Bản đồ khu vực hồ thủy điện Hịa Bìn h tỉnh Hịa Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch khu vực hồ thủy điện hòa bình, tỉnh hòa bình theo định hướng bền vững (Trang 37 - 40)

2.2. Tài nguyên du lịch

2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Địa hình

Khu vực nghiên cứu thuộc địa hình vùng thấp trong tỉnh Hịa Bình, nằm trong đới kiến tạo sơng Đà, đƣợc hình thành chủ yếu vào thời kỳ hoạt hóa, tách dãn, sụt lún tạo ra vào cuối niên đại Cổ sinh (Poleozoi), đầu đại Trung Sinh (Mezozoi), cách đây khoảng 248 triệu năm [23]. Địa hình bị chia cắt bởi nhiều độ dốc bình quân 300

, độ che phủ bình quân gần 50%. Trong hồ có 47 đảo lớn nhỏ trong đó có 11 đảo đá vơi với diện tích 116 ha và 36 đảo núi đất diện tích 157,5 ha [37]. Hệ thống núi giảm dần theo hƣớng từ Tây Bắc đến Đơng Nam, có đủ các kiểu hình thái phổ biến gồm ngòi, khe, suối, thung lũng bao quanh bởi các dãy núi cao và đồi. Một số dạng địa hình đặc biệt phải kể đến nhƣ: Cảnh quan karst là dạng chiếm ƣu thế tại khu vực phía đơng nam của hồ Hịa Bình, đặc trƣng bởi hệ thống thốt nƣớc theo hang động ngầm.

Các thung lũng: Thung Nai nằm trên hồ Hịa Bình (huyện Cao Phong) cách

trung tâm thành phố khoảng 25 km. Thung lũng Mai Châu cách thành phố Hịa Bình khoảng 60km với địa hình đặc trƣng là các ruộng bậc thang.

Thác nước: Mỗi kiểu có đặc điểm riêng về cấu tạo hình thành và phát triển các

loại hình du lịch thác ghềnh khác nhau nhƣ: du lịch tham quan, du lịch văn hóa lễ hội, du lịch tắm ở thác ghềnh, nghỉ dƣỡng, du lịch mạo hiểm,…Ví dụ nhƣ : Thác suối Trạch (gần cảng Thung Nai – khá nguyên sơ và thơ mộng): từ bến thuyền

Thung Nai du khách phải trải qua khoảng 20 phút trên thuyền máy và tiếp tục đi bộ khoảng 1km. Thác ở thƣợng nguồn suối Trạch tuy không cao, nhƣng rất thơ mộng, hai dòng nƣớc trắng xóa đổ xuống từ vách núi đá tạo thành một khu hồ bơi lý tƣởng. Thác Gò Lao (Gò Mu) nằm tại xã Phúc Sạn, huyện Mai Châu cách thị trấn

Mai Châu khoảng 15 km với dịng nƣớc chảy trắng xóa.

+ Hang động: Động Hoa Tiên nằm trong lòng dãy núi đá vơi, núi Bà thuộc

xóm Ngịi, xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc. Động với vẻ đẹp của đá với vô vàn khối nhũ đá, măng đá, cột đá đủ các hình thù kỳ thú, hấp dẫn du khách qua ánh sáng đèn

những nhũ đá măng đá, cột đá phản chiếu ánh sáng lấp lánh. Động Thác Bờ thuộc xóm Bƣng, xã Ngịi Hoa, huyện Tân Lạc. Động nằm ở sƣờn núi phía Bắc của dẫy núi Chúa nhìn ra mặt sơng. Cửa động cao tới 25m, rộng 20m. Động có chiều sâu tới hơn 100m. Lịng động gập ghềnh, nhấp nhơ chỗ rộng, chỗ hẹp.

