Xem thêm: khoản 2 điều 3 luật Trọng tài thương mại 2010 “thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh”

Một phần của tài liệu Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với công chứng viên theo pháp luật việt nam (Trang 50 - 53)

Theo quy định tại Điều 26 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, những tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án bao gồm:

1. Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân. 2. Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản. 3. Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.

4. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao cơng nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Bộ luật này.

5. Tranh chấp về thừa kế tài sản…

Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên là một loại hợp đồng dân sự cụ thể, do đó chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sự. Vì vậy các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án theo quy định tại Khoản 3 Điều 26 “tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự”.

Theo quy định hiện hành, để tranh chấp này được giải quyết bằng con đường tòa án, các bên phải đảm bảo thỏa mãn các điều kiện luật định sau đây:

(i) Phải có đơn yêu cầu khởi kiện của bên tranh chấp; (ii) Người khởi kiện đúng thẩm quyền;

(iii) Vụ tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án;

(iv) Thời hiệu khởi kiện vẫn còn. Theo quy định tại Điều 30 Luật Kinh doanh bảo hiểm thì thời hiệu khởi kiện hợp đồng bảo hiểm là 3 năm.

(v) Các bên khơng có thỏa thuận trọng tài để giải quyết tranh chấp; (vi) Vụ tranh chấp chưa được giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp lí của cơ quan tịa án khác.

Tuy nhiên, phương thức giải quyết tranh chấp bằng tịa án có tính đặc thù là trình tự, thủ tục được quy định rất chặt chẽ, chi tiết trong Bộ luật tố tụng dân sự, bao gồm thủ tục xét xử sơ thẩm; xét xử phúc thẩm; xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm; tái thẩm nên thời gian giải quyết kéo dài. Bản án,

quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực thi hành ngay sau khi tuyên, các bên tranh chấp, người có quyền lợi liên quan được quyền kháng cáo, viện kiểm sát nhân dân có quyền kháng nghị yêu cầu tịa án có thẩm quyền xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm. Vì vậy, thời gian giải quyết tranh chấp kéo dài, bên bị thiệt hại sẽ lâu nhận được bồi thường, điều này trái với nguyên tắc chi trả trong bảo hiểm là phải nhanh chóng, kịp thời.

Thực tế hiện nay cho thấy, các tòa án đã thụ lí nhiều đơn kiện của khách hàng hoặc bên thứ ba kiện công chứng viên hoặc tổ chức hành nghề cơng chứng do hành vi cơng chứng thiếu chính xác gây thiệt hại cho các chủ thể này, song chưa có tịa án nào thụ lí đơn kiện của doanh nghiệp bảo hiểm đối với tổ chức hành nghề công chứng và ngược lại. Thơng thường sau khi có đơn khởi kiện của bên bị thiệt hại thì tổ chức hành nghề công chứng hoặc công chứng viên trở thành bị đơn và doanh nghiệp bảo hiểm sẽ là bên có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Lúc này doanh nghiệp bảo hiểm sẽ theo dõi, hợp tác với tịa án trong q trình giải quyết vụ việc và thực hiện nghĩa vụ của mình theo phán quyết của tịa án. Nếu doanh nghiệp bảo hiểm không thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo phán quyết thì lúc này tranh chấp giữa doanh nghiệp bảo hiểm với tổ chức hành nghề cơng chứng mới phát sinh, và được tịa án thụ lí nếu có đơn khởi kiện hợp pháp.

2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm nghềnghiệp của công chứng viên nghiệp của công chứng viên

2.2.1. Các kết quả đạt được

2.2.1.1. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm

Hiện nay trên thị trường đã có nhiều doanh nghiệp cung cấp sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên cụ thể là Tổng Công ty cổ phần Bảo Minh, cơng ty Bảo hiểm Dầu khí (PVI), cơng ty cổ phần bảo hiểm quân đội (MIC), công ty bảo hiểm AAA...

Các doanh nghiệp này đã tiên phong trong việc cung cấp sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên và được các tổ chức hành nghề cơng chứng đón nhận. Cụ thể tính đến hết năm 2016, trong cả nước có 943 tổ chức hành nghề cơng chứng đang hoạt động với số lượng công chứng viên hành nghề là 2.182 người18 thì 100% số tổ chức hành nghề cơng chứng nói trên đã tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho cơng chứng viên hoạt động trong tổ chức mình. Vậy, nếu các tổ chức này đều tham gia bảo hiểm với mức phí tối thiểu mà pháp luật quy định tổ chức hành nghề công chứng phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho cơng chứng viên là 3 triệu đồng/người/năm thì doanh nghiệp bảo hiểm đã thu được 6.546.000.000 đồng tiền phí/năm. Song trên thực tế có nhiều tổ chức hành nghề cơng chứng tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên với mệnh giá bảo hiểm lớn, số phí bảo hiểm lên đến hai, ba mươi triệu đồng/công chứng viên một năm thì doanh thu mà doanh nghiệp bảo hiểm thu về trên thị trường quả là con số khơng nhỏ.

Ví dụ, văn phịng cơng chứng “Đào và đồng nghiệp” có trụ sở tại Thành phố Hà Nội mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của văn phịng với mệnh giá 10 triệu đồng/cơng chứng viên/năm, hoặc văn phịng cơng chứng Việt có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên với mệnh giá 30 triệu đồng/ công chứng viên/năm.

Năm 2016, PVI đã kí hơn 500 hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đạt tổng phí hơn 4,5 tỷ đồng19, hay AAA kí hơn 300 hợp đồng đạt tổng phí xấp xỉ 3 tỷ đồng20…

Một phần của tài liệu Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với công chứng viên theo pháp luật việt nam (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w