Ưu điểm và hạn chế của dạy học giải quyết vấn đề

Một phần của tài liệu Dạy học giải quyết vấn đề đối với chủ đề giải bài toán bằng cách lập phương trình lớp 8 (Trang 27 - 28)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHƯƠNG PHÁP

1.7. Ưu điểm và hạn chế của dạy học giải quyết vấn đề

1.7.1. Ưu điểm

Trong cơ sở lý luận về phương pháp dạy học giải quyết vấn đề nêu trên, ta có thể thấy đây là một phương pháp dạy học tích cực cần được vận dụng rộng rãi khơng chỉ ở mơn tốn mà cịn đối với các mơn học khác bởi những lợi ích mà nó mang lại.

Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề thúc đẩy q trình tìm tịi các tri thức mới của học sinh dựa trên những hiểu biết và kiến thức đã có. Rèn cho học sinh kỹ năng xem xét vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong quá trình giải quyết vấn đề, học sinh sẽ phải huy động các kiến thức đã có, cũng có thể phải tìm hiểu những kiến thức mới có liên quan dưới nhiều hình thức khác nhau như làm việc độc lập, hoạt động nhóm,…

Thơng qua việc giải quyết vấn đề, học sinh sẽ phát triển thêm nhiều kỹ năng, kỹ xảo để giải quyết các vấn đề mới trong tương lai. Đồng thời, giúp học sinh lĩnh hội được nhiều tri thức mới và có thể ghi nhớ tri thức đó lâu dài hơn do chính bản thân người học được tham gia vào quá trình giải quyết vấn đề đó.

Phương pháp dạy học này còn tạo nhiều động cơ, hứng thú cho người học. Giúp người học tự chủ động tham gia vào quá trình lĩnh hội tri thức chứ khơng cịn lĩnh hội tri thức một cách thụ động như các phương pháp dạy học truyền thống khác.

21

1.7.2. Hạn chế

Với rất nhiều lợi ích mà phương pháp dạy học giải quyết vấn đề mang lại thì bên cạnh đó, phương pháp dạy học này cũng tồn tại một số hạn chế nhất định.

Hiển nhiên, để có thể thực hiện dạy học bằng phương pháp này đòi hỏi giáo viên đầu tư nhiều thời gian, công sức cũng như không ngừng trau dồi, bồi dưỡng các kiến thức chuyên môn cũng như các kiến thức xã hội để tạo nên các tình huống có vấn đề hay, hấp dẫn, sinh động giúp lôi cuốn, tạo hứng thú cho học sinh tham gia vào quá trình hoạt động giải quyết vấn đề.

Bên cạnh đó, để thực hiện giảng dạy bằng phương pháp này đòi hỏi nhiều thời gian, cơng sức thì cũng địi hỏi nhà trường và giáo viên đáp ứng đủ các điều kiện, phương tiện học tập phục vụ để tạo được các tình huống học tập sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn người học. Nếu khơng được như vậy thì khơng những khơng đạt được hiệu quả mà phương pháp dạy học này mang lại mà nó cịn gây cho học sinh cảm thấy nhàm chán, kém hứng thú.

Tóm lại, dạy học theo phương pháp giải quyết vấn đề là một hướng của dạy

học tích cực. Cơ sở tâm lý của phương pháp dạy học này là dựa trên sự hình thành động cơ học tập của học sinh, phát triển hứng thú của người học nhằm phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh. Bản chất của phương pháp giải quyết vấn đề là đặt học sinh trong những tình huống có vấn đề, kích thích người học tích cực suy nghĩ giải quyết nó, biến người học từ vị trí thụ động sang chủ động tự giải quyết vấn cần biết.

Một phần của tài liệu Dạy học giải quyết vấn đề đối với chủ đề giải bài toán bằng cách lập phương trình lớp 8 (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)