Các tiêu chí phát triển du lịch bền vững của du lịch ven hồ Hungary

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch khu vực hồ thủy điện hòa bình, tỉnh hòa bình theo định hướng bền vững (Trang 30 - 39)

Các khía cạnh kinh tế

Thu nhập và thuế địa phƣơng từ du lịch (+ Tăng thu nhập và thuế) Tỷ trọng khách du lịch trong nƣớc (+ Tỷ trọng tăng )

Số lƣợng khách nghỉ qua đêm (+ Số lƣợng khách tăng cao) Tỷ lệ khách quay lại (+ Tăng tỷ lệ trả khách)

Hiệu quả phát triển (lợi thế / chi phí) (+ Tăng hiệu quả) Số lƣợng việc làm mới đƣợc tạo ra bởi phát triển du lịch Sự hài lòng của khách du lịch (+ Tăng sự hài lịng)

Các khía cạnh hội

Điều kiện nhân khẩu học, khả năng lƣu giữ dân số (+ Ổn định dân số) Cơ hội bình đẳng (+ Giới và chủng tộc, hỗ trợ ngƣời khuyết tật) Bảo tồn văn hóa và truyền thống địa phƣơng

Chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân địa phƣơng

Sự hợp tác (+ Tăng số lƣợng hợp tác giữa các bên liên quan)

Tỷ lệ tội phạm, dịch vụ y tế (+ Ít vụ án hình sự, các dịch vụ y tế tốt) Giáo dục, đào tạo (+ Cơ hội tốt hơn)

Các khía cạnh mơi trường

Chất lƣợng nƣớc của hồ và bề mặt nƣớc (+ Cải thiện chất lƣợng nƣớc) Cảnh quan (+ Hài hịa hơn với thiên nhiên và mơi trƣờng nhân tạo) Chất lƣợng khơng khí, tải tiếng ồn, phát thải khí nhà kính

Chất lƣợng đất, sử dụng đất

Tỷ lệ trữ lƣợng thiên nhiên, đa dạng sinh học Nâng cao nhận thức về môi trƣờng

Sự tập trung của khách du lịch về thời gian và không gian

Ngồi ra, một số nhà nghiên cứu cịn chú ý đặc biệt quan tâm đến chỉ số sức chứa (a carrying capacity index) cần tìm hiểu và triển khai. Các yếu tố liên quan

đến du lịch có thể đƣợc xác định là có tác động đến những nguồn lực, trong đó số lƣợng khách du lịch sẽ là quan trọng nhất. Khái niệm sức chứa du lịch bắt nguồn từ nhận thức này. Trong nghiên cứu “Tourism carrying capacity assessment for Phong Nha - Ke Bang and Dong Hoi, Quang Binh Province” của Tran Nghi cũng nhắc tới định nghĩa của tổ chức du lịch Thế giới (WTO) (1994) đề xuất định nghĩa về sức chứa du lịch nhƣ sau: “Số lƣợng tối đa những ngƣời có thể ghé thăm một điểm du lịch đồng thời không gây phá hủy môi trƣờng vật chất chất, kinh tế, xã hội, văn hóa và sự thỏa mãn”[58]. Trong báo cáo của Annalisa Koeman [55] cho rằng sức chứa bao gồm các tính năng định tính cũng nhƣ định lƣợng nhƣng sau đó khơng có con số chính xác cho nó. Trong cách chia tiêu chí này, cần giải quyết hai vấn đề chính đó là số lƣợng cá nhân ghé thăm một nơi là rất quan trọng và phải nhắm đƣợc mục tiêu loại khách du lịch nào đến thăm khu vực hồ và những hoạt động nào họ tham gia trải nghiệm. Tại mỗi địa điểm khác nhau, mỗi nhánh sẽ có vai trị quan trọng nổi trội khác nhau ở các khu vực hồ khác nhau nhƣng từ cách nhìn của du lịch bền vững, yếu tố sinh học là một trong những chỉ số quan trọng nhất, bởi mọi hoạt động của con ngƣời phải tƣơng ứng với tác động đến môi trƣờng tự nhiên. Nhƣ vậy, sức

chứa du lịch là khả năng chịu lực cao nhất của môi trường tự nhiên và hệ thống kinh tế xã hội trong đó, số lượng khách du lịch tối đa không ảnh hưởng đến phát triển bền vững của toàn bộ hệ thống và sự hài lòng của khách du lịch vẫn còn trong thời gian cao điểm thời gian du lịch.

Nhƣ vậy, rõ ràng ta thấy hiện tại trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu về đánh giá du lịch bền vững và đánh giá du lịch bền vững khu vực lòng hồ. Tuy nhiên, tùy vào từng hƣớng nghiên cứu mà các tiêu chí phát triển du lịch bền vững có những hƣớng đi khác nhau. Các nghiên cứu đều có điểm chung hƣớng vào ba khía cạnh chính là kinh tế - xã hội và mơi trƣờng.

Trên quan điểm bền vững, phát triển du lịch hồ Hịa Bình phải đảm bảo tính cân đối, hài hịa giữa kinh tế, xã hội và mơi trƣờng. Đối với phát triển du lịch khu vực hồ Hịa Bình, tác giả chọn lựa các tiêu chí sau đây để đánh giá tính bền vững.

Bảng 3. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển du lịch theo hƣớng phát triển bền vững khu vực hồ Hịa Bình

Kinh tế

Tăng trƣởng bình quân khách du lịch và thu nhập du lịch Thời gian lƣu trú bình quân của khách du lịch

Mức độ hài lòng của khách du lịch khi đến hồ Hịa Bình Tỷ lệ khách du lịch quay trở lại khu vực hồ Hịa Bình

Xã hội

Mức độ hài lịng của ngƣời dân địa phƣơng đối với hoạt động du lịch Mức độ đóng góp của du lịch đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng

Tài nguyên - Môi trƣờng

Tỉ lệ các điểm tài nguyên, điểm tham quan du lịch đƣợc tơn tạo

Quản lí cƣờng độ hoạt động và ô nhiễm môi trƣờng ở các khu, điểm du lịch Vấn đề quản lí môi trƣờng

Nguồn : [13,57]

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch theo định hướng bền vững

- Vị trí địa lí: Phần lớn tài nguyên du lịch đều gắn chặt với không gian địa lí,

khơng thể tách rời đƣợc. Vị trí địa lý thuận lợi cho việc đón khách bằng nhiều hình thức và phƣơng tiện vận chuyển khác nhau sẽ là điều kiện thúc đầy du lịch phát triển. Có tài nguyên du lịch phong phú, đặc sắc nhƣng vị trí địa lí khơng thuận lợi sẽ rất khó khăn trong việc thu hút khách du lịch.

- Tài nguyên du lịch: Trong ngành kinh tế du lịch, tài nguyên du lịch càng phong phú, càng đặc sắc thì sức hấp dẫn và hiệu quả hoạt động du lịch càng cao. Phát triển hoạt động du lịch trên cơ sở khai thác tài nguyên góp phần xuất khẩu tài nguyên tại chỗ và thu hút đƣợc khách du lịch tới tham quan. Tính đa dạng của tài nguyên du lịch sẽ quyết định tính đa dạng của sản phẩm và các loại hình du lịch. Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa.

+ Tài nguyên tự nhiên là đối tƣợng và các hiện tƣợng trong môi trƣờng tự nhiên. Sự có mặt của các nhân tố tự nhiên thuận lợi hay khó khăn sẽ tác động lẫn nhau theo thể thống nhất và hoàn chỉnh, từ đó sẽ ảnh hƣởng phát triển bền vững tài

nguyên du lịch. Địa hình: là nơi xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ ngành du lịch và các dạng địa hình chính là nhân tố tạo nền cho cảnh quan làm cho thiên nhiên thêm phần mới lạ. Khí hậu: yếu tố nhƣ nhiệt độ, độ ẩm, gió,

thƣờng đƣợc xem xét khi tiến hành tổ chức du lịch. Ngoài ra, những hiện tƣợng thời tiết đặc biệt nhƣ bão, áp thấp nhiệt đới, sƣơng mù… ở khu vực nghiên cứu cũng đƣợc lƣu ý nhằm hạn chế tối đa những ảnh hƣởng tiêu cực của khí hậu đến hoạt động du lịch. Thủy văn: Các đối tƣợng: Bề mặt nƣớc và các bãi nông ven bờ, các

