Trong thập niên 1980, sau khi Đặng Tiểu Bình đưa ra chủ trương đổi mới kinh tế 1976 với câu nói bất hủ ở trên, Trung Quốc bắt đầu mở rộng cửa giao thương vói thế giới bên ngồi nhằm cứu vớt nền kinh tế nội địa đang giẫy chết.
Với lợi thế nhân công dồi dào rẻ mạt và một thị trường tiêu thụ nội địa khổng lồ với hơn một tỷ người thời đó. Hai yếu tố thuận lợi này là hai viên kẹo đắng bọc đường đã lôi cuốn một số công ty ngoại quốc thèm khát nhảy vào đầu tư. Tuy nhiên ở thời điểm này chỉ có một ít cơng ty nhỏ ngoại quốc nhảy vào đầu tư thăm dị, bởi vì tuy nhân cơng dồi dào và rẻ mạt, nhưng yếu tố thị trường tiêu thụ nội địa rất hạn hẹp vì mức tiêu thụ nội địa rất thấp. Lý do là vì, theo các quan sát viên kinh tế quốc tế, lợi tức đầu người rất thấp chỉ khoảng 600 đơ la hồi đó, 1978.
Trong khoảng thời gian 1976 bắt đầu mở cửa giao thương tới năm 2001 được gia nhập tổ chức Thương Mại Quốc Tế (World Trade Organization) Trung Quốc dùng mọi thủ đoạn và chiêu bài để mời gọi các nhà tư bản ngoại quốc nhảy vào đầu tư với nhiều ưu đãi như cho mướn đất với giá rẻ, thuế suất doanh lợi thấp, và mượn vốn qua ngân hàng nhà nước với lãi suất thấp. Mặt khác, Trung Quốc gây ành hưởng và mua chuộc một số quốc gia thành viên quan trọng trong tổ chức thương mại quốc tế bỏ phiếu ủng hộ Trung Quốc trở thành một thành viên, được sắp xếp vào danh sách nhóm Tối Huệ Quốc với nhiều đặc ân về thuế quan v…v.. Cuối cùng Trung Quốc đã đạt được mục tiêu năm 2001 dưới thời Tổng thống Bush con. Trong giai đoạn trước khi gia nhập WTO, các doanh nhân ngoại quốc vẫn còn rất e dè, và ngần ngại nhảy vào đầu tư vì khơng rõ luật lệ thương mại ra sao và cách hành xử của nhà nước thế nào khi có tranh chấp thương mại khi chưa phải là hội viên nên không bị ràng buộc bởi luật lệ của WTO. Do đó, trong thời gian này, nhiều công ty lớn ngoại quốc cũng chưa nhảy vào đầu tư; nhưng nhìn chung, tăng trưởng kinh tế tại Trung Quốc đã gia tăng khá khả quan. Một số kinh tế gia ngoại quốc ước đoán lợi tức đầu người tại Trung quốc vào năm 1995 là khoảng 2,500 đô la.
Chỉ sau khi Trung Quốc gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO 2001, các doanh nghiệp lớn quốc tế mới ồ ạt đầu tư vào nền kinh tế Trung Quốc. Các doanh nghiệp này đến từ rất nhiều quốc gia kỹ nghệ tân tiến. Phong trào các nhà tư bản
toàn cầu nhảy vào đầu tư vào Trung Quốc tăng mạnh hơn nữa khi chủ thuyết Tồn Cầu Hóa Kinh Tế (Economic Globalization) được phát động cách đây khoảng 20 năm.
Cho tới năm Tổng Thống Donald Trump khai hỏa chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, người ta ước đốn có khoảng 1,500 cơng ty lớn nhỏ ngoại quốc bỏ nước ra đi, đưa toàn thể cơ sở sản xuất, hoặc lập chi nhánh sản xuất hay lắp ráp vào Trung Quốc.
Từ Hoa Kỳ có những cơng ty lớn như Microsoft, General Motors, Ford, General Electric. Caterpillar, công ty dược phẩm, cơng ty máy móc y tế v…v..Từ Nhật Bản có Cannon, Nikon. Từ Đại Hàn có Samsung. Từ Đức quốc có BMW, Mercedes-Benz. Từ Thụy Điển có Volvo, và cịn từ rất nhiều các quốc gia kỹ nghệ tân tiến khác như Anh, Pháp, và Ý.
Chiêu bài “Kẹo đắng bọc đường“được Trung Quốc đề ra để thu hút đầu tư ngoại quốc được trình bày trong mục dưới đây: