24 Xem thêm: Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp – Tỷ trọng quá nhỏ Ngọc Lan, Tạp chí Đầu tư Chứng khoán 2010 số 147 trang 31.
3.2. Giải pháp tổ chức thực hiện pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với công chứng viên
nghề nghiệp đối với cơng chứng viên
Bên cạnh việc hồn thiện pháp luật về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên, tác giả luận văn cho rằng cần xem xét áp dụng một số giải pháp sau đây trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên:
Thứ nhất: Nâng cao kiến thức pháp luật và thói quen sử dụng cơng cụ
bảo hiểm để chuyển giao rủi ro cho người dân.
Việc nâng cao nhận thức cho người dân có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt, doanh nghiệp bảo hiểm thì phát triển được thị trường, bên mua bảo hiểm thì có thể chuyển giao rủi ro, đảm bảo cho tổ chức phát triển bền vững trước các thay đổi phức tạp của thị trường và của môi trường pháp lý, bên thứ ba thì có thêm cơ sở để đảm bảo chắc chắn nhận được những khoản tiền bồi thường
thỏa đáng cho các thiệt hại thực tế mà mình phải gánh chịu. Nâng cao nhận thức người dân về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp nói chung và bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của cơng chứng viên nói riêng giúp phát triển lành mạnh thị trường bảo hiểm và góp phần xây dựng xã hội cơng bằng, trong đó mọi người đều ý thức và tôn trọng quyền lợi của nhau, biết tự bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của chính mình. Để thực hiện tốt được giải pháp này cần có sự phối hợp tích cực giữa các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp bảo hiểm.
Mặt khác, về phía cơ quan nhà nước, các chủ thể này cũng phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
- Tuyên truyền, phân tích cho các tổ chức hành nghề công chứng, các công chứng viên hiểu về các rủi ro có thể gặp phải trong q trình hoạt động chuyên môn để các chủ thể này tham gia hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp một cách chủ động, tích cực với mệnh giá bảo hiểm phù hợp, tránh tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp như một nghĩa vụ bắt buộc, mệnh giá bảo hiểm thấp bằng mức tối thiểu mà pháp luật quy định. Điều này sẽ góp phần tránh được tình trạng khi thiệt hại thực tế phát sinh vượt quá mệnh giá bảo hiểm khiến các tổ chức hành nghề công chứng và công chứng viên lại phải liên đới chịu trách nhiệm bằng chính tài sản cá nhân của mình. Việc này làm ảnh hưởng lớn đến đời sống, thu nhập, và hoạt động thường nhật của đơn vị cũng như của cá nhân công chứng viên.
- Tuyên truyền, giải đáp thắc mắc, tư vấn pháp luật trên báo chí, phương tiện thơng tin đại chúng để mọi người có thể hiểu rõ và hiểu đúng vai trò, ý nghĩa của bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với công chứng viên.
- Tun truyền thơng qua việc xây dựng các tình huống, xử lý các tình
huống pháp luật hoặc xây dựng các đoạn phim, đoạn clip ngắn về việc phát sinh thiệt hại từ hoạt động nghề nghiệp của công chứng viên cũng như cách
thức giải quyết, chi trả bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm để người dân dễ dàng tiếp cận và ghi nhớ.
Về phía doanh nghiệp bảo hiểm, chủ thể này cần:
- Xây dựng chiến lược quảng cáo, tuyên truyền giới thiệu sản phẩm bảo hiểm đến các đối tượng quan tâm, giải thích các quyền lợi mà khách hàng có thể nhận được khi tham gia hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.
- Tuyên truyền để các tổ chức xã hội nghề nghiệp của công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng, công chứng viên và các chủ thể liên quan biết được ý nghĩa của bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, cách thức, hồ sơ, quy trình đề nghị thanh tốn bảo hiểm để các bên hiểu đúng về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp và tin tưởng tham gia hợp đồng bảo hiểm.
Thứ hai: Tăng cường thực hiện kiểm tra, giám sát việc tham gia bảo
hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên.
Bộ Tư pháp với tư cách là cơ quan quản lí cao nhất của nhà nước trong lĩnh vực cơng chứng cần tiến hành kiểm tra thường xuyên, liên tục việc tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của cơng chứng viên tránh tình trạng cơng chứng viên hành nghề nhưng không tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.
Sở tư pháp nơi tổ chức hành nghề công chứng hoạt động cần đốc thúc các tổ chức hành nghề cơng chứng thuộc phạm vi quản lí của mình thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho cơng chứng viên. Có cơ chế xử lí nghiêm minh đối với trường hợp cơng chứng viên hành nghề không tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.
Bộ Tài chính là cơ quan quản lí cao nhất của nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm phải thường xuyên rà soát hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm, giám sát sản phẩm bảo hiểm và hợp đồng bảo hiểm mà các doanh nghiệp bảo hiểm đã xây dựng, cung cấp cho công chứng viên tránh để tình
trạng mỗi doanh nghiệp bảo hiểm có một cơ chế riêng gây rối loạn thị trường, đe dọa quyền lợi hợp pháp của khách hàng là các tổ chức hành nghề cơng chứng và cơng chứng viên.
Cục Quản lí giám sát bảo hiểm trong q trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình cần đề cao vai trị giám sát trực tiếp, kết hợp giám sát từ xa và kiểm tra, thanh tra tại chỗ; tăng cường đối thoại, trao đổi, hướng dẫn và hỗ trợ doanh nghiệp bảo hiểm giúp doanh nghiệp bảo hiểm tuân thủ pháp luật, thực hiện đúng các quy định pháp luật về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên tạo môi trường hoạt động kinh doanh lành mạnh, minh bạch hơn.
Thứ ba: Đề cao cung cấp sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
của công chứng viên.
Việc doanh nghiệp bảo hiểm tập trung phát triển dòng sản phẩm nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như tiềm năng của thị trường, thế mạnh của doanh nghiệp, cơ chế pháp lý… Để có được cơ hội phát triển cho sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của cơng chứng viên thì cơ chế pháp lý là yếu tố mà doanh nghiệp bảo hiểm rất quan tâm. Để có được cơ chế pháp lý phù hợp, tương thích với thị trường và nhu cầu của người dân thì vai trị của nhà làm luật và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền rất quan trọng. Cần có các cơ chế khuyến khích doanh nghiệp bảo hiểm phát triển sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, đưa ra các cơng cụ hỗ trợ, tìm kiếm khách hàng cho doanh nghiệp bảo hiểm, có như vậy thì doanh nghiệp bảo hiểm mới trú trọng phát triển sản phẩm này từ đó đưa bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên đi vào đời sống. Hướng đến mục tiêu tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm đang kinh doanh sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ đều cung cấp sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên từ đó giải quyết được hạn chế về phạm vi lựa chọn doanh nghiệp cung cấp sản
phẩm bảo hiểm cho các tổ chức hành nghề công chứng đã được đề cập ở mục 2.1.2.2.
Thứ tư: Đề cao vai trò của tổ chức xã hội nghề nghiệp.
Cần phải xây dựng quy chế và tạo các điều kiện cần thiết để nâng cao vai trò của tổ chức xã hội nghề nghiệp của công chứng viên. Để tổ chức này trở thành đại diện chính thức cho cơng chứng viên tồn quốc, thay mặt tồn thể cơng chứng viên tham gia dự thảo điều khoản trong hợp đồng mẫu về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của cơng chứng viên, là cơ quan ngơn luận chính thức của công chứng viên trước các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.