Những yếu tố thuận lợi khác

Một phần của tài liệu kinh-te-vi-mo-gs-do-ngoc-hien-1 (Trang 75 - 77)

1. Gia nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO)

Sau bao nhiêu năm vận động gay go với nhiều thủ đoạn khuynh đảo và mua chuộc các quốc gia thành viên WTO năm 2001, dưới thời Tổng Thống Bush con, người đã đồng ý bỏ phiếu cho Trung Quốc gia nhập. Phần nhiều các chính trị gia Hoa Kỳ hồi đó cho rằng để Trung Quốc trở thành hội viên mới có thể kiểm sốt và trừng phạt những lộng hành và vi phạm luật lệ thương mại quốc tế. Phần lớn các quốc gia Âu Mỹ đều có cùng quan điểm rằng, để Trung Quốc trở thành hội viên mới ép buộc họ phải theo luật chơi sòng phẳng trên bàn cờ thương mại quốc tế. Họ còn ngây thơ nghĩ rằng, theo thiển ý người viết, phát triển và tăng trưởng kinh tế sẽ cải thiện tình trạng vi phạm nhân quyền và tiến tới dân chủ. Thật là một ảo tưởng. Vì quyền lợi hay vì chẳng hiểu biết gì về tâm địa thâm hiểm của giịng Hán tộc.

2. Chủ thuyết kinh tế tồn cầu (Economic Globalization)

Cao trào Kinh Tế Tồn Cầu Hóa trong khoảng 20 năm qua đã giúp nền kinh tế tư bản nhà nước Trung Quốc phát triển vượt bực nhờ thị trường tiêu thụ khắp thế giới mở rộng , tràn ngập hàng hóa rẻ tiền hợp với túi tiền của giới tiêu thụ bình dân khắp năm châu. Quan trọng hơn nữa là nguồn tài nguyên dồi dào, đặc biệt là các quặng mỏ kim khí, dầu hỏa, khí đốt tại các quốc gia đang phát triển tại Phi châu, Á Châu và Châu Mỹ La Tinh được Trung Quốc khai thác triệt để với chiêu bài cho các quốc gia này mượn vốn dài hạn với lãi xuất nhẹ để phát triển hạ tầng cơ sở. Thực ra, thâm ý đàng sau là để dễ vận chuyển tài nguyên về Trung Quốc.

3. Tiếp cận kỹ thuật cao và ăn cắp sở hữu trí tuệ

Trung quốc đã được tiếp cận những kỹ thuật sản xuất cao từ các quốc gia kỹ nghệ tân tiến như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đại Hàn và Liên Âu. Ngoài ra Trung quốc cịn là ơng trùm ăn cắp sở hữu trí tuệ đặc biệt từ Hoa Kỳ với mạng lưới tình báo kinh tế dày đặc giăng bủa khắp mọi ngành.

Tại Hoa Kỳ các chương trình trao đổi các nhà khoa học, giáo sư đại học, nghiên cứu sinh, quản trị viên và sinh viên tại các trường đại học nổi tiếng Hoa Kỳ như Havard, MIT, Stanford, Columbia, Yales và Princeton bành trướng mạnh. Các trung tâm nghiên cứu chuyên ngành cũng mọc lên như nấm tại các đại học này với sự bảo trợ tài chánh từ Trung Quốc.

Gần đây viện Khổng Tử cũng xuất hiện tại các đại học Hoa Kỳ, và chương trình đào tạo Một Ngàn Tài Năng từ các đại học nổi tiếng Hoa Kỳ. Tất cả các chương trình trao đổi nhân tài, các trung tâm nghiên cứu chuyên ngành đều do Trung Quốc tài trợ, tham gia điều hành và gài cắm các điệp viên ăn cắp các dữ liệu bí mật và tối quan trọng.

Mới đây FBI đã khám phá ra đại học Havard và đại học Texas chấp chứa và nuôi dưỡng các điệp viên Trung Quốc nằm vùng trong các trung tâm nghiên cứu hỗn hợp và có cả một gíáo sư Trưởng khoa Hóa Học làm tay sai cho Trung Quốc ở đại học Havard.

4. Đặc quyền Tối Huệ Quốc (The most favored nations)

Dù hiện nay nền kinh tế tư bản nhà nước đã đứng thứ hai sau Hoa Kỳ, với tổng sản lượng quốc gia (GNP) xấp xỉ bằng Hoa Kỳ, khoảng chin trăm ngàn tỷ đơ la , nhưng vẫn nằm lì trong nhóm các nền kinh tế đang phát triển với nhiều ưu đãi như đặc quyền Tối Huệ Quốc. Trung Quốc có thể vay tiền dài hạn với lãi suất thấp từ các định chế tài chánh quốc tế như Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (International Monetary Fund – IMF) Ngân Hàng Thế Giới (The World Bank – WB) và Ngân Hàng Phát Triển Á Châu (The Asian Delopment Bank – ADB).

Tóm lại Trung Quốc đã sử dụng mọi thủ đoạn chính trị và kinh tế hợp pháp cũng như phi pháp nhằm mua chuộc và thao túng các định chế quốc tế như Liên Hiệp Quốc nói chung và các cơ quan phụ thuộc như Tổ Chức Thương Mại, Y Tế và Nông Lương Quốc Tế, lạm dụng quyền phủ quyết (Veto) tại Liên Hiệp Quốc để gạt bỏ tất cả những điều khoản nào, chính trị cũng như kinh tế gây bất lợi cho mình.

Một phần của tài liệu kinh-te-vi-mo-gs-do-ngoc-hien-1 (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)