Thực trạng quy định về giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên

Một phần của tài liệu Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với công chứng viên theo pháp luật việt nam (Trang 42 - 50)

16 Xem thêm: Khoản 1 Điều 20 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (đã được bổ sung, sửa đổi một số điều năm 2010).

2.1.3. Thực trạng quy định về giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên

hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên

Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm nói chung và hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của cơng chứng viên nói riêng là tình trạng pháp lý đặc biệt của quan hệ hợp đồng bảo hiểm, theo đó các bên thể hiện sự xung đột lợi ích, bất đồng quan điểm về quyền và nghĩa vụ trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Các tranh chấp này có thể phát sinh từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phải kể đến một số ngun nhân chính sau đây:

Thứ nhất, các tranh chấp từ hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề

nghiệp của công chứng viên phát sinh do bên mua bảo hiểm đã kê khai không đúng, không đủ, thiếu trung thực vào giấy yêu cầu bảo hiểm khi xảy ra sự kiện được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm căn cứ vào đó từ chối một phần hoặc toàn bộ trách nhiệm bảo hiểm. Trong một số trường hợp, do bên mua bảo hiểm gặp khó khăn trong việc cung cấp bằng chứng, tài liệu có xác nhận của cơ quan chức năng về giải quyết bồi thường bảo hiểm, điều này cũng khiến cho doanh nghiệp bảo hiểm có thể gây khó dễ cho bên mua bảo hiểm và tranh chấp xảy ra. Hoặc, trong hợp đồng bảo hiểm có những điều khoản chưa

rõ ràng khiến các bên có cách hiểu khác nhau thì theo quy định của pháp luật những điều khoản đó sẽ “được giải thích theo hướng có lợi cho bên mua bảo hiểm”, đây là nguyên nhân có nguồn gốc từ quy định của pháp luật. Quy định này nhằm bảo vệ lợi ích của người được bảo hiểm và thể hiện tính nhân văn của pháp luật, vì bản chất hợp đồng này là do doanh nghiệp bảo hiểm soạn thảo nên doanh nghiệp bảo hiểm phải lường trước các vấn đề phát sinh từ hợp đồng, nhưng đây cũng là một nguyên nhân dễ làm phát sinh khiếu nại. Do đó, doanh nghiệp bảo hiểm phải quy định rõ ràng các nội dung của quy tắc, điều khoản bảo hiểm và giải thích để khách hàng có thể hiểu được nội dung của quy tắc, điều khoản bảo hiểm tránh ngộ nhận hoặc hiểu sai dẫn đến tranh chấp phát sinh.

Thứ hai, các tranh chấp từ hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp

của công chứng viên phát sinh do người được bảo hiểm không hiểu đầy đủ về những quy định trong hợp đồng bảo hiểm cũng như các quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình theo hợp đồng. Trong những trường hợp đó, người được bảo hiểm thường mong muốn lợi ích của mình được bảo vệ một cách tối ưu, được bồi thường càng nhiều càng tốt và khi đó họ dễ tiến hành khiếu kiện doanh nghiệp bảo hiểm. Ngoài ra, trong một số trường hợp tranh chấp phát sinh từ cách thức làm việc thiếu chuyên nghiệp của doanh nghiệp bảo hiểm, dẫn đến việc khơng đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của các bên liên quan và từ đó phát sinh tranh chấp.

Có thể thấy rằng các tranh chấp có thể phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của cơng chứng viên chính là các tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của các chủ thể trong hợp đồng bảo hiểm đó là tổ chức hành nghề cơng chứng với doanh nghiệp bảo hiểm. Để giải quyết các tranh chấp phát sinh có nhiều phương thức khác nhau như thương lượng, hòa giải, tòa án, trọng tài. Các phương thức giải quyết tranh chấp này đều được pháp luật quy

định và được các bên chủ thể thực hiện trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định, đây là các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại.

Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên được giao kết giữa tổ chức hành nghề công chứng với doanh nghiệp bảo hiểm, mà doanh nghiệp bảo hiểm là một thương nhân, trong quan hệ hợp đồng chính là bên cung cấp dịch vụ, hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lời nên thuộc đối tượng điều chỉnh của luật Thương mại. Mặt khác theo quy định tại khoản 3 điều 1 Luật Thương mại 2005 thì “hoạt động khơng nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp bên thực hiện hoạt động khơng nhằm mục đích sinh lợi đó chọn áp dụng luật này”. Từ quy định trên có thể thấy rằng quan hệ phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên thuộc phạm vi điều chỉnh của luật Thương mại, vì vậy nếu có tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này thì các bên chủ thể có thể lựa chọn các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại như thương lượng, hòa giải, trọng tài thương mại hoặc tịa án.