điểm nƣớc khoáng và suối nƣớc, nƣớc biển với các muối khoáng; các đặc trƣng về sự phân bố mạng lƣới thủy văn, lƣu lƣợng dòng chảy, trữ lƣợng nƣớc, nhiệt độ, chất lƣợng nƣớc… sẽ đánh giá đƣợc mức độ thuận lợi hay không thuận lợi cho việc cấp nƣớc của lãnh thổ, hình thành sản phẩm du lịch. Tài nguyên sinh vật có giá trị tạo nên phong cảnh và làm cho thiên nhiên thêm đẹp, sống động hơn; Đa dạng sinh học cịn có ý nghĩa đặc biệt đối với một số loại hình du lịch.

+ Tài ngun du lịch văn hóa bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác; cơng trình lao động sáng tạo của con ngƣời có thể đƣợc sử dụng cho mục đích du lịch.. [20]. Các tài nguyên du lịch văn hóa có tác dụng nhận thức nhiều hơn, tác dụng giải trí đóng vai trị thứ yếu; Ƣu thế to lớn của tài nguyên du lịch văn hóa giảm nhẹ đƣợc tính mùa, khơng bị phụ thuộc nhiều vào các điều kiện tự nhiên,...

- Các nhân tố kinh tế - xã hội và chính trị

+ Dân cư - Lao động: Số dân, thành phần dân tộc, đặc điểm nhân khẩu, cơ cấu

và sự phân bố dân cƣ tác động đến các nhu cầu và các loại hình du lịch. Tính chuyên nghiệp của những lao động du lịch, nét văn hóa trong lối sống của dân cƣ bản địa có vai trị quan trọng đến hiệu quả kinh doanh, gây ấn tƣợng tốt đối với du khách, hấp dẫn họ trở lại những lần sau.

+ Thời gian rỗi: Du lịch không thể phát triển nếu con ngƣời thiếu thời gian rỗi. Đây là điều kiện quan trọng để phát triển các loại hình du lịch, đặc biệt là du lịch

nghiệp, sự phát triển nhanh của các đô thị, nhất là các đô thị lớn và cực lớn, nhịp sống ngày càng hối hả, nhu cầu về nghỉ ngơi, du lịch ngày càng tăng, đặc biệt là trong những ngày cuối tuần và trong các dịp lễ lớn.

+ Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật: Mạng lƣới giao thơng thuận tiện thì du lịch mới trở thành hiện tƣợng phổ biến trong xã hội. Mỗi loại hình giao thơng tạo nên những loại hình du lịch khác nhau, phù hợp với những tour du lịch khác nhau. Cơ sở vật chất của ngành du lịch bao gồm hệ thống các cơ sở phục vụ lƣu trú, ăn uống, các khu vui chơi giải trí, các cơ sở thƣơng mại phục vụ nhu cầu của khách; các cơ sở thể thao, các khu an dƣỡng, trị liệu, các cơng trình thơng tin văn hóa, quảng bá du lịch, các cơ sở dịch vụ bổ sung khác.

+ Các nhân tố chính trị, chính sách: Những chính sách kinh tế-xã hội tích cực, quy hoạch nâng cấp các khu du lịch có tác động khơng nhỏ đến việc thu hút khách du lịch. Đồng thời những điều kiện về an ninh xã hội, đảm bảo an tồn cho du khách có ý nghĩa rất lớn.

