C. Thành quả kinh tế trong nhiệm kỳ của tổng thống Barack Obama.
b/ Cân bằng ngân sách theo chu kỳ (Cyclical balanced budget)
Như chúng ta biết, tiến trình phát triển kinh tế khơng phẳng lặng mà gặp nhiều sóng gió là những chu kỳ thương mại, lúc thì làm tăng tổng sản lượng quốc gia kèm theo lạm phát, lúc thì suy thối, tổng sản lượng quốc gia giảm kèm theo nạn thất nghiệp.
Chính sách tài chính cơng qua chi tiêu và thâu hoạch thuế má của chính phủ phải được áp dụng làm sao để giảm thiểu các tai hại do các chu kỳ thương mại gây ra. Như vậy, một số kinh tế gia và chính trị gia chủ trương khơng cần duy trì cân bằng ngân sách hàng năm, và cân bằng ngân sách theo chu kỳ là thượng sách.
Như quý vị đã biết trên đây, trên tiến trình phát triển kinh tế, có nhiều thời kỳ trì trệ và suy thối kinh tế (Recessions) hơn là thời kỳ phát triển (Boom). Vã lại các thời kỳ suy thoái thường kéo dài nhiều năm, trong khi thời kỳ phát triển thường ngắn.
Trong chu kỳ thương mại, từ điểm đáy lên tới định điểm là thời kỳ phục hồi, chính phủ có thể phải giảm thuế suất hoặc tăng chi tiêu hay cả hai để thúc đẩy phục hồi, do đó gây ra thâm thủng ngân sách. Từ đỉnh điểm xuống điểm đáy là thời kỳ suy thoái để kiểm soát và kiềm chế đà suy thối chính phủ cũng phải giảm thuế suất hoặc gia tăng chi tiêu hay cả hai, do đó cũng tạo ra thâm thủng ngân sách.
Tóm lại, cân bằng ngân sách theo chu kỳ chủ trương chính phủ phải xử dụng chính sách cơng chống chu kỳ thương mại và đồng thời làm cân bằng ngân sách, tuy nhiên ngân sách không nhất thiết phải cân bằng hằng năm.