Thơng qua khảo sát thực trạng pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên cho thấy, các quy định về giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của cơng chứng viên có thể được thực hiện bằng một trong những phương thức kể trên, cụ thể:

2.1.3.1. Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên bằng thương lượng

Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua việc các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, dàn xếp để tháo gỡ những xung đột, bất đồng phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng nhằm loại bỏ tranh chấp mà khơng cần có sự tham gia của bên thứ ba.

Theo quy định tại Điều 327 Luật thương mại 2005, thương lượng giữa các bên là một trong những cách thức để giải quyết tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng. Vì vậy, căn cứ vào quy định này, tổ chức hành nghề công chứng và doanh nghiệp bảo hiểm có thể sử dụng thương lượng để giải quyết tranh chấp nếu có tranh chấp phát sinh.

Chủ thể tham gia vào q trình thương lượng là chính tổ chức hành nghề công chứng và doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người đại diện theo ủy quyền của các chủ thể này. Các bên tranh chấp có thể tự mình tham gia hoặc ủy quyền cho các nhà thương lượng chuyên nghiệp để thay mặt, giúp đỡ họ trong q trình thương lượng, đó là những người đủ các phẩm chất cần thiết để thực hiện nhiệm vụ thương lượng. Pháp luật hiện chưa có quy định về phẩm chất, điều kiện cần có của một nhà thương lượng, vì vậy trong thực tế các bên thường tự mình đứng ra thực hiện việc thương lượng nhằm giải quyết tranh chấp giữa họ với nhau, tránh sự tốn kém về thời gian và tiền bạc một cách không cần thiết.

Khi phát sinh tranh chấp, thông thường các bên hay lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng thương lượng trước khi tính đến các phương thức giải quyết khác. Bởi đây là phương thức giải quyết đơn giản, có thể giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian, chi phí và đảm bảo giữ gìn được uy tín của các bên, trong q trình thương lượng các bên được đảm bảo quyền tự định đoạt của mình. Kết quả của quá trình thương lượng được ghi nhận tại biên bản thỏa thuận giữa các bên, hoặc trong một văn bản cam kết chung thể hiện sự tự nguyện, tự giác của các bên chứ khơng mang tính cưỡng chế. Đây là điểm làm hạn chế hiệu lực thi hành các kết quả thu được từ quá trình giải quyết tranh chấp bằng thương lượng.

Về vấn đề này, pháp luật hiện nay vẫn còn bỏ ngỏ, trong trường hợp, một trong các bên thiếu thiện chí thì có thể lợi dụng phương thức giải quyết tranh chấp này để kéo dài thời gian khiến tranh chấp hết thời hiệu khởi kiện.

Theo quy định tại điều 30 Luật Kinh doanh bảo hiểm thì “thời hiệu khởi kiện về hợp đồng bảo hiểm là ba năm, kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp”. Nếu quá trình thương lượng hoặc quá trình thực hiện cam kết sau thương lượng kéo dài vượt quá thời hạn ba năm thì bên cịn lại hết quyền khởi kiện. Chính vì pháp luật chưa có quy định cụ thể về thời gian thương lượng, cơ chế đảm bảo thực hiện kết quả của việc thương lượng nên phương thức giải quyết này vẫn tiềm ẩn những rủi ro cho các bên tranh chấp.

Để thương lượng trở thành phương thức giải quyết tranh chấp hữu hiệu thì cần có các quy định pháp lí điều chỉnh cụ thể về thời gian thương lượng, cơ chế đảm bảo thực hiện kết quả thương lượng. Tránh tình trạng thương lượng xong rồi không thực hiện dẫn đến mất thời gian, phương hại đến quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan.

2.1.3.2. Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của cơng chứng viên bằng hịa giải

Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hòa giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp đã phát sinh.

Tại khoản 2 Điều 327 Luật thương mại quy định: “hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hồ giải”. Đây chính là một trong những cách thức để các bên giải quyết tranh chấp phát sinh giữa họ với nhau trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên. Với phương thức này, ngoài sự tham gia của các chủ thể giao kết hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho cơng chứng viên thì cịn có sự tham gia của chủ thể là

bên trung gian hòa giải. Trung gian hịa giải thường là người có uy tín, có trình độ chun mơn, có kinh nghiệm, am hiểu lĩnh vực đang tranh chấp để từ đó giúp các bên hịa giải nhằm giải quyết tranh chấp. Họ sẽ là người làm cho ý chí của các bên dễ gặp nhau hơn trong quá trình đàm phán, từ đó loại trừ, giải quyết được tranh chấp.

Do bảo hiểm là một lĩnh vực khó, đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên là trách nhiệm dân sự - một vấn đề khá trừu tượng, mức độ thiệt hại trong từng vụ việc lại khác nhau nên việc có một chun gia tham gia vào q trình giải quyết tranh chấp sẽ giúp các bên dễ tìm được tiếng nói chung, từ đó nhanh chóng giải quyết được tranh chấp.

