24 Xem thêm: Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp – Tỷ trọng quá nhỏ Ngọc Lan, Tạp chí Đầu tư Chứng khoán 2010 số 147 trang 31.
3.1. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với công chứng viên
trách nhiệm nghề nghiệp đối với công chứng viên
Từ quá trình nghiên cứu các quy định của pháp luật và tiến hành khảo sát thực tế việc thực hiện các quy định pháp luật trong thực tiễn, tác giả nhận thấy cần phải có những giải pháp đồng độ để pháp luật bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên trở thành lĩnh vực pháp lí hồn thiện điều chỉnh một cách có hiệu quả các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực này.
Phần phân tích dưới đây sẽ chỉ ra cụ thể các giải pháp cần thực hiện trong thời gian tới.
Thứ nhất, Nhà nước cần xây dựng và ban hành một văn bản quy phạm
pháp luật riêng, có tính độc lập để điều chỉnh một cách thống nhất về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên.
Như đã phân tích ở trên, các quy định pháp luật điều chỉnh về hoạt động bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên hiện đang được quy định rải rác trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Vì vậy, u cầu cần có một văn bản độc lập quy định thống nhất về lĩnh vực này là rất cần thiết.
Trong các sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp mới có Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp trong khám chữa bệnh đã được quy định chi tiết tại Nghị định số 102 của Chính phủ, cịn các nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp khác trong đó có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của cơng chứng viên vẫn cịn thiếu các Nghị định của Chính phủ và Thơng tư quy định về quy tắc, điều khoản, được Bộ Tài chính ban hành hoặc phê duyệt. Vì vậy, cần sớm ban hành văn bản quy phạm pháp luật độc lập trực tiếp điều
chỉnh về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên.
Thứ hai, cần xác định hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối
với công chứng viên là hợp đồng mẫu và xây dựng mẫu hợp đồng, quy định mẫu hợp đồng trong luật.
Vấn đề xây dựng hợp đồng mẫu cho một loại hợp đồng xác định nào đó khơng cịn là điều mới mẻ, cụ thể hiện nay chúng ta đã có những loại hợp đồng mẫu như: hợp đồng cung cấp dịch vụ điện, nước, hợp đồng cung cấp truyền hình, internet, hợp đồng chuyển nhượng nhà ở xã hội… Ngay trong lĩnh vực bảo hiểm thì hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cũng đã được xác định là một loại hợp đồng theo mẫu.
Theo quy định tại Quyết định số 35/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 20/8/2015 có hiệu lực từ ngày 15/10/2015, nhà làm luật đã yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải hoàn thành thủ tục đăng ký hợp đồng bảo hiểm nhân thọ mẫu với Bộ Công thương trước khi cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho khách hàng. Và việc đăng kí hợp đồng bảo hiểm nhân thọ mẫu dù còn nhiều quan điểm trái chiều song đã được triển khai trên thực tế.
Với hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên, do những tồn tại như đã phân tích ở trên nên luận văn đưa ra gợi ý về giải pháp là nên xây dựng hợp đồng mẫu. Việc xây dựng hợp đồng mẫu giải quyết được rất nhiều vấn đề hiện đang vướng mắc, cụ thể: với hợp đồng mẫu thì các điều khoản trong hợp đồng rõ ràng, được đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên hạn chế việc gây bất lợi cho một bên chủ thể nhất định, cơ hội tiếp cận và tìm hiểu cụ thể về nội dung hợp đồng được chia đều cho tất cả các chủ thể có nhu cầu quan tâm, chi phí dành cho quá trình thương thảo, đàm phán hợp đồng thấp (gần như bằng không), thời gian tiến hành giao kết hợp đồng được rút ngắn…
Mặt khác, việc xây dựng hợp đồng mẫu có sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau như Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Cục Quản lý cạnh tranh và các doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức xã hội nghề nghiệp của công chứng viên… nên hợp đồng này sẽ phản ánh được góc nhìn đa chiều và bám sát với yêu cầu của thị trường, thị hiếu của khách hàng, giải quyết triệt để xung đột lợi ích giữa các bên liên quan từ đó hạn chế được sự bất bình đẳng trong ý chí khi giao kết hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho cơng chứng viên. Chính vì những ưu điểm trên mà việc xây dựng hợp đồng mẫu cho nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên là cần thiết và cần có cơ chế để sớm được triển khai.
Thứ ba, pháp luật cần mở rộng đối tượng chủ thể được mua bảo hiểm
trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên, theo hướng khơng cấm, hoặc khuyến khích cơng chứng viên tự mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho chính mình.
Theo quy định của pháp luật hiện hành chỉ có tổ chức hành nghề cơng chứng hoặc tổ chức xã hội nghề nghiệp của công chứng viên được xác định là chủ thể tham gia hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên với tư cách là bên mua bảo hiểm. Luận văn đưa ra kiến nghị mở rộng đối tượng được mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên bao gồm cả bản thân công chứng viên. Hiện nay, công chứng viên dù muốn tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cũng khơng có cơ chế pháp lý để tự mình tham gia hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.
Bản chất của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên là chuyển giao rủi ro từ cơng chứng viên có hành vi sai sót do bất cẩn gây ra thiệt hại cho khách hàng hoặc bên thứ ba sang cho doanh nghiệp bảo hiểm, vậy mà công chứng viên lại khơng thể tự mình tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp để trang bị cho mình biện pháp bảo vệ hữu hiệu. Vì
vậy, việc mở rộng chủ thể mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho chính các cơng chứng viên được quyền chủ động tham gia vào hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là một quy định cần thiết.
