Đặc điểm cấu trúc vật liệu cháy của các trạng thái rừng chủ yếu tại khu

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÈ TÀI:“Nghiên cứu đề xuất số giải pháp phòng cháy chữa cháy rừng cho xã Xuân Chinh, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa” (Trang 44 - 50)

4.2. Đặc điểm một số yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng cháy rừng của xã Xuân

4.2.2. Đặc điểm cấu trúc vật liệu cháy của các trạng thái rừng chủ yếu tại khu

khu vực nghiên cứu

Độ ẩm và khối lƣợng của vật liệu cháy là hai nhân tố quân trọng quyết định đến khả năng bén lửa, mức độ lan tràn và quy mô của đám cháy khởi đầu... Hai yếu tố này lại phụ thuộc vào diễn biến thời tiết và kiểu trạng thái rừng. Chính vì thế nên đặc điểm trạng thái rừng là một nhóm thơng tin quan trọng để nghiên cứu đánh giá nguy cơ cháy rừng. Điều đó đƣợc thể hiện thơng qua đặc điêm cấu trúc lâm phần và đặc điểm VLC ở các kiểu trạng thái rừng.

4.2.2.1. Đặc điểm tầng cây cao

Tầng cây cao là thành phần cơ bản của một lâm phần rừng. Đây là tầng đón nhận nhiều nhiệt lƣợng nhất và cũng là thành phần quyết định việc hình thành kiểu rừng, dạng VLC và sự phát triển của thảm tƣơi cây bụi dƣới tán từ đó ảnh hƣởng đến khả năng phát sinh và phát triển của cháy rừng.

Trong khu vực nghiên cứu chủ yếu là trạng thái rừng tự nhiên. Cụ thể là keo lai 2 tuổi có mật độ 640 cây/ha, keo lai 3 tuổi có mật độ 800 cây/ha, keo tai tƣợng 2 tuổi có mật độ 760 cây/ha, keo tai tƣợng 3 tuổi có mật độ 750 cây/ha, rừng nứa có mật độ 3340 cây/ha và rừng gỗ lá rộng thƣờng xanh có mật độ 327 cây/ha, rừng mỡ có mật độ 740 cây/ha, rừng luồng có mật dộ 2040 cây/ha.Mật độ của các lâm phầm dao động từ 327cây/ha đến 3340 cây/ha, rừng nứa có mật độ cao hơn với các trạng thái rừng khác và thấp nhất là rừng gỗ lá rộng thƣờng xanh.

Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu về sinh trƣởng tầng cây cao có ảnh hƣởng đến nguy cơ cháy nhƣ: độ tàn che, chiều cao vút ngọn, chiều cao dƣới cành, đƣờng kính tán trong các ƠTC đƣợc tổng hợp bảng 4.6.

Bảng 4.6. Một số chỉ tiêu sinh trƣởng của tầng cây cao ở các trạng thái rừng của xã Xuân Chinh

STT Trạng thái rừng Hvn Hdc ĐTC D1.3 Dt Mật độ

1 Keo lai 2 tuổi 4,47 1,6 0,63 6,51 1,53 640 2 Keo tai tƣợng 3 tuổi 6,29 3,25 0,68 6,84 2,22 750 3 Keo Tai tƣợng 2 tuổi 5,73 3,32 0,69 7,1 2,62 760 4 Keo tai tƣợng 3 tuổi 6,7 3,6 0,79 7,1 2,6 800 5 Rừng Gỗ Thƣờng xanh 13,44 5,2 0,71 17,1 3,11 327

6 Rừng Nứa 6,2 2,2 0,61 2,64 1,5 3340

7 Rừng trồng Luồng 8,1 2,5 0,51 6 1,7 2040 8 Rừng trồng Mỡ 5,21 2,84 0,61 6,55 1,92 760

Hình 4.5. Keo tai tượng 2 tuổi tại khu vực nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu cho thấy các chỉ tiêu sinh trƣởng tầng cây cao ở các trạng thái rừng là khác nhau. Chiều cao vút ngọn ở trạng thái rừng gỗ lá rộng thƣờng xanh là cao nhất (13,44m) và thấp nhất là trạng thái rừng keo lai 2 tuổi (4,47m). Độ tàn che cao nhất là trạng thái rừng gỗ lá rộng thƣờng xanh (0,71) và thấp nhất là trạng thái luồng (0,61).