Tiểu kết chƣơng 1

Nghiên du lịch hồ thủy điện đã đƣợc nhiều nhà khoa học, nhà quản lý trên thế giới và nƣớc ta quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, những nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề phát triển du lịch khu vực lòng hồ trên quan điểm phát triển bền vững còn hạn chế. Phần lớn các nghiên cứu tập trung vận dụng lý thuyết và kinh nghiệm quốc tế vào điều kiện Việt Nam về nghiên cứu du lịch cộng đồng, nghiên cứu về sinh kế của các dân tộc thiểu số.

Phát triển du lịch trên quan điểm phát triển bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch có trách nhiệm, có tác dụng giáo dục nhằm phát triển cân đối, hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trƣờng đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và ngƣời dân bản địa đồng thời đảm bảo cho sự phát triển du lịch trong tƣơng lai. Phát triển du lịch bền vững khu vực hồ thủy điện phải đảm bảo các nguyên tắc và tiêu chí du lịch bền vững. Đối với khu vực hồ Hịa Bình cần nhấn mạnh tới khía cạnh về đánh giá sức chứa du lịch bởi đây là khu vực có nhiều tiềm năng chƣa đƣợc khai thác mạnh và cần các chính sách cho sự phát triển bền vững.

Chƣơng 2 - CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH KHU VỰC HỒ THỦY ĐIỆN HỊA BÌNH

2.1. Vị trí địa lí hồ thủy điện Hịa Bình

Hồ thủy điện Hịa Bình đƣợc hình thành sau khi đắp đập ngăn sông Đà xây dựng Nhà máy thủy điện Hịa Bình. Khu vực hồ Hịa Bình bị ảnh hƣởng lớn từ cơng trình nhà máy thủy điện Hịa Bình trên sơng Đà chính thức khởi công ngày 6/11/1979 và khánh thành ngày 24/12/1992.

Khu vực thủy điện hồ Hịa Bình trải dài 54 km theo lịng hồ Hịa Bình, diện tích khoảng 52.200 ha; thuộc địa bàn 21 xã, phƣờng của thành phố Hịa Bình và 4 huyện của tỉnh Hịa Bình là Đà Bắc, Cao Phong, Tân Lạc, Mai Châu. Trong đó: Xã Thái Thịnh và các phƣờng Thái Bình, Phƣơng Lâm, Tân Thịnh thuộc thành phố Hòa Bình; xã Bình Thanh và Thung Nai thuộc huyện Cao Phong; xã Ngòi Hoa, Phú Vinh và Trung Hòa thuộc huyện Tân Lạc. Xã Tân Dân, Tân Mai, Phúc Sạn, Đồng Bảng và Ba Khan thuộc huyện Mai Châu; xã Đồng Ruộng, Yên Hòa, Cao Sơn, Tiền Phong, Vầy Nƣa, Hiền Lƣơng và Toàn Sơn thuộc huyện Đà Bắc [31]. Ranh giới đƣợc xác định nhƣ sau: Phía Bắc giáp xã Trung Thành, Đồn Kết, Tân Minh và Tu Lý (huyện Đà Bắc); Phía Đơng Bắc giáp phƣờng Hữu Nghị (thành phố Hịa Bình); Phía Đơng giáp xã Sủ Ngịi, xã Dân Chủ, phƣờng Chăm Mát, xã Thống Nhất (thành phố Hịa Bình); Phía Đơng Nam giáp xã Bắc Phong và Tây Phong (huyện Cao Phong); Phía Nam giáp xã Tịng Đậu, Nà Mèo (huyện Mai Châu) và xã Phú Cƣờng, Phong Phú, Mỹ Hịa (huyện Tân Lạc); Phía Tây giáp huyện Vân Hồ (tỉnh Sơn La).