Bảng 4. Phân bố tài nguyên du lịch địa hình tại khu vực Hồ Hịa Bình

Huyện Các tài nguyên du lịch địa hình

Huyện Đà Bắc + Đảo: Đảo Dừa (xóm Săng Trệch, xã Vầy Nƣa); Đảo Sung (Đảo Robinson) (xã Tiền Phong)

+ Suối Láo, hang Mƣa, hang Sƣng (xã Cao Sơn) + Hang Thần (xã Vầy Nƣa), Hang Sấm (xã Toàn Sơn) + Suối Ké, núi Biều, hang Lỗ Làn (xã Hiền Lƣơng) Huyện Cao Phong Đảo Cối xay gió, Đảo Xanh (xã Thung Nai)

Huyện Tân Lạc Động Thác Bờ (xóm Bƣng, xã Ngịi Hoa) , Động Hoa Tiên (xóm Ngịi, xã Ngòi Hoa), Vịnh Ngịi Hoa (xóm Ngịi, xã Ngịi Hoa), Hang Bƣng (xóm Bƣng, xã Ngịi Hoa)

Huyện Mai Châu thác Gò Lao xã Phúc Sạn

Nguồn: [31]

Các đảo: Đảo Dừa thuộc xóm Săng Trệch, xã Vầy Nƣa. Cách trung tâm thành

phố Hịa Bình khoảng 25km, du khách chỉ mất khoảng 20 phút đi tàu từ bến cảng du lịch Thung Nai. Đảo Cối Xay Gió thuộc xã Thung Nai. Trên đảo có một chiếc

cối xay gió to lừng lững, nằm gần mặt hồ.

Khí hậu

Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng chịu ảnh hƣởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, đƣợc chia làm 2 mùa rõ rệt trong năm [6]: Mùa mƣa từ tháng 6 đến tháng 10 (1700 đến 1800 mm, chiếm hơn 90% tổng lƣợng mƣa cả năm). Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau (khoảng 100mm, chiếm khoảng 10% lƣợng mƣa cả năm).

Nhiệt độ trung bình năm giao động từ 24 - 25o C, đặc biệt 28-29 oC (tháng 6,7); thấp nhất 7o C vào tháng 12. Ngoài ra, các tiểu vùng cao có khí hậu đặc trƣng của vùng á nhiệt đới (18-190C) nhƣ các xã vùng cao của Tân Lạc, các xã huyện Đà Bắc. Tổng số giờ nắng dao động 14000-16000 giờ/ năm, thời kì từ tháng 4 đến tháng 9 có số giờ lớn từ 1400 giờ/tháng đến khoảng 2000 giờ - tháng có giờ nắng cao nhất là tháng 5 đến 7. Ngƣợc lại, từ tháng 10 đến tháng 3 có số giờ nắng thấp

<1000 giờ nắng. Chế độ gió khu vực là gió Tây Nam, Đơng Nam vào mùa hè, gió Bắc và Đơng Bắc vào mùa đông [23].

Thủy văn

Nguồn nƣớc mặt chủ yếu đƣợc cung cấp bởi hệ thống sông Đà. Lƣu vực Sơng Đà có hệ thống sơng suối dày đặc, với khoảng 200 chi lƣu. Mật độ sơng suối bình qn 0,17km/km2 [31]. Sơng Đà chảy qua tỉnh Hịa Bình có chiều dài 151 km, qua các huyện, thành phố: Đà Bắc, Tân Lạc, Cao Phong, Mai Châu và thành phố Hịa Bình [31]. Năm 1994, đập thủy điện Hòa Bình đƣợc hồn thành, tạo nên một hồ nƣớc với mặt nƣớc ngập thƣờng xuyên khoảng 8.000 ha, dung tích hồ chứa nƣớc thủy điện Hịa Bình 9,45 tỷ m3. Mực nƣớc dâng bình thƣờng của hồ chứa là 117 m, mực nƣớc chết là 80 m so với mực nƣớc biển, mực nƣớc dâng gia cƣờng là 122 m. Trong những năm gần đây, sau khi nhà máy thủy điện Sơn La và thủy điện Lai Châu bắt đầu tích nƣớc, mực nƣớc trong hồ giảm đi, dao động trong khoảng 81 - 113m so với mực nƣớc biển [31].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch khu vực hồ thủy điện hòa bình, tỉnh hòa bình theo định hướng bền vững (Trang 37 - 40)