Biện pháp 3: Chỉ đạo xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (Trang 111 - 116)

1. Lý do chọn đề tài

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tắc hở các

3.2.3. Biện pháp 3: Chỉ đạo xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục

bảo an toàn cho trẻ

3.2.3.1. Mục đắch biện pháp

Xây dựng và sử dụng tốt môi trường giáo dục đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường mầm non là phương tiện, điều kiện để trẻ phát triển toàn diện về thể chất, ngơn ngữ, trắ tuệ, khả năng thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội; đồng thời cũng là điều kiện tốt để nhằm phòng tránh những tai nạn thương tắch cho trẻ trong khi tổ chức các hoạt động chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục trẻ. Vì vậy ngay từ đầu mỗi năm học, nhà trường cần chỉ đạo, triển khai đầy đủ các văn bản về xây dựng và sử dụng mơi trường giáo dục đảm bảo an tồn cho trẻ đến toàn thể cán bộ, giáo viên và nhân viên. Kiểm tra, rà soát, sửa chữa kịp thời cơ sở vật

chất bị hư hỏng, loại bỏ các yếu tố gây mất an toàn cho trẻ. Đầu tư xây dựng trường lớp kiên cố, khang trang, khuôn viên trường học xanh - sạch - đẹp, có các khu vui chơi vận động, vườn cổ tắch, phòng y tế, nhà vệ sinh bảo đảm tiêu chuẩn; môi trường trong lớp học được sắp xếp gần gũi, quen thuộc, thiết kế an toàn, trang trắ đẹp mắt. Trong các hoạt động giáo dục, cán bộ quản lý luôn nhắc nhở đội ngũ giáo viên phải ân cần, gần gũi, u thương trẻ, chăm sóc trẻ tận tình chu đáo, thân thiện để trẻ tự tin, yêu trường, yêu lớp; tuyệt đối khơng dùng bất kỳ một hình thức phạt nào ảnh hưởng đến thể chất và tâm lý trẻ. Về công tác tổ chức ăn bán trú phải đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm. Đảm bảo an tồn giao thơngẦĐây là các điều kiện quan trọng đối với công tác quản lý của các nhà trường nhằm nâng cao được uy tắn, chất lượng trong quản lý hoạt động phòng tránh TNTT cho trẻ.

Để thực hiện tốt các nội dung về xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục đảm bảo an toàn cho trẻ các nhà trường tham mưu với chắnh quyền địa phương, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền đến phụ huynh học sinh, các tổ chức, cá nhân huy động nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất xây dựng mơi trường giáo dục theo mơ hình trường học đảm bảo an.

Bên cạnh đó, các bếp ăn bán trú được bố trắ theo nguyên tắc một chiều, bảo đảm chế độ kiểm tra thực phẩm 3 bước và lưu mẫu thức ăn theo đúng quy định. Ngoài ra, hằng năm, ngành giáo dục phối hợp chặt chẽ với ngành y tế chỉ đạo, hướng dẫn chăm sóc sức khỏe, phịng chống dịch bệnh và kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn trong các nhà trường. Để xây dựng môi trường giáo dục thực sự an toàn, nội dung chăm sóc ni dưỡng, kỹ năng xử lý các tình huống sơ cấp cứu, phịng tránh tai nạn thương tắch... cũng được ngành đưa vào chương trình bồi dưỡng, tập huấn thường xuyên. Kết quả này đã góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục trong các nhà trường. Hằng năm, tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo ra lớp đạt 99,9%; trẻ nhà trẻ đạt trên 32%. Qua theo dõi, số trẻ đạt cân nặng bình thường đạt trên 95,5%, số trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân chỉ chiếm 3-4,5%.

3.2.3.2. Nội dung biện pháp

Thường xuyên rà soát, kiểm tra chất lượng cơng trình, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, phương tiện, dụng cụ máy móc phục vụ cơng tác ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong cơ sở giáo dục mầm non, phát hiện và xử lắ kịp thời các hạng mục bị xuống cấp, hư hỏng có nguy cơ gây mất an toàn đối với trẻ em.

Xây dựng phương án bảo đảm an ninh trật tự, an tồn giao thơng; pḥng, tránh tai nạn thương tắch, đuối nước; phòng chống bạo hành, xâm hại; phòng tránh trẻ bị thất lạc; phòng chống ngộ độc thực phẩm, phịng, chống cháy, nổ; ứng phó với dịch bệnh, thảm họa, thiên tai trong cơ sở giáo dục mầm non.

Ứng phó và xử lắ kịp thời khi xảy ra mất an tồn theo đúng quy trình, quy định của pháp luật.

Xây dựng và thực hiện bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong cơ sở giáo dục mầm non theo quy định.

Tổ chức thực hiện công tác y tế trường học theo quy định; đối với các cơ sở giáo dục mầm non có tổ chức bữa ăn bán trú bảo đảm thực hiện các yêu cầu, điều kiện và quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Để thực hiện tốt các nội dung về xây dựng và sử dụng mơi trường giáo dục đảm bảo an tồn cho trẻ các nhà trường cần xây dựng các kế hoạch, phương án phối kết hợp với các ban ngành, đoàn thể liên quan nhằm thực hiện hiệu quả công tác đảm bảo an ninh, an tồn trường học.

