Xem thêm: Khoản 5 Điều 33 Luật công chứng 2014.

Một phần của tài liệu Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với công chứng viên theo pháp luật việt nam (Trang 27 - 31)

định tại Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 29/2015 về khả năng ủy quyền của tổ chức hành nghề công chứng cho tổ chức xã hội nghề nghiệp của công chứng viên mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thay cho mình. Điều luật này ghi nhận: “Tổ chức hành nghề công chứng trực tiếp mua hoặc có thể ủy quyền cho tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình”. Theo quy định này, ngồi tổ chức hành nghề cơng chứng thì chủ thể tham gia giao kết hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên cịn có thể là tổ chức xã hội nghề nghiệp của công chứng viên nếu tổ chức này được ủy quyền hợp lệ bởi tổ chức hành nghề công chứng. Tổ chức xã hội nghề nghiệp của công chứng viên là một tổ chức có tư cách pháp nhân nên có đầy đủ các điều kiện để trở thành chủ thể tham gia vào quan hệ hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên.

- Bên bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của cơng chứng viên chính là doanh nghiệp bảo hiểm. Với tư cách là một pháp nhân thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm cũng phải đáp ứng điều kiện về năng lực pháp luật và năng lực hành vi thì mới có thể tham gia giao kết hợp đồng bảo hiểm.

Năng lực pháp luật của doanh nghiệp bảo hiểm là khả năng được pháp luật ghi nhận các quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định. Giống như mọi pháp nhân thương mại, năng lực pháp luật của doanh nghiệp bảo hiểm cũng hình thành khi doanh nghiệp được thành lập và chấm dứt khi doanh nghiệp bảo hiểm chấm dứt hoạt động.

Ngoài ra, giống như mọi pháp nhân khác, năng lực hành vi của doanh nghiệp bảo hiểm cũng được xem là vấn đề chỉ được đề cập đến trong khoa học pháp lý chứ không được quy định trong pháp luật thực định, bởi lẽ về nguyên tắc, doanh nghiệp bảo hiểm là một pháp nhân thương mại nên nhà làm

luật không đặt ra vấn đề năng lực hành vi của pháp nhân do pháp nhân không phải là một con người sinh học, khơng có đời sống tâm sinh lý và khơng có khả năng nhận thức, điều khiển hành vi giống như cá nhân. Để đảm bảo tính hiệu lực cho các hợp đồng, giao dịch được ký kết bởi pháp nhân, pháp luật các nước cũng như pháp luật Việt Nam đều quy định người đại diện hợp pháp của pháp nhân phải có năng lực hành vi dân sự vì pháp nhân ln tham gia vào quan hệ pháp luật thông qua hành vi của người đại diện. Như vậy, năng lực hành vi của pháp nhân thực chất được thể hiện thông qua năng lực hành vi của người đại diện hợp pháp của pháp nhân, bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền.

2.1.2. Thực trạng quy định về kí kết, thực hiện hợp đồng bảo hiểmtrách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên

Giao kết hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên là giai đoạn tạo lập hợp đồng và từ đó làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng. Đây là cơ sở, tiền đề để các bên thực hiện các quyền, nghĩa vụ đó trong thời gian hợp đồng có hiệu lực.

Phần phân tích dưới đây sẽ làm rõ hơn thực trạng quy định về ký kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên.

2.1.2.1. Thực trạng quy định về kí kết hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên

Để đảm bảo việc giao kết hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của cơng chứng viên được thiết lập đúng ý chí đích thực của các bên, pháp luật quy định một số nguyên tắc chung của việc giao kết hợp đồng như: nguyên tắc tự do ý chí, thống nhất ý chí giữa các bên giao kết hợp đồng; ngun tắc bình đẳng và các bên cùng có lợi.

Qua khảo sát thực trạng pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên cho thấy, các đạo luật chuyên ngành như Luật kinh

doanh bảo hiểm hay Luật Cơng chứng đều khơng có quy phạm pháp luật nào quy định về quy trình, thủ tục giao kết hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên. Tuy nhiên, theo quy định chung của Bộ luật dân sự 2015, việc giao kết hợp đồng dân sự nói chung và hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của cơng chứng viên nói riêng sẽ được thực hiện theo quy trình, thủ tục chung như sau:

Bước 1: Đề nghị giao kết hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp

của công chứng viên. Hiện nay, do pháp luật không quy định rõ bên nào sẽ đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng bảo hiểm nên về nguyên tắc, bên đưa ra đề nghị có thể là bên bảo hiểm (doanh nghiệp bảo hiểm) hoặc bên mua bảo hiểm (tổ chức hành nghề công chứng hoặc tổ chức xã hội nghề nghiệp của công chứng viên khi được ủy quyền). Tuy nhiên, cho dù là bên nào đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng thì nội dung của bản đề nghị hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên cũng phải bao gồm các vấn đề chính sau đây:

- Đối tượng đề nghị bảo hiểm là trách nhiệm dân sự của công chứng viên đối với bên thứ ba phát sinh trong q trình hành nghề cơng chứng;

- Số tiền bảo hiểm; mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm; - Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm;

- Sự kiện bảo hiểm; điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm;

- Thời hạn bảo hiểm; thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc trả tiền bồi thường.

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, bản đề nghị giao kết hợp đồng trên có hiệu lực theo sự ấn định của bên đưa ra đề nghị hoặc nếu bên đưa ra đề nghị khơng ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó, trừ trường hợp luật liên quan có quy định

khác12. Việc gửi đề nghị, rút lại đề nghị hoặc hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự 2015.

Bước 2: Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm

nghề nghiệp của công chứng viên.

Theo quy định tại Điều 393 Bộ luật dân sự 2015, chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị. Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên. Cũng theo quy định tại Điều 394 Bộ luật dân sự nói trên, thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng có thể do bên đề nghị ấn định và trong trường hợp này, việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó. Nếu bên đề nghị khơng nêu rõ thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực nếu được thực hiện trong một thời hạn hợp lý. Trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thơng báo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay khơng đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị. Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trong trường hợp qua điện thoại hoặc qua phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặc khơng chấp nhận, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận về thời hạn trả lời.

Khi bản đề nghị giao kết hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên được chấp nhận bởi bên nhận đề nghị, hợp đồng này sẽ phát sinh hiệu lực và tạo ra các quyền, nghĩa vụ pháp lý cho các bên tham gia giao kết hợp đồng.

Một phần của tài liệu Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với công chứng viên theo pháp luật việt nam (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w