3.2.4 .Phân tích tình hình lƣu chuyển tiền tệ
4.2. xuất một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Cơng ty
ty Cổ phần Thủy điện Nậm Mu
4.2.1. Xây dựng cơ cấu tài chính hợp lý phù hợp với tình hình hoạt động của Cơng ty của Công ty
- Đối với Doanh thu bán điện thành phẩm: Trong giai đoạn tiếp theo để đảm bảo mức độ tăng trưởng doanh thu bán điện thành phẩm qua mỗi năm theo như kết quả dự báo, Công ty Cổ phần Thủy điện Nậm Mu cần quản lý hiệu quả phương án sản xuất kinh doanh, trong đó đặc biệt chú trọng đến công tác dự báo khí tượng thủy văn cũng như công suất vận hành tối đa của các tổ máy và giá bán điện qua các khung giờ để tính tốn cũng như tối ưu khả năng vận hành của ba nhà máy nhằm đạt hiệu quả phát điện cao nhất trong từng thời điểm cụ thể và đảm bảo dự trữ được lượng nước về hồ khi có mưa lớn.
- Đối với Doanh thu chuyển nhượng bất động sản: Định hướng của Ban điều hành Cơng ty mẹ sẽ thối vốn tại Cơng ty con sau khi chuyển nhượng bất động sản tại thành phố Huế vào năm 2023 và năm 2024, chính vì vậy Cơng ty Cổ phần Sông Đà Tây Đô cần quản lý hiệu quả chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng như tìm đối tác để chuyển nhượng lại bất động sản theo kế hoạch để đảm bảo tối đa hóa lợi nhuận thu về từ hoạt động này.
- Bên cạnh đó, Cơng ty cũng cần nghiên cứu, tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các thủy điện vừa và nhỏ khu vực các tỉnh lân cận như Sơn La, Lai Châu, Điện Biên,… để tận dụng kinh nghiệm về vận hành, sản xuất cũng như khai thác tối đa nguồn vốn từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối được giữ lại thay vì đầu tư vào tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn với lãi suất thấp.
- Đối với chi phí giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp: Cơng ty cần xem xét áp dụng tự động hóa và giải pháp chuyển đổi số trong vận hành, bảo trì nhà máy thủy điện; phương án này tuy tốn chi phí đầu tư ban đầu lớn nhưng trong nhiều năm tiếp theo sẽ hạn chế được rủi ro trong vận hành của nhà máy, thơng qua hệ thống dữ liệu thu thập góp phần dự báo khả năng vận hành, cũng như làm giảm chi phí sửa chữa thay thế thiết bị hàng năm.
- Để việc đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất, nhà quản lý cần phải xây dựng được cơ cấu vốn hợp lý. Cơ cấu vốn của doanh nghiệp đứng trên góc độ quản lý nguồn vốn là mối tương quan giữa tỷ lệ nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Công ty Cổ phần Thủy điện Nậm Mu cần kết hợp hài hòa giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro, khi đó cơ cấu vốn hợp lý sẽ giúp quản trị Công ty một cách hiệu quả. Cơng ty có thể tìm kiếm nguồn vốn bổ sung cho hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua các phương án sau:
+ Huy động vốn thông qua liên doanh, liên kết: Đây cũng là xu hướng tích cực, thơng qua quá trinh liên doanh, một mặt tạo thêm được kênh cung cấp vốn kinh doanh, mặt khác tạo cơ hội cho Công ty tiếp cận với nền khoa học kỹ thuật hiện đại. Nhờ đó, sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường.
+ Huy động vốn từ cán bộ công nhân viên trong Công ty, đây là một biện pháp làm giảm sức ép về vốn dài hạn, giảm bớt rủi ro tiềm tàng trong sản xuất kinh doanh của Công ty. Để đáp ứng nguồn vốn phục vụ việc đầu tư vào các dự án thuỷ điện mới tiềm năng, Cơng ty có thể tăng vốn điều lệ bằng cách
chào bán cổ phần cho các cổ đơng hiện hữu, trong đó ưu tiên cho các cán bộ chủ chốt. Việc này cần được thông qua bởi đại hội đồng cổ đông và tuân thủ quy định của luật doanh nghiệp, luật chứng khoán. Huy động vốn từ cán bộ công nhân viên không chỉ là một biện pháp gắn liền lợi ích cùa người lao động với lợi ích của Cơng ty, mà cịn thúc đấy họ làm việc tích cực.
