pháp bắt buộc trong ngành chăn nuôi thú y, nhất là chăn nuôi trang trại với quy mô lớn tạo điều kiện ổn định số lợn trang trại.

Công tác thực hiện thủ thuật và phẫu thuật trên đàn lợn con tại trại * Đỡ lợn đẻ:

Để công tác đỡ lợn đẻ thành công cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ phục vụ cho việc đỡ lợn đẻ, dụng cụ bao gồm: khung úm, thảm lót, bóng đèn hồng ngoại, khay đựng cồn, kéo, chỉ buộc rốn, khăn khô và bột rắc lợn con (mistran), vỏ bao cám, kéo và chỉ buộc rốn phải được ngâm trong khay đựng nước sát trùng.

Thao tác đỡ đẻ: trước khi đẻ lợn mẹ phải được vệ sinh sạch sẽ, bộ phận sinh dục và bầu vú cũng được lau chùi sạch sẽ. Khi lợn con được đẩy ra ngồi nhanh chóng dùng tay vuốt mồm cho lợn để lợn dễ thở sau đó dùng khăn khơ lau sạch nhớt và lớp màng trên người lợn con, phải lau thật khơ và sạch lợn con thì nó mới nhanh khoẻ. Sau đó dùng chỉ buộc dây rốn cách rốn 1 khoảng 3cm rồi cắt bên dưới nút buộc, xịt cồn vào rốn và thả lợn vào lồng úm đã chải sẵn thảm và thắp đèn úm. Trường hợp lợn mẹ đẻ xong cần vệ sinh sạch sẽ bầu vú, cơ quan sinh dục, chải thảm và cho lợn con vào bú sữ đầu. Trong khi lợn con bú mẹ cần chú ý quan sát để tránh trường hợp lợn mẹ đè lợn con, cho lợn con nằm trên thảm tránh xây xước khuỷu chân lợn.

* Thao tác mài nanh, tiêm sắt cho lợn con:

Lợn con 24 giờ sau khi bú mẹ sức khoẻ tốt hơn, cứng cáp hơn sẽ được tiến hành mài nanh, cắt đuôi, kết hợp tiêm sắt với liều lượng 2ml/ con và lợn con 3 ngày tuổi sẽ cho uống cầu trùng

* Thiến lợn đực:

Đối với lợn đực nuôi thịt ta cần thiến càng sớm càng tốt. Thông thường trong chăn nuôi lợn thương phẩm, thường thiến vào 7 - 10 ngày tuổi nhưng thực tế trại thực hiện thiến lợn đực vào ngày thứ 5 sau sinh. Trước khi thiến lợn đực cần chuẩn bị dụng cụ thiến đầy đủ gồm: dao thiến, cồn sát trùng, panh kẹp, bơng gịn, khăn vải sạch, xi-lanh tiêm và thuốc kháng sinh.

Thao tác: Đầu tiên là tiêm cho lợn con 1 ml/con kháng sinh Amoxciline. Sau đó người thiến ngồi ghế cao và kẹp lợn con vào giữa 2 đùi sao cho đầu của lợn con hướng xuống dưới. Một tay nặn sao cho dịch hoàn nổi lên, tay cịn lại cầm dao rạch hai vết đứt vào chính giữa của mỗi bên dịch hoàn. Dùng hai tay nặn dịch hoàn ra ngoài rồi lấy panh kẹp vào giật dịch hoàn ra, dùng khăn sạch lau vùng dịch hồn và bơi cồn vào vị trí thiến.