So với phương thức thương lượng thì kết quả hịa giải được ghi nhận và chứng kiến của người thứ ba nên mức độ tôn trọng và tuân thủ các cam kết đạt được trong q trình hịa giải cũng cao hơn so với thương lượng. Về kết quả, hòa giải cũng được đảm bảo thực hiện trên cơ sở sự tự nguyện, tự giác của các bên, hiện nay pháp luật đã có quy định về việc “cơng nhận kết quả hịa giải thành ngồi tịa án” nên kết quả hịa giải nếu được tịa án cơng nhận sẽ có hiệu lực pháp lí, các bên phải thực hiện nếu không thực hiện sẽ bị cưỡng chế thực hiện theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại điều 416 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2016 thì kết quả hịa giải có thể được cơng nhận là kết quả hịa giải thành ngồi tịa án khi một trong các bên có u cầu tịa án cơng nhận. Đây là quy định mới của pháp luật giúp tăng hiệu quả của phương thức giải quyết tranh chấp bằng hòa giải, phù hợp với xu thế giải quyết tranh chấp của các nước phát triển trên thế giới. Quyết định cơng nhận kết quả hịa giải thành ngồi tịa án có hiệu lực thi hành ngay không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, và quyết định này được thi hành theo pháp luật về thi hành án dân sự. Với quy định này, các

bên tham gia hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của cơng chứng viên khi có tranh chấp phát sinh có thể lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng hịa giải sau đó u cầu tịa án cơng nhận kết quả hịa giải thành để có căn cứ pháp lí thực hiện kết quả hịa giải. Quy định này đã khắc phục được những hạn chế trong giai đoạn thực hiện kết quả hòa giải thành song vẫn giữ được những ưu thế của hòa giải là thủ tục linh hoạt, nhanh chóng, tiết kiệm chi phí, đảm bảo được sự tự định đoạt của các bên.

Dù đã có quy định mới, tiến bộ phù hợp với thực tiễn song để phương thức hịa giải phát triển, cần có khung pháp lý hồn thiện, đồng bộ, giúp các bên tranh chấp cũng như các hịa giải viên có căn cứ thực hiện và áp dụng.

Hiện nay, Nghị định số 22/2017/NĐ-CP của Chính phủ về hịa giải thương mại bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15/4/2017. Văn bản này quy định các nguyên tắc, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại, hòa giải viên thương mại, tổ chức hòa giải thương mại, tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam và quản lý nhà nước về hoạt động hòa giải thương mại đã khiến hoạt động hịa giải có cơ chế pháp lí rõ ràng và trở thành phương thức giải quyết tranh chấp hiệu quả được các chủ thể tin tưởng lựa chọn. Việc sử dụng hòa giải làm phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm sẽ giúp nhanh chóng giải quyết tranh chấp, giảm thiểu thời gian, chi phí từ đó đẩy nhanh quá trình giải quyết chi trả bảo hiểm cho bên thụ hưởng, đảm bảo được quyền lợi của bên bị thiệt hại. Hiện nay phương thức này được các bên tranh chấp ưu tiên lựa chọn.

2.1.3.3. Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên bằng trọng tài thương mại

Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của pháp luật.

trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên, doanh nghiệp bảo hiểm và tổ chức hành nghề cơng chứng có thể thỏa thuận lựa chọn các cách thức giải quyết tranh chấp khác nhau, trong đó có phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Sở dĩ, theo quy định của pháp luật, các bên có thể lựa chọn phương thức giải quyết này bởi trong quan hệ hợp đồng bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm ln là bên chủ thể có hoạt động thương mại, là một thương nhân, hoạt động nhằm mục tiêu lợi nhuận và vì vậy, tranh chấp này thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại.

Theo quy định tại Điều 2 Luật Trọng tài thương mại 2010, trọng tài có thẩm quyền giải quyết các vụ việc sau: “(i) Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại. (ii) Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại. (iii) Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài”.

Đây là phương thức giải quyết tranh chấp đòi hỏi các bên đương sự phải có hiểu biết pháp luật nhất định bởi từ thỏa thuận trọng tài cho đến quá trình tham gia giải quyết vụ việc, các bên chủ thể đều có những vai trị nhất định. Ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên bằng trọng tài là cách giải quyết nhanh chóng, bí mật, đảm bảo được uy tín của các bên tranh chấp. Đồng thời, phương thức này cũng đề cao được quyền tự quyết của các bên vì vậy các doanh nghiệp bảo hiểm hay tổ chức hành nghề cơng chứng khi là bị đơn thường có xu hướng lựa chọn phương thức giải quyết này để tránh ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động thường ngày của doanh nghiệp, từ đó giảm sút doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.

Trước đây, Pháp lệnh trọng tài quy định các bên phải có thỏa thuận trọng tài trước khi có tranh chấp xảy ra, thỏa thuận này phải được ghi thành văn bản có thể là một điều khoản trong hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng.

Hiện nay, Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định các bên có thể thỏa thuận

Một phần của tài liệu Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với công chứng viên theo pháp luật việt nam (Trang 42 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w