CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn sâu cung cấp thơng tin tồn diện về các đặc điểm nơi được tiến hành nghiên cứu và được nhìn nhận như một chuỗi các sự kiện liên kết chặt chẽ với nhau, được mô tả và phản ánh một cách đầy đủ cuộc sống thực tế hàng ngày.
* Chọn mẫu
Đối tượng của nghiên cứu này được tác giả chọn trong phỏng vấn sâu là:
nhân viên sản xuất tại các nhà máy và nhân viên khối văn phòng. Cụ thể, tác giả
luận văn sẽ tiến hành phỏng vấn đối với 15 người tại công ty , bao gồm:
- Nhân viên sản xuất nhà máy số 5, 6, 7 tại công ty con là Công ty cổ phần Nhựa An Phát Xanh: 10 người
- Ban Tài chính: 2 người
- Ban Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực : 2 người - Ban Kỹ thuật : 1 người
* Thiết kế phỏng vấn sâu
Tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu với bảng câu hỏi bán cấu trúc theo một nội dung đã được chuẩn bị trước (Phụ lục 01). Từ bản câu hỏi, tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp theo hình thức mặt đối mặt và các câu trả lời được tác giả tiếp ghi chép lại, từ đó làm cơ sở cho việc thiết kế phiếu câu hỏi khảo sát để đưa vào
52 nghiên cứu chính thức.
Địa điểm phỏng vấn:
- Trụ sở Cơng ty cổ phần Tập đồn An Phát Holdings - Trụ sở công ty con : Công ty cổ phần Nhựa An Phát Xanh
Thời lượng phỏng vấn: Thời gian của mỗi cuộc phỏng vấn kéo dài trong vòng 10 đến 30 phút. Tùy vào đối tượng được phỏng vấn, khơng khí buổi phỏng vấn từ đó ra quyết định thời lượng cuộc phỏng vấn phù hợp.
Thời điểm phỏng vấn: tác giả sẽ điện thoại trước với các đối tượng được phỏng vấn. Sau đó thống nhất thời điểm phỏng vấn cho phù hợp với đối tượng phỏng vấn. Trong thời điểm dịch Covid – 19 nên tác giả đã thực hiện phỏng vấn thông qua chat webcam.
* Thiết kế bảng câu hỏi phỏng vấn
- Xác định xem các công cụ nào làm cho nhân viên có động lực làm việc với tổ chức hơn?
- Kiểm tra xem người được phỏng vấn có hiểu đúng ý câu hỏi hay khơng? Có điều gì mà phiếu câu hỏi khảo sát chưa đề cập đến, cần bổ sung gì trong nội dung các câu hỏi?
2.2.3. Phương pháp điều tra khảo sát
Phương pháp điều tra khảo sát là phương pháp tác giả sử dụng những kỹ thuật nghiên cứu để thu thập dữ liệu, thơng tin có thể biểu hiện bằng các con số thống kê, các bảng biểu.
* Chọn mẫu
Để có được thơng tin của nhóm đối tượng cần khảo sát tác giả đã liên hệ với Phòng Tổng hợp để xin danh sách và số điện thoại liên lạc của một số nhân viên (gồm: cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, chuyên viên, nhân viên sản xuất, nhân viên phục vụ) đang làm việc tại trên toàn hệ thống của Tập đoàn An Phát Holdings.
Phiếu câu hỏi nghiên cứu được in ra giấy và gửi Trong luận văn, tác giả đã thực hiện phát phiếu điều tra các đối tượng sau và thực hiện bằng phát trực tiếp tại nơi làm việc của đối tượng phỏng vấn.
53
Đối tượng Số lượng
(người) 1. Công nhân sản xuất tại xưởng sản xuất bao bì nilon 20 2. Công nhân sản xuất tại xưởng sản xuất hạt nhựa, hạt phụ gia 20
3. Công nhân hỗ trợ QC, QA, lao công, bảo vệ 20
4. Nhân viên khối văn phòng 20
5. Cán bộ quản lý cấp cơ sở (tổ trưởng, trưởng ca), quản lý cấp
trung (trưởng phòng, quản đốc phân xưởng) 20
- Tổng số phiếu phát ra là 100 phiếu; - Tổng số phiếu thu về là: 100 phiếu.
* Thiết kế bảng hỏi
- Dựa vào cơ sở lý thuyết và một số nghiên cứu liên quan trước đây. - Dựa vào kết quả của phương pháp phỏng vấn sâu.
- Bảng câu hỏi được hồn chỉnh và gửi đi khảo sát chính thức.
Cuối cùng, dữ liệu thông tin thu thập được lưu vào tập tin và dùng để xử lý và phân tích số liệu.
* Thiết kế câu hỏi nghiên cứu
Phiếu khảo sát được thiết kế gồm 2 phần chính (Phụ lục 01)
Phần 1: Nhằm thu thập các thông tin chung về đối tượng tham gia khảo sát (gồm: tên, tuổi, giới tính, trình độ học vấn, thời gian cơng tác tại Công ty, ngạch bậc, đơn vị công tác)
Phần 2: Nội dung câu hỏi khảo sát: nhằm mục đích xem xét đánh giá sự thỏa mãn của nhân viên đối với các công cụ động lực làm việc của Công ty. Các câu hỏi khảo sát đều sử dụng thang đo 5 mức độ, với sự lựa chọn từ số 1 đến 5 (1. hoàn toàn khơng hài lịng đến 5. hồn tồn hài lịng) và thiết kế câu hỏi khảo sát gồm các nội dung như sau:
- Đánh giá chung mức độ hài lịng về tiền lương của 4 nhóm đối tượng: + Quản lý cấp cơ sở và cấp trung (trưởng, phó các phịng ban)
54 + Công nhân sản xuất trực tiếp
+ Công nhân gián tiếp (QC, lao công, bảo vệ,…)
- Công tác tiền công, tiền lương: được mô tả bằng 7 câu hỏi: + Rất hài lòng với mức thu nhập.
+ Tiền lương được chi trả công bằng dựa trên kết quả thực hiện công việc. + Tiền lương nhận được đảm bảo tương xứng với mặt bằng ngành. + Hình thức trả lương phù hợp.
+ Xét tăng lương đúng quy định. + Mức tăng lương hợp lý
+ Các điều kiện xét tăng lương là phù hợp.
- Công tác khen thưởng: được mô tả bằng 8 câu hỏi: + Hài lòng với tiền thưởng được nhận.
+ Hình thức thưởng đa dạng và hợp lý.
+ Mức thưởng hợp lý và có tác dụng khuyến khích. + Điều kiện xét thưởng hợp lý.
+ Cơng tác đánh giá xét thưởng công bằng. + Người được khen thưởng là phù hợp. + Khen thưởng đúng lúc và kịp thời.
+ Nhận thấy rõ mối quan hệ giữa kết quả làm việc và phần thưởng tương xứng.
- Chính sách phúc lợi xã hội: được mô tả bằng 3 câu hỏi: + Quà thưởng dịp lễ Tết
+ Ngày nghỉ được trả lương + Chính sách khác
- Cơng tác tạo mơi trường và điều kiện làm việc: được mô tả bằng các câu hỏi : + Hài lịng với mơi trường và điều kiện làm việc.
+ Được trang bị đầy đủ dụng cụ và phương tiện để thực hiện công việc. + Được cung cấp đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.
55
+ Đồng nghiệp thân thiện, hợp tác, đoàn kết.
+ Người lãnh đạo khuyến khích tơi đưa ra ý kiến đóng góp. + Lãnh đạo quan tâm tạo điều kiện thuận lợi.
+ Những đề xuất của tôi để nâng cao hiệu quả thực hiện công việc được lãnh đạo quan tâm.
- Phân công và đánh giá thực hiện công việc: được mô tả bằng 5 câu hỏi. + Công việc được giao hiện tại phù hợp với năng lực, chuyên môn.
+ Cơng việc được giao hiện tại có trách nhiệm rõ ràng và hợp lý. + Cơng việc được giao có nhiều thử thách và thú vị.
+ Các tiêu chí đánh giá đầy đủ và hợp lý.
+ Kết quả đánh giá phản ánh đúng kết quả thực hiện công việc. - Công tác đào tạo: được mô tả bằng 7 câu hỏi.
+ Mức độ hài lịng với cơng tác đào tạo. + Đối tượng cử đi đào tạo là chính xác.
+ Nội dung đào tạo cũng cấp những kiến thức kỹ năng phù hợp với mong đợi. + Hình thức đào tạo đa dạng, phong phú.
+ Được Công ty tạo điều kiện để học tập.
+ Kiến thức, kỹ năng được đào tạo giúp ích cho cơng việc hiện tại và tương lai.
+ Hiệu quả chương trình đào tạo rất cao
2.3. Phương pháp xử lý dữ liệu
- Thu thập dữ liệu: Kích thước mẫu cho nghiên cứu là 100 phiếu, được gửi trực tiếp đến tay người được hỏi.
- Xử lý và phân tích dữ liệu: tổng số phiếu thu về là 100.
Các phiếu phù hợp sẽ được dùng bằng Excel để xử lý và phân tích dữ liệu. Các kết quả nghiên cứu sau khi được xử lý sẽ được trình bày trong luận văn dưới dạng các con số, bảng số liệu.
56
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, luận văn đã đưa ra các phương pháp nghiên cứu, xây dựng sơ đồ quy trình các bước nghiên cứu, phương pháp thu thập dữ liệu phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu. Tác giả đã đưa ra bảng câu hỏi phỏng vấn cho người lao động tại Cơng ty cổ phần Tập Đồn An Phát Holdings.
Kết quả sau phỏng vấn sẽ được trình bày tiếp trong chương 3 là cơ sở, lý luận để tác giả tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động tại Cơng ty cổ phần Tập Đồn An Phát Holdings.
57
CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG
CƠNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐỒN AN PHÁT HOLDINGS