3.4.2.4. Quy trình ni dưỡng, chăm sóc đàn lợn tại trại

Trong quá trình tực tập tại trại, em đã tham gia chăm sóc nái đẻ, tham gia đỡ đẻ,chăm sóc cho lợn con theo mẹ đến cai sữa. Em trực tiếp vệ sinh, chăm sóc, theo dõi trên đàn lợn. Quy trình chăm sóc nái chờ đẻ, nái đẻ, đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa được áp dụng theo đúng quy trình của cơng ty GF như sau:

 Quy trình chăm sóc nái đẻ

Lợn nái chửa được chuyển lên chuồng đẻ trước ngày đẻ dự kiến 7-10 ngày. Trước khi chuyển lợn lên chuồng đẻ, chuồng phải được dọn dẹp và rửa sạch sẽ. Lợn chuyển lên phải có thẻ nái được ghi đầy đủ thông tin và ghi thông tin lên bảng ở đầu mỗi ô chuồng. Thức ăn của lợn chờ đẻ được cho ăn với tiêu chuẩn 3 kg/ngày, chia làm bốn bữa sáng, trưa, chiều, đêm.

Lợn nái chửa trước dự kiến 3 ngày, giảm tiêu chuẩn ăn xuống 0,5 kg/con/ngày. Khi lợn nái đẻ được 2 ngày tăng dần lượng thức ăn từ 0,5 - 5 kg/con/ngày chia ra làm 4 bữa sáng, trưa, chiều, đêm mỗi bữa tăng 0,5 kg. Đối với nái nuôi con q gầy hoặc ni nhiều con có thể cho ăn tăng lượng thức ăn lên 6 kg/con ngày.

 Quy trình chăm sóc đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa

Ngay sau khi đẻ ra lợn được tiến hành cắt đuôi, mài nanh, tiêm sắt. Lợn con 3 ngày tuổi uống thuốc phòng cầu trùng. Lợn con được 5 ngày tuổi cho tập ăn bằng thức ăn hỗn hợp 9014 (GF01) và thiến lợn. Lợn con được 7 -

10 ngày tuổi tiêm vắc xin suyễn. Lợn con được 14 - 16 ngày tuổi tiêm vắc xin crico. Lợn con được 21 - 26 ngày tuổi tiến hành cai sữa cho lợn con.

* Các quy trình khác

Phát hiện lợn nái động dục:

+ Khi cho lợn nái đến ô thử lợn (các ô ngay sát chuồng nhốt lợn đực) thì lợn nái có biểu hiện kích thích thần kinh tai vểnh lên và đứng ì lại.

+ Lợn có biểu hiện bồn chồn hay đứng lên nằm xuống, ta quan sát được và khoảng 10 - 11h trưa.

+ Cơ quan sinh dục có biểu hiện: Âm hộ sung huyết, sưng, mẩy đỏ có dịch tiết chảy ra trong, lỗng và ít, sau đó chuyển sang đặc dính.

Sau khi phát hiện lợn nái động dục thì cơng việc quan trọng quyết định đến hiểu quả là thụ tinh nhân tạo cho lợn nái.

Thụ tinh nhân tạo cho lợn nái

+ Bước 1: Trước khi dẫn tinh cho lợn nái, các triệu chứng động dục và khoảng thời gian dẫn tinh thích hợp nhất đã được xác định (sau 24 - 29 giờ). + Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ: Dẫn tinh quản, panh, bông thấm nước, muối sinh lý.

+ Bước 3: Chuẩn bị tinh dịch đảm bảo về thể tích (80 - 100ml) và số lượng tinh trùng tiến thẳng trong một liều dẫn (1,5 - 2,0 tỷ tinh trùng tiến thẳng). Tinh dịch này đã được pha chế và kiểm tra hoạt lực.

+ Bước 4: Vệ sinh lợn nái: Vệ sinh cơ quan sinh dục cái bằng bông thấm nước muỗi sinh lý sau đó lau khơ bằng khăn sạch.

+ Bước 5: Dẫn tinh gồm các khâu sau:

Kích thích lợn nái bằng cách cưỡi lên lưng hay vuốt hai bên hông trong 5 phút. Bôi trơn dẫn tinh quản bằng gel bôi trơn.