Chiều cao dƣới cành là chỉ tiêu quan trọng để đáng giá khả năng phát triển của đám cháy. Chiều cao dƣới cành càng thấp thì khả năg bén lửa lên tầng cây cao càng lớn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các trạng thái rừng ở các ÔTC thuộc trạng thái rừng gỗ lá rộng thƣờng xanh có chiều cao dƣới cành lớn nhất, thấp nhất là rừng keo lai 2 tuổi nên nguy cơ bén lửa ở trạng thái rừng này là cao nhất.

4.2.2.2. Lớp thảm tươi, cây bụi, cây tái sinh.

Kết quả nghiên cứu về tình hình sinh trƣởng của lớp cây bụi, thảm tƣơi và cây tái sinh ở các trạng thái rừng đƣợc tổng hợp bảng 4.7.

Bảng 4.7. Tình hình sinh trƣởng của lớp cây bụi, thảm tƣơi và cây tái sinh ở các đối tƣợng nghiên cứu.

STT Trạng thái rừng Loài cây H

(m)

ĐCP %

1 Keo lai 2 tuổi

Cỏ lá tre, dƣơng xĩ, mua, cỏ tranh,sim,

dây bòng bong, cúc sinh viên 0,63 28,5 2 Keo lai 3 tuổi Cỏ lá tre, dƣơng xĩ, cỏ tranh, sim , sầm sì 0,5 57,6

3 Keo tai tƣợng 2 tuổi Cỏ gà, dƣơng xĩ, 0,52 58,3

4 Keo tai tƣợng 3 tuổi

Dƣơng sỉ, dây bòng bong, dƣơng xĩ , cây xấu hổ,

mua , cỏ tranh 0,52 25,2

5 Rừng Nứa

Cỏ tranh, dƣơng xĩ, trọng đũa, cỏ gà. Sim ,

mua, cỏ lá tre 0,47 26,8

6 Rừng gỗ lá rộng TX

Cây mua, Mâm xôi , dƣơng xĩ, cỏ voi ,

máu chó lá nhỏ, ba gạc 0,86 30,2 7 Rừng Trồng Luồng Cỏ lá tre, dƣơng xĩ, lá nến , cỏ tranh 0,45 30,1 8 Rừng Trồng Mỡ Ràng ràng, cỏ lá tre, mua, gió liệt 0,46 32,3 9 Tràng cỏ Cây mua, gió liệt, sầm sì, cỏ lá tre, lau sậy 0,68 95,4

Từ kết quả bảng 4.7 cho thấy độ che phủ của lớp cây bụi thẳm tƣơi cây tái sinh ở các trạng thái rừng tƣơng đối khác nhau. Ở trạng thái trảng cỏ, cây bụi có độ tre phu lớn nhất (95.4%) và thấp nhất là keo tai tƣợng 3 tuổi (25.2%).

Ở trạng thái rừng trồng, thành phần cây bụi, thảm tƣơi chủ yếu là những loại cây dễ cháy nhƣ cỏ lá tre, cúc sinh viên, sim, mua... Các trạng thái rừng có thành phần cây bụi, thảm tƣơi cháy càng nhiều thì múc dộ xảy ra cháy càng cao và ngƣợc lại các trạng thái có nhiều cây khó cháy trong thành phần cây bụi thảm tƣơi thì khả năng cháy càng thấp...

