2. Những vấn đề từ Dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá
2.3. Quy định về quảng cáo, khuyến mại thuốc lá
Biện pháp này sẽ tiết kiệm chi phí cho Nhà nước vì việc in ấn cũng chỉ chiếm một phần rất nhỏ, khơng tốn kém nhiều về kinh phí. Tuy nhiên, theo chúng tơi, để phát huy tác dụng thì cảnh báo sức khỏe bằng chữ phải được quy định thống nhất là viết “in hoa”. Đây là vấn đề cịn bỏ ngõ trong Dự thảo Luật nhưng khơng kém phần quan trọng, cần phải được quy định cụ thể để được áp dụng thống nhất.
Có ý kiến cho rằng, khơng nên giao thẩm quyền cho Bộ Y tế quy định nội dung cảnh báo sức khỏe mà cần quy định cụ thể trong luật18. Chúng tôi đồng ý với ý kiến này vì nội dung cảnh báo sức khỏe được quy định trong văn bản có giá trị pháp lý cao là luật sẽ thể hiện mạnh mẽ quyết tâm của Nhà nước ta trong việc PCTHTL.
2.3. Quy định về quảng cáo, khuyến mại thuốc lá thuốc lá
Các nghiên cứu khoa học trên thế giới đều chỉ ra rằng các hoạt động quảng cáo, khuyến mại thuốc lá sẽ làm gia tăng mức tiêu thụ và sử dụng thuốc lá. Tại Anh, nếu không bị tác động của quảng cáo thuốc lá thì người hút thuốc lá có xu hướng bỏ thuốc cao hơn 1,5 lần và ở Úc là 2 lần19.
Để hạn chế tình trạng tiêu thụ và sử dụng thuốc lá, các nước tham gia FCTC, trong đó có Việt Nam đã thống nhất áp dụng “Quy định cấm triệt để quảng cáo, khuyến mại thuốc lá dưới mọi hình thức”. Quyết định số 1315/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 21/8/2009 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước khung về kiểm sốt thuốc lá cũng quy định cấm tồn diện quảng cáo và khuyến mại các sản phẩm thuốc lá. Nhìn chung, pháp luật của nước ta có sự thống nhất trong việc cấm quảng cáo, khuyến mại thuốc lá. Tuy nhiên, các quy định nói trên đang bộc lộ nhiều kẽ hở, tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc lá “lách luật”. Các công ty thuốc lá cũng khai thác triệt để các kẽ hở này, nên có các hình thức quảng cáo, khuyến mại tinh vi như: mặc đồng phục thể hiện biểu tượng sản phẩm thuốc lá; sử dụng màu sắc, poster gắn trên xe đẩy, tủ thuốc, vật phẩm; quảng cáo trên thùng hàng di động gắn sau xe gắn máy... Bên cạnh đó, những hình thức quảng cáo, khuyến mại thuốc lá tuy bị cấm trong Nghị định số 119/2007/ NĐ-CP và Thông tư số 19/2005/TT-BVHTT ngày 12/5/2005 (sửa đổi, bổ sung 2008) nhưng vẫn diễn ra công khai, như trưng bày quá một bao/gói (10 điếu, 12 điếu, 20 điếu) hoặc trưng bày quá một tút/hộp (10 bao/gói) của một nhãn hiệu thuốc lá, sử dụng đội ngũ tiếp viên để mang thuốc mời chào tận nơi.
Kết quả điều tra tình hình thực hiện quy định cấm quảng cáo, khuyến mại thuốc lá ở Việt Nam cho thấy, vi phạm trong lĩnh vực này hết sức phổ biến. Cụ thể, khảo sát 1.500 điểm bán trên 10 tỉnh/thành phố năm 2010 thì tỷ lệ vi phạm về quảng cáo là 67,2%, vi phạm đồng thời quảng cáo và khuyến mại thuốc lá là 28,1%. Số điểm bán không vi phạm quảng cáo hay khuyến mại thuốc lá chỉ chiếm 4,6% và hơn 90% điểm bán trưng bày quá một bao/một tút của một nhãn hiệu thuốc lá20. Trong khi đó, lực lượng chức năng có thẩm quyền xử phạt lại quá ít, xử phạt chỉ dừng ở điểm bán buôn, chưa đủ nguồn lực để xử lý vi phạm ở các điểm bán lẻ (quán ăn, qn giải khát, cửa hàng tạp hóa).
Để khắc phục tình trạng nói trên, Dự thảo Luật có các quy định cụ thể về cấm hoàn toàn quảng cáo, khuyến mại thuốc lá theo kiến nghị của FCTC nhằm hạn chế tác động đến hành vi của người tiêu dùng, đồng thời xây dựng một cơ chế phối hợp hành động giữa các ban ngành. Theo chúng tơi, trong trường hợp này, có thể tiếp thu những kinh nghiệm của nước ngoài trong việc quy định chế tài đối với hành vi quảng cáo, khuyến mại thuốc lá. Ở Canada,
(18) Báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự thảo Luật PCTHTL của Ủy ban thường vụ Quốc hội. (19) VnExpress.net, Tăng mức phạt vẫn không hạn chế được quảng cáo thuốc lá, ngày 24/12/2011.
(20) Trường Đại học Y tế công cộng, Hội Y tế công cộng Việt Nam, tổ chức Health Bridge, Điều tra tình hình thực hiện quy định cấm quảng cáo, khuyến mại và tài trợ thuốc lá ở Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo “Tăng cường thực thi quy định cấm quảng cáo, khuyến mại và tài trợ thuốc lá tại Việt Nam”, Hà Nội, ngày 15/12/2011.
vi phạm về quảng cáo, khuyến mại thuốc lá có thể bị phạt đến 300.000 USD hoặc phạt tù 02 năm. Ở Singapore, vi phạm việc quảng cáo, khuyến mại thuốc lá chịu mức phạt 10.000 SGD hoặc ngồi tù 06 tháng, trường hợp vi phạm lần hai thì bị phạt 20.000 SGD và 12 tháng tù. Với kinh nghiệm này thì khi nội luật hóa, đây sẽ là một trong các biện pháp giúp thực thi pháp luật hiệu quả nhằm giảm mức tiêu thụ thuốc lá và giảm những gánh nặng bệnh tật do hút thuốc gây ra.