Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (Trang 50)

1. Lý do chọn đề tài

1.5. Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn

1.5.1. Nhận thức và năng lực của chủ thể quản lý

* Nhận thức của chủ thể quản lý: Nếu chủ thể quản lý trường mầm non có

nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của phòng tránh TNTT ở trẻ em; nắm được nội dung, phương pháp, hình thức phịng tránh TNTT cho trẻ em thì hoạt động phịng tránh TNTT trong trường mầm non sẽ được quan tâm sâu sát, từ đó hiệu trưởng sẽ có biện pháp quản lý hoạt động phịng tránh TNTT cho trẻ hiệu quả hơn. Vì vậy nhận thức của chủ thể quản lý cũng tác động đến hiệu quả của cơng tác quản lý hoạt động phịng tránh TNTT cho trẻ trong trường mầm non.

* Năng lực chuyên môn của chủ thể quản lý: Nếu chủ thể quản lý có năng

lực, có kỹ năng thực hiện tốt các chức năng quản lý, điều hành tốt các hoạt động trong nhà trường, có năng lực quan hệ con người để điều phối nhân sự thì cơng tác quản lý hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ trong trường mầm non sẽ đạt hiệu quả cao. Như thế, năng lực quản lý của chủ thể cũng là yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ trong trường mầm non.

1.5.2. Nhận thức và năng lực tổ chức hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ của giáo viên, nhân viên ở trường mầm non

Giáo viên, nhân viên nhà trường cần nhận thức đúng, nhận thức đủ, có thái độ chấp hành với các quy định về an tồn cho trẻ, có kỹ năng tổ chức hoạt động cho trẻ đảm bảo an toàn đồng thời với thực hiện các mục tiêu đã đề ra

Giáo viên trong trường mầm non phải đủ số lượng, đạt các yêu cầu về trình độ đào tạo theo quy định của Điều lệ trường mầm non, có hiểu biết về văn hóa và ngơn ngữ dân tộc phù hợp với địa bàn cơng tác, có kiến thức cơ bản về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, được tập huấn kỹ thuật sơ cấp cứu, nắm được các quy định về đảm bảo an toàn cho trẻ, quản lý trẻ trong hoạt động ở trường.

Quan tâm đến trẻ, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ; bảo vệ các quyền và lợi ắch chắnh đáng của trẻ.

Giáo viên thực hiện nghiêm túc việc tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên mơn, nghiệp vụ; vận dụng sáng tạo, có hiệu quả các phương pháp giáo dục và ứng dụng công nghệ thơng tin trong các hoạt động chăm sóc sức khỏe và giáo dục. Thực hiện nghiêm túc chương trình bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng hè, bồi dưỡng chuyên đề và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ.

Nhân viên của nhà trường đạt các yêu cầu theo quy định của Điều lệ Trường mầm non: Đội ngũ tham gia vào hoạt động nuôi dưỡng, nhân viên cấp dưỡng được đào tạo trung cấp nấu ăn hoặc ắt nhất cũng học qua sơ cấp hoặc các lớp ngắn hạn về an toàn vệ sinh thực phẩm và kỹ thuật nấu ăn (có giấy chứng nhận), được tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nhân viên y tế học đường có trình độ trung cấp trở lên theo đúng chun mơn. Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ theo quy định. Được tập huấn kỹ thuật sơ cấp cứu. Như thế có thể nói, trình độ của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường mầm non là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ ở trýờng mầm non.

Thực tế hiện nay, tình hình TNTT ở trẻ em trong các trường mầm non ở nước ta cũng thường xảy ra, Trong thời gian qua, đã có rất nhiều những sự việc bạo hành trẻ em đau lòng xảy ra mà nguyên nhân từ việc người giáo viên, nhân viên phục vụ thiếu nhân cách đạo đức, trong khi đó đối tượng đào tạo của bậc mầm non là những đứa trẻ chưa đủ khả năng bảo vệ mình. Một trong những ngun nhân đó có liên quan đến kỹ năng chăm sóc, giáo dục của giáo viên và nhân viên phục vụ. Nếu như giáo viên, nhân viên phục vụ được tập huấn để xử lắ những tình huống cấp bách, nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý trẻ, kỹ năng cấp cứu trẻ, biết cách chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp thì sẽ phịng tránh được những tai nạn dẫn đến thương tắch, thậm chắ gây tử vong cho trẻ. Điều này cho thấy kỹ năng chăm sóc, giáo dục trẻ của giáo viên, nhân viên phục vụ là một

trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động phịng tránh TNTT cho trẻ mầm non.

