Xem thêm: Điều 405 Bộ luật dân sự 2015.

Một phần của tài liệu Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với công chứng viên theo pháp luật việt nam (Trang 32 - 36)

Cụ thể là:

Thứ nhất, về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ hợp đồng của bên bảo

hiểm. Theo quy định tại Điều 17 Luật Kinh doanh bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có các quyền và nghĩa vụ cơ bản sau đây:

- Thu phí bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm;

- Yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ trung thực thông tin liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm;

- Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 2 Điều19, khoản 2 Điều 20, khoản 2 Điều 35 và khoản 3 Điều 50 của Luật kinh doanh bảo hiểm;

- Từ chối trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc từ chối bồi thường cho người được bảo hiểm trong trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm hoặc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm;

- Yêu cầu bên mua bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Yêu cầu người thứ ba bồi hoàn số tiền bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm do người thứ ba gây ra đối với tài sản và trách nhiệm dân sự;

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

- Nghĩa vụ giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; quyền, nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm;

- Nghĩa vụ cấp cho bên mua bảo hiểm giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm ngay sau khi giao kết hợp đồng bảo hiểm;

- Nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm kịp thời cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;

- Nghĩa vụ giải thích bằng văn bản lý do từ chối trả tiền bảo hiểm hoặc từ chối bồi thường;

- Nghĩa vụ phối hợp với bên mua bảo hiểm để giải quyết yêu cầu của người thứ ba đòi bồi thường về những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;

- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Qua khảo sát thực tế việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm từ phía doanh nghiệp bảo hiểm, có thể thấy rằng các doanh nghiệp bảo hiểm đã thực hiện đầy đủ các quyền năng pháp lý của mình. Việc thu phí bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm được doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện định kì theo năm thơng qua đội ngũ đại lí của mình. Việc lấy thơng tin của khách hàng trước khi giao kết hợp đồng cũng được doanh nghiệp bảo hiểm rất quan tâm và thực hiện đầy đủ. Các quyền đồng thời cũng là các hoạt động có tính chất nghiệp vụ được doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện thường xuyên, liên tục trong suốt thời gian doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động. Tuy nhiên, về phương diện nghĩa vụ thì ngược lại, trong một số trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm tỏ ra không mặn mà với việc thực thi các nghĩa vụ đối với bên đối ước, trong đó có nghĩa vụ trả tiền bồi thường bảo hiểm mà cả pháp luật và hợp đồng đều có quy định. Cụ thể là:

Về thời điểm chi trả bảo hiểm cho bên thụ hưởng:

Trên nguyên tắc, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm kịp thời cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Mặc dù pháp luật đã có quy định cụ thể về thời gian thực hiện nghĩa vụ trả tiền bồi thường bảo hiểm tại Điều 29 Luật Kinh doanh bảo hiểm, theo đó “khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm; trong trường hợp khơng có thỏa thuận về thời hạn thì doanh nghiệp bảo hiểm

phải trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ về yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường” nhưng trên thực tế, doanh nghiệp bảo hiểm thường chậm trễ, kéo dài trong việc tiến hành các thủ tục giám định tổn thất và chi trả bảo hiểm, với nhiều lý do khác nhau, chẳng hạn như sự khó khăn trong việc tìm kiếm bằng chứng khi giám định tổn thất, tính phức tạp của vụ việc giải quyết yêu cầu bồi thường... Điều này khiến cho người bị thiệt hại rơi vào tình thế khó khăn và thời gian vực dậy, vượt qua khó khăn kéo dài. Chính yếu tố này khiến cho mục đích của bảo hiểm khơng đạt được.

Về nghĩa vụ giải thích khi từ chối thanh tốn bảo hiểm:

Theo quy định, doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ giải thích bằng văn bản lý do từ chối trả tiền bảo hiểm hoặc từ chối bồi thường. Tuy nhiên, trong thực tế doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện nghĩa vụ này chưa đầy đủ và chưa thỏa đáng, khiến cho quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng bị xâm hại. Chẳng hạn, các doanh nghiệp bảo hiểm sau khi trả lời từ chối thanh tốn bảo hiểm thì tự cho mình quyền chấm dứt nghĩa vụ này, dừng mọi hoạt động có liên quan. Trong khi đó, thực tế cho thấy các tranh chấp giữa doanh nghiệp bảo hiểm và khách hàng hoặc các bên liên quan thường phát sinh sau giai đoạn này. Cụ thể, ngay sau khi nhận được văn bản từ chối trả tiền bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm thì các chủ thể có liên quan thường có đơn tường trình hoặc có các động thái để phúc đáp lại cho doanh nghiệp bảo hiểm. Về nguyên tắc, sau khi nhận được phản hồi từ khách hàng hoặc các chủ thể liên quan thì doanh nghiệp bảo hiểm cần tiến hành tiếp xúc, lắng nghe và giải đáp các thắc mắc, băn khoăn của những đối tượng này để họ thấy việc bị từ chối trả tiền bảo hiểm là thỏa đáng, tránh khiếu nại, khiếu kiện kéo dài ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp bảo hiểm cũng như đời sống thường nhật của các bên liên quan. Việc chi trả bảo hiểm có nhiều ý nghĩa nếu doanh nghiệp bảo

hiểm thực hiện tốt công tác bồi thường và chi trả tiền bảo hiểm, cụ thể sẽ bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng, nâng cao chất lượng phục vụ và là cách quảng cáo có hiệu quả nhất làm tăng uy tín và ảnh hưởng tích cực đến kết quả kinh doanh của cơng ty bảo hiểm. Bởi vì, nếu giải quyết bồi thường hoặc chi trả nhanh chóng và chính xác, khách hàng sẽ nhanh chóng khắc phục được những tổn thất về tài chính từ đó ổn định cuộc sống, ổn định sản xuất kinh doanh và nâng cao niềm tin với doanh nghiệp bảo hiểm.

Về phía doanh nghiệp bảo hiểm thì doanh nghiệp này sẽ giữ được khách hàng truyền thống và mở ra triển vọng khai thác được những khách hàng tiềm năng trong tương lai14. Vì vậy, doanh nghiệp bảo hiểm cần có cái nhìn tích cực và tồn diện về việc chi trả bảo hiểm, không chỉ đơn thuần cho rằng việc chi trả bảo hiểm sẽ ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp mà còn là việc quảng cáo hoạt động của doanh nghiệp rất hiệu quả. Giúp khách hàng có niềm tin vào doanh nghiệp tiếp tục tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp đồng thời cũng khai thác, tiếp cận được những khách hàng mới, tiềm năng tham gia. Phải có cái nhìn tích cực như vậy thì doanh nghiệp bảo hiểm mới chủ động trong việc chi trả bảo hiểm, khơng tìm cớ thối thác hoặc tạo ra các rào cản gây khó khăn cho người được thụ hưởng từ đó trốn tránh trách nhiệm chi trả.

- Về nghĩa vụ phối hợp của doanh nghiệp bảo hiểm với bên mua bảo hiểm để giải quyết yêu cầu của người thứ ba đòi bồi thường về những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Nghĩa vụ này còn quy định chung chung chưa phản ánh rõ nội dung, phạm vi mà doanh nghiệp bảo hiểm phải phối hợp với bên mua bảo hiểm trong quá trình giải quyết yêu cầu của bên thứ ba. Thông thường, khi bên thứ ba bị thiệt hại, trong nhiều trường hợp họ khơng biết người gây thiệt hại có

Một phần của tài liệu Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với công chứng viên theo pháp luật việt nam (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w