Đánh giá vị trí địa lý và vị thế của hồ Hịa Bình:

- Đối với kinh tế - xã hội

+ Hồ Hịa Bình là vùng cửa ngõ chuyển tiếp giữa vùng thủ đô Hà Nội với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, đóng vai trị là vùng sinh thái, bảo vệ môi trƣờng, đảm trách những chức năng chính về hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia, liên vùng [5]: Điều tiết chống lũ đảm bảo an tồn cho thủ đơ Hà Nội và các tỉnh Đồng bằng sông Hồng khi xuất hiện lũ lớn với lƣu lƣợng 49.000 m3/s; Sản xuất và cung

cấp điện năng cho đất nƣớc với sản lƣợng bình quân từ 9,5 đến 10,5 kwh/năm; Đảm bảo cung cấp nƣớc về mùa kiệt cho vùng đồng bằng sông Hồng phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và trên tuyến sông Đà, sông Hồng; Cải thiện điều kiện giao thông thủy để tàu 1.000 tấn có thể đi lại.

+ Nằm trên một trong những tuyến đường giao thông quan trọng của Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ - quốc lộ 6 kết nối Hà Nội - Hịa Bình - Sơn La - Điện

Biên - Lai Châu,...Kết nối thuận lợi với các tỉnh Sơn La, Lai Châu theo tuyến đường

thủy sơng Đà. Bên cạnh đó, tiếp giáp tuyến đường Hồ Chí Minh - một trong những

tuyến giao thơng đƣờng bộ huyết mạch Bắc - Nam của quốc gia.

- Là 1 trong 12 địa điểm tiềm năng phát triển thành khu du lịch quốc gia của Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Với tính chất đặc thù là khu du lịch sinh thái gắn với văn hóa dân tộc đƣợc định hƣớng trở thành khu du lịch quốc gia, là động lực phát triển kinh tế của tiểu vùng. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hịa Bình giai đoạn 2014 - 2020, tầm nhìn đến 2030 đƣợc phê duyệt tại Quyết định số 2060/QĐ-UBND ngày 11/12/2014 của UBND tỉnh Hịa Bình: Khu du lịch quốc gia Hồ Hịa Bình thuộc cụm du lịch trung tâm Thành phố Hồ Bình và khu vực phụ cận.

- Khu vực hồ Hịa Bình nằm trong khu vực phát triển thuộc tiểu vùng 1 và 3 là

vùng đô thị - công nghiệp, động lực phát triển kinh tế - xã hội tập trung của tỉnh Hịa Bình.

- Đối với mơi trƣờng: Có vai trị điều hịa tiểu khí hậu trong vùng; Tạo cảnh quan mơi trƣờng sinh thái, khu vui chơi giải trí và du lịch nghỉ dƣỡng; Tạo ra nguồn sản phẩm tự nhiên và góp phần hình thành ngân hàng gen trong khu vực. Là nơi tạo điều kiện cho sự hiện diện các loài chim thú quý hiếm, là nơi ở quần thể, các hệ sinh thái cảnh quan và các loại đất ngập nƣớc.

2.2. Tài nguyên du lịch

2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Địa hình

Khu vực nghiên cứu thuộc địa hình vùng thấp trong tỉnh Hịa Bình, nằm trong đới kiến tạo sơng Đà, đƣợc hình thành chủ yếu vào thời kỳ hoạt hóa, tách dãn, sụt lún tạo ra vào cuối niên đại Cổ sinh (Poleozoi), đầu đại Trung Sinh (Mezozoi), cách đây khoảng 248 triệu năm [23]. Địa hình bị chia cắt bởi nhiều độ dốc bình quân 300

, độ che phủ bình qn gần 50%. Trong hồ có 47 đảo lớn nhỏ trong đó có 11 đảo đá vơi với diện tích 116 ha và 36 đảo núi đất diện tích 157,5 ha [37]. Hệ thống núi giảm dần theo hƣớng từ Tây Bắc đến Đơng Nam, có đủ các kiểu hình thái phổ biến gồm ngòi, khe, suối, thung lũng bao quanh bởi các dãy núi cao và đồi. Một số dạng địa hình đặc biệt phải kể đến nhƣ: Cảnh quan karst là dạng chiếm ƣu thế tại khu vực phía đơng nam của hồ Hịa Bình, đặc trƣng bởi hệ thống thoát nƣớc theo hang động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch khu vực hồ thủy điện hòa bình, tỉnh hòa bình theo định hướng bền vững (Trang 30 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)