Khi cơng chứng viên có thể tự quyết định việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho cá nhân mình vừa nâng cao được tính chủ động trong việc tự bảo vệ của cơng chứng viên vừa đảm bảo được việc công chứng viên sẽ cân đối được chính xác mức độ rủi ro mình có thể gặp phải khi hành nghề từ đó đưa ra quyết định sẽ tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp với mức phí phù hợp.
Thứ tư, Nhà nước cần có các quy phạm pháp luật hướng dẫn cách thức
xác định thời hiệu của hợp đồng đối với hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của cơng chứng viên, tránh tình trạng xác định sai thời hiệu hợp đồng làm phương hại đến quyền, lợi ích của các bên liên quan.
Thứ năm, cần sửa đổi một số quy định về quyền, nghĩa vụ của các bên
trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của cơng chứng viên. Như đã phân tích ở mục 2.1.2.2, trên thực tế một số doanh nghiệp bảo hiểm còn chưa mặn mà khi thực hiện các nghĩa vụ của mình theo các điều khoản trong hợp đồng cụ thể có doanh nghiệp bảo hiểm đã khơng tiến hành chi trả một cách nhanh chóng, kịp thời theo quy định của pháp luật, hoặc thực hiện nghĩa vụ giải thích từ chối thanh tốn bảo hiểm chưa thấu đáo, chưa phối hợp với bên mua bảo hiểm để giải quyết yêu cầu của bên thứ ba… Vì vậy cần sửa đổi các quy định này theo hướng cụ thể, chi tiết hơn để doanh nghiệp bảo hiểm dễ dàng thực hiện hoặc khi doanh nghiệp bảo hiểm khơng thực hiện thì các bên liên quan cũng có cơ sở pháp lí rõ ràng để bảo vệ quyền lợi của mình. Cũng tại mục 2.1.2.2 luận văn đã chỉ ra sự thiếu khả thi trong việc thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của bên mua bảo hiểm. Pháp luật quy định bên mua bảo hiểm được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng
trong hai trường hợp được quy định tại khoản 3 điều 19 và khoản 1 điều 20 của luật Kinh doanh bảo hiểm, song các quy định này cịn bất hợp lí khó thực hiện. Vì vậy, cần sửa đổi những quy định này để bên mua bảo hiểm có thể thực hiện các quyền này trên thực tế từ đó bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của mình.
Thứ sáu, cần bổ sung các quy định pháp luật quy định cụ thể về thời
gian, phương thức tiến hành thương lượng.
Khi xảy ra tranh chấp doanh nghiệp bảo hiểm và tổ chức xã hội nghề nghiệp của cơng chứng viên có thể lựa chọn phương thức giải quyết này song để đảm bảo tranh chấp được giải quyết nhanh chóng, triệt để thì cần có các quy định chi tiết về thời gian thương lượng, cách thức tiến hành kết quả thương lượng, tránh để kết quả thương lượng bị các bên “bỏ xó” gây lãng phí thời gian, cơng sức thương lượng từ đó ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên liên quan.
Thứ bảy, cần bổ sung các quy phạm pháp luật quy định về cách thức,
trình tự yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm chi trả bảo hiểm cho bên thụ hưởng khi bên tham gia bảo hiểm khơng cịn tồn tại.
Như đã trình bày ở trên, trong nhiều trường hợp cơng chứng viên chết tổ chức hành nghề cơng chứng khơng cịn hoạt động song hành vi cơng chứng trước đó của cơng chứng viên gây thiệt hại thực tế cho khách hàng cơng chứng. Mặt khác thời hiệu khởi kiện vẫn cịn, tổn thất thực tế thuộc phạm vi bảo hiểm, phát sinh trong thời hạn bảo hiểm, lúc này người bị thiệt hại sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc xác định doanh nghiệp bảo hiểm nào có trách nhiệm bồi thường thay cho tổ chức hành nghề công chứng gây ra sai phạm.
Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi của người bị thiệt hại và đảm bảo nguyên tắc người gây thiệt hại phải bồi thường thì pháp luật nên quy định theo hướng cho người bị thiệt hại được quyền khởi kiện tại tịa án nơi tổ chức hành nghề
cơng chứng có trụ sở hoạt động khi cịn tồn tại. Với quy định này thì người bị thiệt hại sẽ dễ dàng thực hiện quyền khởi kiện của mình, và tịa án khi thụ lí cũng dễ dàng thu thập chứng cứ từ Sở tư pháp trên cùng địa bàn. Bởi hiện nay, các tổ chức hành nghề công chứng vẫn phải báo cáo việc tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho cơng chứng viên của tổ chức mình với Sở Tư pháp địa phương.
Qua những phân tích trên có thể thấy rằng để có một hệ thống các quy phạm pháp luật hoàn chỉnh, phù hợp điều chỉnh tổng thể các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực này thì cần bổ sung những quy phạm pháp luật còn thiếu, sửa đổi những quy định chưa phù hợp... Song để pháp luật thực sự đi vào đời sống và phát huy được vai trị của mình thì cần đề cao q trình tổ chức thực hiện pháp luật trong thực tế. Để thực hiện tốt q trình này cần tiến hành các giải pháp thích hợp để tổ chức thực hiện pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên.