Đánh giá về mặt định lượng

Một phần của tài liệu Dạy học giải quyết vấn đề đối với chủ đề giải bài toán bằng cách lập phương trình lớp 8 (Trang 77 - 84)

CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.6.2.Đánh giá về mặt định lượng

3.6. Phân tích kết quả thực nghiệm

3.6.2.Đánh giá về mặt định lượng

Dựa trên các kết quả thực nghiệm sư phạm và thông qua việc xử lý số liệu thực nghiệm sư phạm thu được, chúng tôi nhận thấy chất lượng học tập của HS ở lớp TN cao hơn các lớp ĐC. Điều này được thể hiện:

71

- Các đường tích lũy của lớp thực nghiệm trong hai bài kiểm tra đều nằm bên phải và phía dưới các đường tích lũy của lớp đối chứng. Điều này cho thấy, chất lượng học tập và kết quả của lớp thực nghiệm tốt hơn so với lớp đối chứng.

- Tỉ lệ điểm khá – giỏi của lớp thực nghiệm cũng cao hơn so với lớp đối chứng (Trong bài kiểm tra số 2: Điểm khá – giỏi của lớp thực nghiệm chiếm 68,76%, trong khi đó điểm khá – giỏi của lớp đối chứng chỉ chiếm 28,11%). Từ đó, ta có thể thấy phương pháp dạy học giải quyết vấn đề vào chủ đề Giải bài tốn bằng cách lập phương trình hiệu quả hơn so với phương pháp dạy học truyền thống, qua đó giúp nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

72

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Quá trình thực nghiệm cũng như những kết quả rút ra sau thực nghiệm cho thấy rằng: Mục đích thực nghiệm được hồn thành, các giả thuyết đặt ra có tính khả thi và tính hiệu quả được khẳng định, thực nghiệm đáng tin cậy và có thể nhân rộng được trong quá trình giảng dạy. Việc dạy học phát triển vấn đề thơng qua chủ đề Giải bài tốn bằng cách lập phương trình giúp học sinh hình thành được khả năng tư duy, liên hệ và vận dụng được linh hoạt các kiến thức đã học vào thực tế đời sống, đồng thời chủ động tìm ra nhiều phương án giải quyết khác nhau để tìm ra được phương án giải quyết vấn đề phù hợp nhất.

73

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Sau khi tiến hành nghiên cứu đề tài, chúng tơi đã hồn thành các nhiệm vụ đề ra. Cụ thể:

1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài: Những khái niệm và các vấn đề khái quát về năng lực giải quyết vấn đề. Cơ sở lý luận của phương pháp dạy học giải quyết vấn đề và những ưu điểm và hạn chế của phương pháp dạy học này.

2. Đưa ra được những mục tiêu và nội dung cơ bản trong chủ đề Giải bài tốn bằng cách lập phương trình. Từ đó, đề xuất các biện pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học giải quyết vấn đề đối với chủ đề Giải bài tốn bằng cách lập phương trình. Dựa trên cơ sở lý luận đó, chúng tơi thiết kế được giáo án dạy học phù hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của người học, đồng thời giúp học sinh liên hệ được các kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. 3. Đã tiến hành thực nghiệm sư phạm tại hai trường trên địa bàn huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc (Trường THCS Hải Lựu và trường THCS Lãng Cơng) để tìm hiểu thực trạng dạy học giải quyết vấn đề trong mơn Tốn ở trường trung học cơ sở. tiếp tục tiến hành thực nghiệm trên hai lớp 8A và 8B của trường THCS Hải Lựu để khẳng định chất lượng và hiệu quả trong việc áp dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề cho học sinh đối với chủ đề Giải bài tốn bằng cách lập phương trình.

Chúng tơi hy vọng rằng đề tài nghiên cứu của mình sẽ là một tư liệu tốt cho đồng nghiệp và các em HS tham khảo. Trên cơ sở những kiến thức và và phương pháp đã nghiên cứu được, nhằm tạo điều kiện nâng cao chất lượng dạy học Tốn. Chúng tơi xin kiến nghị những vấn đề sau:

Với xu thế dạy học nhằm phát triển năng lực người học như hiện nay thì việc tăng cường vai trò chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình lĩnh hội kiến thức mới là nhiệm vụ hết sức cần thiết. Trên con đường lĩnh hội các tri thức mới nhằm phát triển năng lực người học không thể bỏ qua việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề. Muốn vậy, người giáo viên cần phải tích cực áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, trong đó có phương pháp dạy học giải quyết vấn đề. Vì thế chúng tơi đề xuất với ngành giáo dục nên khuyến khích, động viên giáo viên tự

74

mình xây dựng tạo ra các tình huống có vấn đề, xây dựng các câu hỏi gợi mở vấn đề hay và sáng tạo giúp phát triển năng lực giải quyết vấn đề của người học. Có như vậy, giáo dục mới tạo ra được những con người đủ năng lực để đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng thời, tạo các điều kiện thuận lợi nhất để giáo viên được tham dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn cũng như về các phương pháp dạy học tích cực để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

Tất cả những nghiên cứu và kết quả được chỉ ra trong luận văn này chỉ là những kết quả nghiên cứu ban đầu. Do trình độ của bản thân còn nhiều hạn chế, kinh nghiệm cịn ít nên chắc hẳn luận văn này không tránh khỏi những sai xót, rất mong nhận được các ý kiến đóng góp, bổ sung của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn này được hoàn chỉnh hơn.

75

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu Tiếng Việt

1. A.M. Machiuskin (1972), Tình huống có vấn đề trong tư duy và trong dạy học, Matxcơva, NXB Giáo dục.

2. Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát huy tính tích cực, tính tự lực của học sinh trong

quá trình dạy học, Bộ giáo dục và Đào tạo, Vụ giáo viên.

3. Bộ giáo dục và Đào tạo (5/2015), Dự thảo chương trình giáo dục phổ thơng tổng

thể trong chương trình giáo dục phổ thơng mới.

4. Bộ giáo dục và Đào tạo (2019), Toán 8 tập hai, Nhà xuất bản Giáo dục Việt

Nam.

5. Nguyễn Hữu Châu, Dạy học giải quyết vấn đề trong mơn Tốn, NCGD số 9 – 1995.

6. Nguyễn Đức Chính (2009), Đo lường và đánh giá kết quả học tập của học sinh, Tài liệu giảng dạy – khoa sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier (2014), Lí luận dạy học hiện đại cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp daỵ học, NXB Đại học sư phạm.

8. Phạm Văn Hồn, Nguyễn Gia Cốc, Trần Thúc Trình, Giáo dục học mơn Tốn,

NXB Giáo dục, Hà Nội, 1981.

9. I.Ia.Lecne (1997), Dạy học nêu vấn đề, NXB Giáo dục, Hà Nội.

10. KhongViLay VOLAYUTH, Trần Trung Ninh (2018), Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trung học phổ thông thông qua dạy học theo dự án phần hóa học vơ cơ ở nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Tạp chí Giáo dục,

Số đặc biệt tháng 09/2018, tr 267-275.

11. Nguyễn Bá Kim, Phương pháp dạy học mơn Tốn, NXB Đại học Sư phạm Hà

Nội, 2007.

12. M.I Makhơmutôp (1972), Lý luận và thực hành dạy học nêu vấn đề, Cadan. 13. Phạm Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường,

NXB Đại học Sư phạm 2005.

14. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Lý luận dạy học đại cương Tập 1, 2, Trường Cán bộ quản lý giáo dục Trung ương.

76

15. Vũ Văn Tảo – Trần Văn Hà (1996), Dạy – học giải quyết vấn đề một hướng đổi

mới trong công tác giáo dục đào tạo huấn luyện Trường Cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo.

16. Nguyễn Cảnh Toàn, Lê Hải Yến (2011), Xã hội học tập, học tập suốt đời và các

kĩ năng tự học, NXB Dân trí.

17. Thái Duy Tuyên (1998), Những vấn đề cơ bản của giáo dục học hiện đại, NXB Giáo dục.

18. Từ điển Giáo dục học (2011), NXB Từ điển Bách khoa.

19. V.Okon, Những cơ sở dạy học nêu vấn đề, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

B. Tài liệu nước ngoài

77

PHỤ LỤC

Một phần của tài liệu Dạy học giải quyết vấn đề đối với chủ đề giải bài toán bằng cách lập phương trình lớp 8 (Trang 77 - 84)