Đưa dẫn tinh quản vào cơ quan sinh dục cái, xoay nhẹ ngược chiều kim đồng hồ khi kịch thì rút ra 2 cm, lắp vào đầu dẫn tinh quản, xoay nắp lọ tinh

để cho tinh dịch chảy vào, khi hết tinh dich tháo lọ tinh ra lắp nắp dẫn tinh quản vào để lưu lại trong 5 phút.

Rút nhẹ dẫn tinh quản xoay theo chiều kim đồng hồ và vỗ mạnh vào lưng lợn nái một cách đột ngột để lợn nái đóng cổ tử cung lại.

+ Bước 6: Sau khi dẫn tinh trùng xong, phải vệ sinh dụng cụ sạch sẽ. Số lần lợn nái được dẫn tinh trong 1 chu kỳ động dục là 3 lần và được ghi lại trên thẻ nái. Sau khi dẫn tinh trùng được 21 - 25 ngày phải tiếp tục quan sát kiểm tra kết quả thụ thai, phát hiện những lợn nái động dục lại để kịp thời dẫn tinh lại. Kết quả thụ thai ở kỳ động dục nào được ghi vào kết quả thụ thai của chu kỳ động dục đó.

3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê thường sử dụng trong chăn nuôi thú y và phần mềm Microsoft Excel 2010.

3.4.3. Phương pháp tính tốn các chỉ tiêu

Các chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ lợn con mắc bệnh, tỷ lệ chết, tỷ lệ khỏi bệnh được tính theo cơng thức:

Tỷ lệ mắc bệnh:

Tỷ lệ mắc bệnh (%) =

Số con mắc bệnh(con)

x 100 Số con theo dõi(con)

- Tỷ lệ khỏi bệnh:

Tỷ lệ khỏi (%) =

Số con khỏi bệnh(con)

x 100 Số con điều trị(con)

- Tỷ lệ chết: Tỷ lệ khỏi (%) = Số con chết(con) x 100 Số con mắc bệnh(con)

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

4.1. Tình hình chăn ni lợn tại trại

Đối tượng nuôi của trại là lợn nái sinh sản và lợn thương phẩm. Các giống lợn được nhập từ nước ngoài như Yorkshire, Landrace, Duroc.

Qua điều tra từ số liệu sổ sách theo dõi của trại từ tháng 6/2020- 11/2020 thì cơ cấu đàn lợn nái được thể hiện qua bảng 4.1.

Bảng 4.1. Tình hình chăn ni lợn tại trại chăn ni Hồng Văn Viện, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc TT Loại lợn Tháng 6 7 8 9 10 11 1 Đực giống 5 5 5 5 5 5 2 Lợn nái hậu bị 30 0 0 0 0 50 3 Lợn nái sinh sản 283 287 290 314 309 295

4 Lợn con sơ sinh 682 482 747 557 521 540 5 Lợn con

cai sữa 548 412 572 473 397 456

6 Lợn thịt 2334 2357 2334 2364 2238 2245

Tổng 3882 3543 3948 3713 3470 3541

Qua bảng 4.1 cho thấy số lượng lợn của trại tính đến tháng 11 năm 2020 tăng dần theo thời gian về thời điểm cuối năm. Đạt mức cao nhất vào tháng 9/2020 là 2364 lợn thịt, 314 lợn nái sinh sản, lợn đực giống vẫn giữ mức ổn định là 5 con trên toàn trại.

