Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc ni dưỡng đàn lợn nái và lợn con

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn hoàng văn viện, thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 50 - 52)

Bảng 4.12 Kết quả cơng tác chăm sóc lợn con trong lúc đẻ và sau đẻ

4.2. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc ni dưỡng đàn lợn nái và lợn con

Trong thời gian thực tập tại trại, được trực tiếp chăm sóc cho đàn lợn nái sinh sản cụ thể là: Lợn nái mang thai ở kỳ chửa cuối, lợn nái đẻ và nuôi

con, lợn con giai đoạn theo mẹ (từ sơ sinh đến 26 ngày tuổi). Kết quả được nhận xét ở bảng 4.2 sau :

Bảng 4.2. Kết quả số lượng lợn nái trực tiếp chăm sóc ni dưỡng tại trại 6 tháng thực tập

Tháng

Loại lợn Nái chửa kỳ cuối

(con)

Nái đẻ, nuôi con (con) Lợn con theo mẹ (con) 6 40 49 594 7 35 41 422 8 47 56 663 9 40 46 482 10 30 40 413 11 40 47 462 Tổng 232 279 3036

Kết quả ở bảng 4.2. cho thấy: Số lượng lợn nái chửa kỳ cuối từ 7-10 ngày trước khi đẻ mỗi tháng em chăm sóc trung bình là 38 con, đây là những lợn nái chửa kỳ cuối được chuyển lên chuồng lợn nái đẻ để tập làm quen với chuồng đẻ và chờ đẻ . Số lượng lợn nái đẻ mỗi tháng em trực tiếp chăm sóc trung bình là 46,5 con. Trong q trình chăm sóc lợn nái ở kỳ chửa cuối, em đã rút ra được một số kinh nghiệm như sau: Khi chăm sóc lợn nái mang thai giai đoạn 2 tuần trước khi đẻ phải chú ý đến khẩu phần ăn của từng lợn, khi cho thức ăn phải nhìn vào bảng thức ăn của từng con, nếu cho ăn quá nhiều hoặc quá ít đều ảnh hưởng tới sự phát triển của bào thai. Đặc biệt phải chú ý đến khẩu phần ăn của những lợn đẻ lứa 1,2. Buổi sáng thường cho lợn ăn vào 7 giờ sáng ngay sau khi vào chuồng và buổi trưa cho ăn lúc 10 giờ và buổi chiều thích hợp nhất vào 16 giờ, buổi đêm cho ăn lúc 21h.

Đối với lợn nái đẻ, khẩu phần ăn vẫn chia làm 4 bữa, vì sau khi đẻ lợn mệt mỏi, ăn ít hoặc khơng ăn, vì vậy cần cho lợn ăn từ từ để tăng khả năng

thu nhận thức ăn, cho ăn nhiều vào bữa sáng và đêm, vào mùa hè nắng nóng, bữa trưa và bữa chiều cho ăn ít hơn do thời tiết nắng nóng, lợn khơng ăn được hết thức ăn. Cung cấp đầy đủ nước uống cho lợn. Việc tắm chải cho lợn mang thai là rất cần thiết, đặc biệt là vào mùa hè. Do thời tiết nóng nên lợn thường ăn ít hơn những ngày trời mát mẻ, vì vậy tắm chải cho lợn giúp cho lợn mát hơn, giảm stress khi nhiệt độ môi trường quá cao. Tắm lợn giúp cho lợn sạch sẽ, sàn chuồng sạch sẽ, khi lợn đẻ sẽ tránh nhiễm trùng cho lợn con và tránh được vi khuẩn xâm nhập vào tử cung gây viêm nhiễm.

Chú ý cơng tác chăm sóc: Hộ lý khi lợn đẻ khó nếu lợn đẻ quá lâu (30 phút chưa đẻ thêm), có thể thúc ép lợn mẹ đứng dậy, cho trở mình để ngơi thai được xoay thuận lợi cho quá trình đẻ. Trường hợp phải can thiệp cần thực hiện đúng thao tác kỹ thuật, tránh gây sây sát cho lợn mẹ và lợn con. Phải thường xuyên theo dõi lợn mẹ đến khi hồn thành q trình đẻ.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn hoàng văn viện, thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)