Quy trình dạy học giải quyết vấn đề

Một phần của tài liệu Dạy học giải quyết vấn đề đối với chủ đề giải bài toán bằng cách lập phương trình lớp 8 (Trang 25 - 27)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHƯƠNG PHÁP

1.6.Quy trình dạy học giải quyết vấn đề

Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề dựa trên một quy trình nhất định. Có rất nhiều các cách chia từng giai đoạn khác nhau. Tuy nhiên, ở bài nghiên cứu này, tôi chia dạy học giải quyết vấn đề thành bốn bước chính như sau:

Bước 1: Phát hiện và thâm nhập vấn đề:

Giáo viên đưa ra một vấn đề hoặc một hệ thống các vấn đề có thể dưới dạng hình thức là một câu hỏi, một bài tập,…sau đó xây dựng ra các tình huống có vấn đề để học sinh phải đi tìm câu trả lời hoặc cách giải quyết cho các vấn đề đó thơng qua việc tích cực, tự giác, chủ động tìm kiếm tri thức để tìm ra giải pháp hoặc dưới sự dẫn dắt của giáo viên.

Để đưa ra tình huống có vấn đề, giáo viên có thể trình bày dưới nhiều hình thức khác nhau như: kể một câu chuyện, cho học sinh xem một đoạn video,… chứa đựng vấn đề cần giải quyết. Tuy nhiên, tình huống tạo vấn đề phải đảm bảo tồn tại những mâu thuẫn hoặc sử dụng những kiến thức đã có vẫn chưa đủ để giải quyết vấn đề đó, đồng thời tình huống phải sinh động, hấp dẫn, gắn liền với các sự việc, hiện tượng trong thực tiễn nhằm thu hút sự quan tâm của học sinh, tạo hứng thú cho người học tham gia vào quá trình giải quyết vấn đề.

Sau khi theo dõi tình huống có vấn đề, người học phải nhận diện được vấn đề và phát biểu được vấn đề đó một cách chính xác để thực hiện tìm cách giải quyết vấn đề.

Bước 2: Tìm giải pháp:

Để tìm cách giải quyết vấn đề, người học cần thực hiện theo một số các bước cơ bản như sau:

19

Sau khi phát hiện ra vấn đề có trong bài, người học phải phân tích vấn đề để tìm ra được mối liên hệ giữa cái đã biết, đã có với cái phải tìm, phải chứng minh. Để thực hiện điều này, người học phải có sự liên tưởng vấn đề cần giải quyết tới những kiến thức, định lí, tính chất,…đã được học có liên quan.

Sau khi phân tích được vấn đề, người học phải tư duy, suy nghĩ để tìm ra hướng giải quyết vấn đề. Để tìm ra hướng giải quyết học sinh phải huy động tri thức với những phương pháp, nhận thức, tìm đốn, suy luận, phán đốn…các nội dung kiến thức. Hướng giải quyết có thể thay đổi tùy thuộc vào tình hình để hình thành nên giải pháp giải quyết vấn đề. Ở bước này, các em học sinh có thể tìm ra nhiều giải pháp khác nhau để tìm ra giải pháp phù hợp nhất khi giải quyết vấn đề.

Bước 3: Trình bày giải pháp:

Ở bước này, học sinh phải trình bày lại tồn bộ cả q trình giải quyết vấn đề: từ việc phát biểu vấn đề cho tới việc tìm hiểu các kiến thức liên quan và mối liên hệ giữa vấn đề cần giải quyết và các kiến thức đã có để hình thành nên giải pháp giải quyết vấn đề. Nếu vấn đề đã được cho sẵn trong đề bài hoặc câu hỏi thì khơng cần trình bày lại vấn đề.

20

Bước 4: Nghiên cứu sâu giải pháp:

Sau khi tìm ra được phương pháp giải quyết cho vấn đề, học sinh có thể tìm hiểu những khả năng, trường hợp có thể ứng dụng kết quả của vấn đề đó. Hoặc ở mức độ cao hơn là có thể đề xuất ra những vấn đề mới, bài tốn mới, dạng tốn mới,… có liên quan đến vấn đề mình vừa giải quyết được. Từ đó, giúp phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học.

Một phần của tài liệu Dạy học giải quyết vấn đề đối với chủ đề giải bài toán bằng cách lập phương trình lớp 8 (Trang 25 - 27)