1.5.3. Mơi trường kinh tế - chắnh trị - xã hội địa phương

Nếu ở những địa phương có đà tăng trưởng kinh tế khơng ổn định, mặt bằng cơ sở hạ tầng thấp, thiếu trường lớp, trường lớp khơng đủ điều kiện đảm bảo an tồn, thiếu giáo viên. Trẻ em thường phải tự đi đến trường, phải phụ giúp cha mẹ từ rất sớm thì tình trạng tai nạn thương tắch của trẻ sẽ em chiếm tỉ lệ cao. Tình hình kinh tế - xã hội thấp kém, các yếu tố thường liên quan đến thiếu kiến thức về nguy cơ tai nạn thương tắch và giám sát trẻ, thiếu tiếp cận với chăm sóc y tế phù hợp, đặc biệt là cấp cứu chăm sóc trước khi đưa đến bệnh viện. Nhưng nếu ở những địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đời sống của đại đa số người dân khá giả, cơ sở hạ tầng được đầu tư, trung tâm của các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hàng đầu như Thị Trấn Hồ, xã Song Hồ, xã Gia Đơng, xã Trắ Quả, xã Mão Điền, xã Hồi ThượngẦ

1.5.4. Yếu tố gia đình

Gia đình tạo ra khung chung cho các quan hệ và sự phát triển tâm lắ của mỗi thành viên. Các mối quan hệ trong gia đình tốt tạo ra an toàn về tâm lắ cho trẻ. Trong gia đình trẻ học được các kỹ năng đảm bảo an tồn từ đó có những hành vi và ứng xử phù hợp.

Bầu khơng khắ gia đình hịa thuận, ấm áp, nhẹ nhàng, sẽ tạo cho trẻ an toàn về mặt tâm lắ và không bị bạo hành. Ngược lại, những gia đình thường xảy ra xung đột, cha mẹ li hơn, li thân thường có những ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ, thường thì ở trong gia đình như vậy trẻ dễ bị bạo hành, chúng thường có những hành vi chống đối người lớn và dễ làm mình bị thương tắch. Có thể thấy, yếu tố gia đình có ảnh hưởng khơng nhỏ đến phòng tránh TNTT cho trẻ.

1.5.5. Sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục

Phòng tránh TNTT cho trẻ MG khơng chỉ có các hoạt động ở trường mầm non mà cần phải có sự chung tay phối hợp từ các lực lượng giáo dục khác nhau. Bên cạnh gia đình và nhà trường cịn phải có sự phối kết hợp của các ban ngành,

đoàn thể hỗ trợ giúp đỡ. Đầu tiên phải nói đến cơ sở y tế địa phương, nơi có nhiệm vụ theo dõi sự sinh trưởng của trẻ, hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ mầm non cũng nằm trong chương trình theo dõi của cơ sở y tế địa phương, nếu cơ sở y tế có những biện pháp tuyên truyền giáo dục về hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ tốt, đồng thời có những biện xử lý sơ cứu ban đầu tốt thì sẽ làm giảm tỉ lệ trẻ bị TNTT cho trẻ mầm non.

Quan hệ giữa trường học và các lực lượng giáo dục xã hội là quan hệ hiệp thương hợp tác, nhà trường phải tạo điều kiện cho các lực lượng giữ được quyền chủ động. Phát huy được vai trò của những lực lượng như cơng đồn, chi đồn thanh niên, Ban đại diện CMHS của nhà trường trong cơng tác phịng tránh TNTT cho trẻ. Tắnh chủ đạo của nhà trường thực hiện với các lực lượng ngoài trường là việc đề xuất ý kiến về mọi mặt, chủ động trao đổi, hội họp về cơng tác phịng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non.

1.5.6. Điều kiện trang thiết bị, cơ sở vật chất của trường mầm non

TNTT xảy ra đối với trẻ đều có nguyên nhân. Nhà quản lý phải nhìn được nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi là nguyên nhân trực tiếp tác động đến an toàn tắnh mạng của trẻ trong cả một ngày hoạt động ở trường. Trong điều kiện của nhà trường có thể khắc phục được ngun nhân này thì đây là giải pháp cấp bách nhất.