Hàng năm phân cơng đội ngũ giáo viên, nhân viên rà sốt hệ thống phịng học, phịng chức năng, bếp ăn, cơng trình vệ sinh, nước sạch và các cơng trình xây dựng khác.Rà sốt các thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu, học liệu phù hợp với trẻ, đảm bảo tắnh giáo dục, tắnh nhân văn và tắnh thẩm mĩ; không chứa đựng các yếu tố kắch động bạo lực, khơng trái với văn hóa, thuần phong mĩ tục, lịch sử Việt Nam.

Nhà trường phát động phong trào thi đua nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong việc tự giác chấp hành và giáo dục ý thức chấp hành pháp luật giao thông. Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục về TTATGT. Thực hiện nghiêm túc bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong cơ sở giáo dục mầm non đã xây dựng. Giáo dục nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo, chống xâm phạm nhân phẩm và thân thể của các cháu.

Nhà trường có hệ thống cơng nghệ thơng tin kết nối Internet và website đáp ứng yêu cầu dạy và học; được kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm nội dung an toàn, lành mạnh, phù hợp với độ tuổi người học.

Nhà trường có đủ hịm thư góp ý và đường dây nóng để kịp thời tiếp nhận thông tin, phản ánh từ cha mẹ trẻ và nhân dân địa phương nhằm xử lý các vấn đề liên quan đến trẻ và GV, NV trong nhà trường.

Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo bếp ăn của nhà trường, thực hiện nghiêm túc bếp 1 chiều theo quy định. Đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, trẻ ăn đúng thực đơn của Phòng giáo dục đã xây dựng. Tổ giám sát kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm thường xuyên, kiểm tra theo lịch nhà trường đã phân cơng. Nhà trường có đầy đủ hợp đồng ký kết với bên cung ứng thực phẩm, hệ thống hồ sơ sổ sách nhà bếp được cập nhật hàng ngày. Bảng tài chắnh công khai rõ ràng, lưu, hủy mẫu thức ăn đúng quy định, thực hiện nghiêm túc sổ kiểm thực 3 bước và thực hiện nghiêm túc phần mềm bán trú.

Xây dựng kế hoạch, phương án phòng, chống cháy nổ, phương án thốt hiểm đảm bảo an tồn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và các cháu khi có thiên tai, hỏa hoạn xảy raẦ, cần xử lý nhanh chóng, kịp thời đúng quy định khi có TNTT xảy ra. Thường xuyên kiểm tra các thiết bị điện, ga có nguy cơ cháy nổ để phát hiện và bảo dưỡng định kỳ hoặc thay mới trong trường hợp hỏng hóc. Tại khu vực hành lang, lối thoát hiểm và vị trắ dễ quan sát sẽ được lắp đặt biển báo, nội quy, sơ đồ và tiêu lệnh phòng cháy chữa cháy. Mọi cá nhân đều phải có trách nhiệm trong cơng tác phịng cháy chữa cháy trường học. Từng cá nhân được phân công nhiệm vụ cụ thể và chịu trách nhiệm. Thiết kế và thi công hệ thống

điện, hệ thống phịng cháy chữa cháy đảm bảo an tồn được cơ quan chức năng nghiệm thu. Cán bộ giáo viên, nhân viên trong trường đều được trang bị huấn luyện kỹ năng phòng cháy chữa cháy.

Phối hợp hiệu quả với trạm y tế xã trong khám và theo dõi sức khỏe cho trẻ theo quy định và hướng dẫn xử lý một số tai nạn thương tắch khi xảy ra tại các trường non.

Tổ chức bồi dưỡng tập huấn kiến thức và kỹ năng cho GV về nội dung để xây dựng mơi trường an tồn nhằm nâng cao khả năng tắch hợp, lồng ghép trong các hoạt động giáo dục phù hợp với đối tượng các cháu độ tuổi. Giáo dục cho các cháu biết sống thân thiện, hòa nhập với cộng đồng, đoàn kết với bạn bè, vui vẻ, tự tin trong các hoạt động. Giáo dục về luật ATGT, phòng chống đuối nước, cháy nổ, điện giậtẦcho trẻ.

Bên cạnh đó nhà trường cịn phối hợp với phụ huynh học sinh, các ban ngành đoàn thể trong toàn xã hội cùng thực hiện xây dựng môi trường đảm bảo an tồn

Làm tốt cơng tác tham mưu với chắnh quyền địa phương, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền đến phụ huynh học sinh, các tổ chức, cá nhân huy động nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất xây dựng môi trường giáo dục theo mơ hình trường học đảm bảo an tồn.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Phải phân công các lực lượng trong nhà trường phụ trách theo từng nội dung cơng việc và có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra đơn đốc việc thực hiện kế hoạch về xây dựng môi trường đảm bảo an tồn đã xây dựng.

Phải có sự đồng tình nhất trắ cao và sự phối hợp chặt chẽ của các thành viên trong nhà trường và của phụ huynh học sinh..

Phải xây dựng được phong trào xã hội hóa giáo dục để huy động nguồn tài chắnh hỗ trợ công tác xây dựng mơi trường đảm bảo an tồn ở các nhà trường.

Cán bộ quản lý nhà trường phải thường xuyên tổ chức rà soát, củng cố và nâng cao chất lượng điều hành, năng lực chỉ đạo triển khai các hoạt động

PCTNTT của Ban chỉ đạo và các nhóm lớp trong nhà trường. Thực hiện công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả triển khai thực hiện kế hoạch chỉ đạo xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục đảm bảo an toàn cho trẻ.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (Trang 111 - 116)