4.2. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc ni dưỡng đàn lợn nái và lợn con

Trong thời gian thực tập tại trại, được trực tiếp chăm sóc cho đàn lợn nái sinh sản cụ thể là: Lợn nái mang thai ở kỳ chửa cuối, lợn nái đẻ và nuôi

con, lợn con giai đoạn theo mẹ (từ sơ sinh đến 26 ngày tuổi). Kết quả được nhận xét ở bảng 4.2 sau :

Bảng 4.2. Kết quả số lượng lợn nái trực tiếp chăm sóc ni dưỡng tại trại 6 tháng thực tập

Tháng

Loại lợn Nái chửa kỳ cuối

(con)

Nái đẻ, nuôi con (con) Lợn con theo mẹ (con) 6 40 49 594 7 35 41 422 8 47 56 663 9 40 46 482 10 30 40 413 11 40 47 462 Tổng 232 279 3036

Kết quả ở bảng 4.2. cho thấy: Số lượng lợn nái chửa kỳ cuối từ 7-10 ngày trước khi đẻ mỗi tháng em chăm sóc trung bình là 38 con, đây là những lợn nái chửa kỳ cuối được chuyển lên chuồng lợn nái đẻ để tập làm quen với chuồng đẻ và chờ đẻ . Số lượng lợn nái đẻ mỗi tháng em trực tiếp chăm sóc trung bình là 46,5 con. Trong q trình chăm sóc lợn nái ở kỳ chửa cuối, em đã rút ra được một số kinh nghiệm như sau: Khi chăm sóc lợn nái mang thai giai đoạn 2 tuần trước khi đẻ phải chú ý đến khẩu phần ăn của từng lợn, khi cho thức ăn phải nhìn vào bảng thức ăn của từng con, nếu cho ăn quá nhiều hoặc quá ít đều ảnh hưởng tới sự phát triển của bào thai. Đặc biệt phải chú ý đến khẩu phần ăn của những lợn đẻ lứa 1,2. Buổi sáng thường cho lợn ăn vào 7 giờ sáng ngay sau khi vào chuồng và buổi trưa cho ăn lúc 10 giờ và buổi chiều thích hợp nhất vào 16 giờ, buổi đêm cho ăn lúc 21h.

Đối với lợn nái đẻ, khẩu phần ăn vẫn chia làm 4 bữa, vì sau khi đẻ lợn mệt mỏi, ăn ít hoặc khơng ăn, vì vậy cần cho lợn ăn từ từ để tăng khả năng

thu nhận thức ăn, cho ăn nhiều vào bữa sáng và đêm, vào mùa hè nắng nóng, bữa trưa và bữa chiều cho ăn ít hơn do thời tiết nắng nóng, lợn khơng ăn được hết thức ăn. Cung cấp đầy đủ nước uống cho lợn. Việc tắm chải cho lợn mang thai là rất cần thiết, đặc biệt là vào mùa hè. Do thời tiết nóng nên lợn thường ăn ít hơn những ngày trời mát mẻ, vì vậy tắm chải cho lợn giúp cho lợn mát hơn, giảm stress khi nhiệt độ môi trường quá cao. Tắm lợn giúp cho lợn sạch sẽ, sàn chuồng sạch sẽ, khi lợn đẻ sẽ tránh nhiễm trùng cho lợn con và tránh được vi khuẩn xâm nhập vào tử cung gây viêm nhiễm.

Chú ý cơng tác chăm sóc: Hộ lý khi lợn đẻ khó nếu lợn đẻ quá lâu (30 phút chưa đẻ thêm), có thể thúc ép lợn mẹ đứng dậy, cho trở mình để ngơi thai được xoay thuận lợi cho quá trình đẻ. Trường hợp phải can thiệp cần thực hiện đúng thao tác kỹ thuật, tránh gây sây sát cho lợn mẹ và lợn con. Phải thường xuyên theo dõi lợn mẹ đến khi hồn thành q trình đẻ.

4.3. Kết quả theo dõi tình hình sinh sản của lợn nái tại trại

Trong thời gian thực tập, em đã trực tiếp chăm sóc cho đàn nái đẻ được chuyển từ chuồng lợn mang thai lên. Trong thời gian này, em đã trực tiếp chăm sóc, đỡ đẻ cho lợn và can thiệp khi lợn đẻ khó. Kết quả được trình bày ở bảng 4.3 sau đây:

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn hoàng văn viện, thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 45 - 52)