Mọi kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành phịng tránh TNTT cho trẻ dù có tốt đến đâu nhưng điều kiện cơ sở vật chất yếu kém thì tai nạn của trẻ vẫn xảy ra ngồi tầm kiểm soát. Vậy cơ sở vật chất là điều kiện tiên quyết để đảm bảo an tồn phịng tránh TNTT cho trẻ.

Tiểu kết chương 1

Quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tắch cho trẻ ở trường mầm non là hệ thống biện pháp của nhà quản lý, giáo viên, cha mẹ trẻ phối hợp với nhau trong cơng tác chãm sóc trẻ, để bảo vệ bản thân trẻ, không bị tổn hại về thể chất và tinh thần cho trẻ, trẻ được tham gia hoạt động, vui chơi, học tập. Quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tắch ở các trường mầm non là tổng thể các biện pháp có chủ đắch, có kế hoạch của chủ thể quản lắ (Hiệu trưởng) đến đối tượng quản lý được tiến hành một cách hợp quy luật đối với hoạt động hoạt động phòng tránh tai nạn thương tắch ở trẻ cho giáo viên nhằm phòng ngừa, giảm thiểu, ngăn chặn các tai nạn thương tắch xảy ra đối với trẻ.

Lý luận về hoạt động phòng tránh tai nạn thương tắch trong trường mầm non cần thiết phải nghiên cứu các nội dung về mục tiêu, nội dung, hình thức và phương pháp hoạt động phịng tránh tai nạn thương tắch trong trường mầm non, mặt khác, cần có sự phối hợp của các lực lượng giáo dục như: Phịng GD & ĐT, gia đình HS, các Sở, Ban, ngành liên quan.

Quản lý hoạt động hoạt động phòng tránh tai nạn thương tắch trong trường mầm non gồm các nội dung như: Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá hoạt động phòng tránh tai nạn thương tắch trong trường mầm non.

Bên cạnh đó, các yếu tố như nhận thức của CBQL, giáo viên. Sự phối hợp với gia đình trẻ và Ban đại diện cha mẹ trẻ em, CBQL tham mưu với cấp ủy đảng, chắnh quyền địa phương; Chủ chương, chắnh sách chỉ đạo về phòng tránh TNTT cho trẻ; Điều kiện về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất; Số trẻ/lớp, số giáo viên/ trẻẦ là những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phòng tránh tai nạn thương tắch trong trường mầm non.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở CÁC TRƯỜNG

MẦM NON HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH

2.1. Khái quát về tình hình kinh tế, chắnh trị xã hội, văn hố, giáo dục mầm non của huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

2.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế, chắnh trị xã hội, văn hoá, của huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

Huyện Thuận Thành nằm ở bờ Nam sông Đuống phắa nam của tỉnh Bắc Ninh, huyện lỵ là thị trấn Hồ, nằm cách thành phố Bắc Ninh khoảng 15 km về phắa nam, cách trung tâm thủ đơ Hà Nội khoảng 30 km, có vị trắ địa lý: Phắa đơng giáp huyện Gia Bình và huyện Lương Tài; Phắa tây giáp huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội; Phắa nam giáp huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên và huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương; Phắa bắc giáp huyện Tiên Du và huyện Quế Võ.

Diện tắch tự nhiên là 117,83 kmỗ, dân số khoảng 186,015 người (năm 2021). Thuận Thành là đơn vị hành chắnh cấp huyện có diện tắch lớn thứ 2 ở tỉnh Bắc Ninh sau huyện Quế Võ. Huyện Thuận Thành gồm có 01 thị trấn, 17 xã; là

một trong những trung tâm về thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, du

lịch, nông nghiệp, công nghiệp và là đầu mối thúc đẩy kinh tế phắa Nam tỉnh

Bắc Ninh.

Về văn hóa - xã hội, Thuận Thành quan tâm gìn giữ, trùng tu, tơn tạo các di tắch lịch sử, văn hóa; tổ chức lễ hội theo đúng quy định, văn minh, đậm nét văn hóa truyền thống. Cơng tác chăm sóc sức khỏe người dân trên địa bàn huyện cũng được quan tâm.