4.2.2.3. Đặc điểm vật liệu cháy

Vật liệu cháy trong rừng bao gồm thảm mục, thảm khô, thảm tƣơi, cây bụi, cây tái sinh, cây gỗ... Vật liệu là nhân tố có ảnh hƣởng quyết định đến sự phát sinh cũng nhƣ phát triển của đám cháy rừng. VLC càng nhiều, càng xốp

và mức độ chất đống càng cao thì có nguy cơ cháy càng lớn, cƣờng độ đám cháy càng mạnh và mức độ thiệt hại càng nặng nề.

Các sản phẩm hữu cơ xuất hiện trong rừng đều có thể trở thành VLC khi có đủ nguồn nhiệt và ơxy. Tuy nhiên đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu về khối lƣợng thảm khô, khối lƣợng thảm tƣơi , độ dày thảm khô và độ ẩm vật liệu cháy. Liên quan tới đặc điểm cháy rừng tại khu vực nghiên cứu đề tài nghiên cứu khối lƣợng vật liệu cháy khô (vlc khô), khố lƣợng vật liệu cháy tƣơi (vlc tƣơi), độ dày vật liệu cháy khô (Dvlck), độ ẩm.

Kết quả điều tra về đặc điểm VLC tại các trạng thái rừng chủ yếu ở khu vực nghiên cứu đƣợc tổng hợp ở bảng 4.8.

Bảng.4.8. Đặc điểm VLC khu vực nghiên cứu

STT Trạng thái rừng Khối lƣợng VLC ( tấn/ha) Tổng Bề dày VLK(cm) khối lƣợng VLC Khô khối lƣợng vlc tƣơi

1 Keo lai 2 tuổi 11,63 12,12 23,75 1,60

2 Keo lai 3 tuổi 9,1 17,59 26,69 1,24

3 Keo tai tƣợng 2 tuổi 7,89 10,87 18,76 1,34 4 Keo tai tƣợng 3 tuổi 9,53 15,90 25,43 1,29

5 Rừng Nứa 2,65 2,56 5,21 0,9

6 Rừng gỗ lá rộng TX 2,60 4,94 7,55 1,17

7 Luồng 2,98 6,56 9,54 1,31

8 Mỡ 4,8 7,18 12 1,15

Hình 4.6. Hình ảnh vật liệu cháy tại khu vực nghiên cứu

Từ kết quả của bảng 4.8. cho thấy các trạng thái rừng trồng ở xã Xuân Chinh có khối lƣợng VLC rất lớn. Trong đó rừng keo lai 3 tuổi có khối lƣợng vật liệu cháy là cao nhất (26,69 tấn/ha), thấp nhất là rừng nứa (5,21 tấn/ha). Bề dày VLC của trảng cỏ (2,52cm) và rừng keo lai 2 tuổi (1,6cm) là lớn hơn hẳn so với rừng nứa (0,9cm), rừng gỗ lá rộng thƣờng xanh (1,17cm). Độ ẩm của vật liệu cháy ảnh hƣởng trực tiếp đến khả năng bén lửa, điểm cháy và khả năng duy trì ngọn lửa.

Độ ẩm trên 35% thì vật liệu ở dạng khó cháy. Sau khi đám cháy phát triển đến một chừng mực nào đó thì vật liệu sẽ đƣợc sấy khô nhờ nguồn nhiệt của đám cháy. Do vậy sự ảnh hƣởng của độ ẩm đƣợc thể hiện rõ nhất trong giai đoạn đầu của quá trình phát sinh và phát triển của đám cháy.

Trong điều kiện thời tiết bình thƣờng, nếu rừng có nhiều thảm tƣơi cây bụi khó cháy thƣờng xẽ có nguy cơ cháy thấp, nhƣng vào mùa khơ hanh thì phần lớn khối lƣợng vật liệu cháy đều có khả năng cháy cao.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÈ TÀI:“Nghiên cứu đề xuất số giải pháp phòng cháy chữa cháy rừng cho xã Xuân Chinh, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa” (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)