4.2.2. Đầu tư đổi mới tài sản cố định đi đôi với nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định
- Lập kế hoạch và thực hiện tốt việc quản lý, sử dụng TSCĐ, thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ tránh hư hỏng, mất mát. Công ty cần tiến hành đánh giá lại TSCĐ một cách thường xuyên và chính xác. Hiện nay do khoa học công nghệ ngày càng tiến bộ làm cho các TSCĐ không tránh khỏi sự hao mịn vơ hình. Đồng thời với cơ chế thị trường như hiện nay, giá cả thường xuyên biến động làm cho việc phản ánh giá trị còn lại cả TSCĐ trên số sách kế toán bị sai lệch so với giá trị thực tế. Việc thường xuyên đánh giá lại TSCĐ sẽ giúp cho việc tính khấu hao chính xác, đảm bảo thu hồi vốn và bảo toàn vốn cố định, nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ hoặc có những biện pháp xử lý những TSCĐ bị mất giá nghiêm trọng, chống thất thoát vốn.
- Tận dụng năng lực của TSCĐ trong Công ty: Trong các biện pháp tăng năng suất lao động thì biện pháp tăng công suất máy móc thiết bị rất được các doanh nghiệp chú trọng. Tăng năng suất của thiết bị máy móc có tác dụng tiết kiệm sức lao động, sẽ tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần tránh trường hợp máy móc phải ngừng hoạt động do thời gian sủa chữa quá lâu, thiếu cơng nhân có trình độ... làm ảnh hưởng đến việc tận dụng năng lực máy móc. Khi muốn tăng năng suất doanh nghiệp cần xem xét để tận dụng hết cơng suất của máy móc hiện có chưa trước khi ra quyết định đầu tư mới TSCĐ.
thu hồi được phần nào vốn đầu tư bỏ ra, tạo điều kiện để mua sắm những TSCĐ mới thay thế, nâng cao được năng lực sản xuất.
- Công tác đầu tư mua sắm mới TSCĐ là hoạt động trực tiếp ảnh hưởng đến năng lực sản xuất của Cơng ty. Hơn nữa đó là sự bỏ vốn đầu tư dài hạn, ảnh hưởng đến tình hình tài chính của Cơng ty, do vậy quy trình ra quyết định mua sắm TSCĐ là một vấn đề quan trọng cần phải được phân tích kỹ lưỡng, tạo điều kiện cho Công ty chủ động huy động nguồn tài trợ.
- Khả năng tài chính của Cơng ty: cần xây dựng kế hoạch, phương hướng đầu tư mới tài sản cố định trong từng thời kỳ đảm bảo hiện đại hoá sản xuất nhưng không ảnh hưởng đối với hoạt động chung của Công ty.
- Ảnh hưởng của lãi suất tiền vay: Cơng ty cần xem xét việc đầu tư mới có mang lại hiệu quả cao, khả năng sinh lợi của tài sàn cố định mới có bù đắp đủ chi phí lãi vay và các chi phí khác mà Cơng ty đã bỏ ra hay không.
4.2.3. Phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
- Về chính sách tuyển dụng: theo nhu cầu và tiêu chuẩn, thơng nhất và cơng khai.
- Về chính sách đào tạo: Đào tạo đội ngũ công nhân yêu nghề, đội ngũ quản lý phù hợp, giỏi chuyên mơn, có đạo đức và trung thành với Công ty. Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người lao động. Ví dụ như đối với cơng nhân trực tiếp sản xuất thì hiệu quả sử dụng TSCĐ phụ thuộc rất nhiều vào lực lượng lao động này bởi vì họ là những người trực tiếp vận hành máy móc tạo ra sản phẩm. Do máy móc thiết bị ngày càng hiện đại hóa cho nên trình độ của họ cũng phải thay đổi theo để phát huy hết tính năng của máy móc thiết bị.
- Chính sách quản lý và phát triển nguồn nhân lực: Quản lý lao động theo quy định của pháp luật và nội quy, chế độ, chính sách của cơng ty. Xây dựng mối quan hệ lao động lành mạnh dựa trên cơ sở phát triển đoàn thể phù
hợp văn hóa cơng ty. Quản lý nguồn nhân lực từ các đơn vị đầu mối, phân cấp chặt chẽ và có trách nhiệm. Mơ tả cơng việc, quy định trách nhiệm và quyền hạn đến từng chức danh.
- Chính sách lương, thưởng, chế độ và phúc lợi: Đảm bảo thu nhập của cán bộ công nhân viên cạnh tranh và tương xứng với các đơn vị cùng ngành nghề, cùng khu vực trong từng thời điểm. Những tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc cần được tôn vinh và khen thưởng xứng đáng, kịp thời, công khai và công bằng.