Tất cả mọi doanh nghiệp muốn tìm chỗ đứng trên thị trường quả là điều hết sức khĩ khăn, khơng chỉ hoạt động trên một nơi, một chỗ hoặc một khu vực là đủ mà tìm mọi cách mở rộng thị trường ra dù bất cứ nơi nào. Thị trường luơn luơn thay đổi theo phong cách sống theo trào lưu văn hĩa mới, thu nhập cao, kỹ thuật mới và hình thành các hộ gia đình mới sẽ tạo nên một lớp khách hàng mới. Việc tìm kiếm thị trường mục tiêu đừng bao giờ dừng lại, nếu dừng lại bỏ lỡ cơ hội kinh doanh của mình qua lớp khách hàng tiềm năng mới ấy. Chính vì vậy mà doanh nghiệp đã luơn luơn thay đổi thị trường mục tiêu của mình trong suốt bao nhiêu năm qua để tìm lại thị trường và khơi phục lại vị trí của mình cĩ lẽ đã mất hẳn nhưng rồi lại khơng.
Thị trường luơn đĩng vai trị quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều nhằm vào thị trường và đáp ứng nhu cầu thị trường.
Nền kinh tế thị trường với những quy luật cạnh tranh khốc liệt và thêm vào đĩ là tình hình biến động của nền kinh tế thế giới và khu vực đã buộc các doanh nghiệp khơng thể ngồi yên để chờ khách hàng tìm đến mình để mua sản phẩm mà bắt buộc doanh nghiệp phải tìm đầu ra cho sản phẩm của mình. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải đầu tư nghiên cứu thị trường, tìm cho mình những thị trường thích hợp nhất và hiệu quả nhất.
Để cơng tác nghiên cứu thị trường đạt kết quả tốt, doanh nghiệp cần quan tâm đến mục tiêu nghiên cứu và đặc biệt là các chính sách để tiêu thụ sản phẩm. Doanh nghiệp nên tập trung chú ý đến các phản ứng của khách hàng, kết quả kiểm định của các cơ quan chức năng, để đánh giá chất lượng sản phẩm của mình trên cơ sở đĩ cĩ biện pháp hữu hiệu khi chọn lựa các nhà cung cấp uy tín trong kinh doanh.
Mặt khác doanh nghiệp cần phải tìm hiểu biến động giá cả trên thị trường, chính sách thuế của nhà nước, nếu cần phải cĩ kế hoạch dữ trữ hàng hố trong kho vì đa số các mặt hàng của doanh nghiệp đều cĩ thể để lâu được.
Sau khi tiến hành nghiên cứu tổng quát về sản phẩm, giá cả, lúc này là lúc doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ lưỡng về nhu cầu, khả năng tiêu thụ của thị trường, khả năng cạnh tranh của các đơn vị cùng ngành từ đĩ quyết định chính sách kinh doanh hiệu quả.