C- Thành quả 1.Bối cảnh.
2. Chương trình định cư.
Công việc đầu tiên và khẩn cấp nhất là phải định cư gần một triệu người, tương đương bằng 7% dân số miền Bắc di cư vào Nam. Đoàn người này hồn tồn “tay trắng”: hầu hết là khơng nhà cửa, tiền bạc, đất đai, họ hàng tại miền Nam, cũng khơng có ngành nghề chun mơn ngồi nghề nơng. Theo một thống kê của tác giả Lê Xuân Khoa, ngành nghề được phỏng định là 70% làm nghề nông, 15% ngư nghiệp, 10% tiểu cơng nghệ và 5% tiểu thương. Làm sao tìm lại được nơi ăn, chốn ở, tạo dựng được công ăn việc làm, đào giếng nước, xây nhà thương, bệnh xá, trường học cho con em để đáp ứng nhu cầu của gần một triệu người. Ngồi việc hành chính lại cịn tìm ra đâu bác sĩ, y tá, thầy dạy cho con em. Bây giờ nhìn lại thời gian ấy, nhiều độc giả khơng thể quên được những cố gắng lớn lao của chính phủ Ngơ Đình Diệm và những sự yểm trợ liên tục của Hoa Kỳ và Pháp.
Các làng định cư mọc lên khắp nơi, từ Phú Nhuận tới Gia Kiệm, lên Bảo Lộc. ra Phan Thiết. Một mơ hình định cư được coi là rất thành cơng tượng trưng cho viện trợ Hoa Kỳ là dự án Cái Sắn (Kiên Giang) gần Rạch Giá. Nơi đây, 100.000 di cư cùng với 200.000 dân địa phương được chuyên chỡ tới để khai khẩn 270.000 mẩu đất trước đây bỏ hoang.
Số người định cư tại Cái Sắn sống rải rác theo các Kênh. Chính quyền địa phương cùng với người dân tị nạn với những phương tiện máy móc và dụng cụ đã đào được 17 con kinh dẫn nước từ sông Tân Hiệp vào nơi cư trú và đồng ruộng, vừa giúp công việc trồng trọt, lại trở thành những tuyến giao thơng, chun chỡ hàng hóa tiện lợi.
Cái Sắn vào năm 1957 dân di cư có đời sống nhộn nhịp, vui vẻ và tương đối đầy đủ. Tại “Kênh F” thì phần đơng là nhân dân tỉnh Thái Bình cư ngụ, nổi tiếng về nghề làm pháo, “Kênh G” gồm dân Phát Diệm làm chiếu, “Kênh E” gồm dân Bắc Ninh sản xuất thuốc lào. Cái Sắn trở nên một biểu tượng thành cơng của chính phủ Ngơ Đình Diệm
Tổng kết năm đầu thì khoảng 400.000 người được định cư ở đồng bằng Cửu Long, 53.000 ở miền Trung và 64.000 trên Cao Nguyên.
3. Tái thiết và phát triển Nông nghiệp.
Ưu tiên của công việc tái thiết và phát triển phải là nơng nghiệp vì đại đa số nhân dân làm nghề nông. Đồng bằng Cửu Long là vựa lúa của cả nước, nhưng sản xuất đã giảm đáng kể trong 10 năm ly loạn. Thời tiền chiến sản xuất lên tới 4,2 triệu tấn (1939). Tới 1954 chỉ còn 2,5 triệu tấn. Cũng năm 1939 xuất cảng gạo là gần 2 triệu tấn, năm 1954 còn 520.000 tấn. Vào thời điểm này lại thêm gần một triệu người di cư từ miền Bắc. Đa số là “bốn không”: không nhà cửa, đất đai, tiền bạc, ngành nghề chun mơn ngồi nghề nơng.
Nổ lực phát triển nông nghiệp nhắm vào hai mặt: tái canh tác ruộng đất bỏ hoang và cải cách điền địa.