Về kinh tế - chắnh trị: Năm 2021, huyện tập trung phát triển kinh tế- xã hội và bảo vệ môi trường, Tổng sản phẩm địa phương đạt hơn 7,6 nghìn tỉ đồng, tốc độ tăng trưởng 8%; Thu nhập bình quân đầu người 54,5 triệuđồng/người/năm; Tỷ lệ

kiên cố phòng học đạt 100%; Tỷ lệ hộ nghèo dưới 1%... Nhằm sớm hoàn thiện mục tiêu đưa Thuận Thành trở thành thị xã trong năm 2022, Thuận Thành đang tập trung đẩy nhanh tiến độ các cơng trình đầu tư xây dựng cơ bản, đồng thời hồn thiện các tiêu chắ cịn thiếu trong bảng đánh giá đơ thị loại IV. Đến nay, 17/17 xã đạt 19/19 tiêu chắ xã nông thôn mới, huyện đạt 9/9 tiêu chắ huyện nông thôn mới, kết cấu hạ tầng từng bước được đầu tư hiện đại, theo hướng phát triển đơ thị, giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm, giải quyết việc làmẦTình hình chắnh trị, an sinh xã hội trong huyện ổn định. Cán bộ Đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân có tư tưởng chắnh trị vững vàng, kiên định, tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng, chắnh sách pháp luật của Nhà nước. có phẩm chất đạo đức tốt

Tuy nhiên với đặc điểm huyện Thuận Thành với mật độ dân số đông, đa số nhân dân ở đây làm công nhân nên mặt bằng dân trắ cịn thấp, trình độ hiểu biết về chăm sóc, giáo dục con trẻ cịn hạn chế. Tình hình tai nạn thương tắch của trẻ mầm non chiếm tỉ lệ khá cao, việc phòng tránh tai nạn thýõng tắch cho trẻ trong trýờng mầm non đang là vấn đề cấp bách hiện nay, thu hút sự quan tâm của lãnh đạo các cấp thuộc các ban ngành trong huyện.

2.1.2. Khái quát về tình hình phát triển GDMN của huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

* Quy mô trường, lớp

- Dân số huyện Thuận Thành năm 2021 khoảng 186,015 người. Có tổng số có 23 trường cơng lập, 3 trường ngồi cơng lập và 20 nhóm lớp ngồi cơng lập.

- Tổng số nhóm trẻ, lớp mẫu giáo: 468 nhóm, lớp.

+ Nhà trẻ: Tổng số nhóm: 145 nhóm. Trong đó: Trong trường: 95 nhóm; Nhóm, lớp tư thục, độc lập: 50 nhóm. Tổng số trẻ có mặt tại trường MN, cơ sở GDMN ngồi cơng lập: 2845/7204 trẻ (trong trường: 2132 trẻ; Trẻ ở các nhóm độc lập tư thục: 713 trẻ).

+ Mẫu giáo: Tổng số lớp: 335 lớp. Tổng số trẻ có mặt tại trường: 9491.Tổng số huy động trẻ mẫu giáo 9491/9352 (trong đó: trẻ học tại huyện 9178, trẻ học nơi khác: 125 trẻ) đạt 100% độ tuổi.

* Chất lượng giáo dục: 100% giáo viên thực hiện đúng quy chế chuyên

môn, thời gian biểu. Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong và ngồi lớp học. 100% nhóm lớp thực hiện nghiêm túc chương trình GDMN sau sửa đổi bổ sung theo các lứa tuổi; thực hiện đánh giá trẻ hàng ngày, đánh giá cuối độ tuổi và theo từng chủ đề. Khảo sát chất lượng giáo dục các mặt theo các lĩnh vực học kỳ 2 năm 2020-2021 đạt kết quả như sau:

- Đối với nhà trẻ: Tổng số trẻ được khảo sát: 2845. Trong đó số trẻ đạt: 2829/ 2845 đạt 99,4%; Số trẻ không đạt: 16/2829 đạt 0,6%.

- Đối với mẫu giáo: Tổng số trẻ được khảo sát: 9491. Trong đó số trẻ đạt: 9437/ 9491 đạt 99,4%; Số trẻ không đạt: 54/9491 đạt 0,6%.

* Chất lượng đội ngũ Quản lý, giáo viên, nhân viên

- Trình độ của CBQL, GV, nhân viên các trường mầm non có sự chuyển biến. Tổng số CBQL, GV, NV: 1127 người; trong đó biên chế: 786 (69,74%)

+ CBQL: Tổng số: 70, Trình độ: Đại học: 68 (97,1%), cao đẳng: 2 (2,9%). + Giáo viên: Tổng số: 776 người; trong đó biên chế: 686 người (88,4%).

GV hợp đồng: 90 GV. Trình độ: Đại học: 583 (75,1%), Cao đẳng: 147 (18,9%), Trung cấp: 46 (5,9%).

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (Trang 50)