.Thuận lợi và khó khăn trong ngành Thủy điện

Một phần của tài liệu Phân tích và dự báo tài chính công ty cổ phần thủy điện nậm mu (Trang 60)

3.1.4.1. Thuận lợi

- Lãnh thổ Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, có lượng mưa trung bình hàng năm cao, khoảng 1.800 - 2.000mm. Với địa hình phía Bắc và biên giới phía Tây đồi núi cao, phía Đơng là bờ biển dài trên 3.400 km nên nước ta có hệ thống sơng ngịi khá dày đặc với hơn 3.450 hệ thống. Và với điều kiện tự nhiên thuận lợi như vậy nên tiềm năng thuỷ điện (TĐ) của nước ta tương đối lớn. Theo tính tốn lý thuyết, tổng công suất thủy điện của nước ta vào

khoảng 35.000MW, trong đó 60% tập trung tại miền Bắc, 27% phân bổ ở miền Trung và 13% thuộc khu vực miền Nam. Tiềm năng kỹ thuật (tiềm năng có thể khai thác khả thi) vào khoảng 26.000MW, tương ứng với gần 970 dự án được quy hoạch, hàng năm có thể sản xuất hơn 100 tỷ kWh, trong đó nói riêng thuỷ điện nhỏ (TĐN) có tới 800 dự án, với tổng điện năng khoảng 15-20 tỉ kWh/năm.

- Ngành thủy điện có mức phát thải thấp và có thể thay đổi công suất nhanh theo yêu cầu phụ tải. Thủy điện là nguồn cung ứng linh hoạt, bởi khả năng điều chỉnh công suất. Nhờ công suất phủ đỉnh của thủy điện, có thế tối ưu hóa biểu đồ phụ tải chạy nền bởi các nguồn kém linh hoạt hơn như các nhà máy nhiệt điện hoặc điện hạt nhân. Một ưu điểm của thủy điện là có thể khởi động và phát đến công suất tối đa chỉ trong vòng vài phút, trong khi nhiệt điện (trừ tuốc bin khí - gas turbine) phải mất vài giờ hay nhiều hơn trong trường hợp điện nguyên tử. Do đó, thủy điện thường dùng để đáp ứng phần đỉnh là phần có u cầu cao về tính linh hoạt mang tải.

- Một nhà máy thủy điện có thế điều tiết để tối đa lợi nhuận từ bán điện, sử dụng tài nguyên nước một cách hiệu quả nhất cũng như giảm thiểu những tác động xấu khi hạn hán hay lũ lụt.

- Do cầu luôn lớn hơn cung và ngành thủy điện được ưu đãi về thuế và chính sách lãi suất vay vốn đầu tư nên hoạt động của ngành ít chịu rủi ro do sự biến động của thị trường tài chính.

- Thị trường điện năng thuận lợi, cầu luôn vượt cung, chất lượng đời sống của người dân ngày càng tăng cao nên nhu cầu về điện càng lớn.

- Nền kinh tế đang trên đà phục hồi và phát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh được cải thiện và dòng tiền từ vốn đầu tư nước ngoài tăng dẫn tới nhu cầu tiêu thụ điện năng tăng cao.

3.1.4.2. Khó khăn

- Rủi ro về kinh tế

Theo Tổng cục thống kê, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình trong 3 năm từ 2019 đến 2021 là 4,16%, cho thấy nền kinh tế bị ảnh hưởng do dịch bệnh COVID-19 làm cho tốc độ tăng trưởng GDP giảm trong năm 2020 và năm 2021 nhưng đang dần phục hồi và cải thiện trong năm 2022, điều này cho thấy dấu hiệu khả quan của nền kinh tế và có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Cũng như các ngành khác, ngành điện cũng chịu ảnh hưởng từ sự điều chỉnh của chu kỳ kinh tế, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của các đơn vị thủy điện ít hơn so với các đơn vị khác trong ngành điện. Một yếu tố đầu vào rất quan trọng của toàn bộ nền kinh tế chính là năng lượng điện. Sự phát triển hay suy thoái của nền kinh tế sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu năng lượng. Tuy nhiên, đối với nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, sau nhiều năm thiếu hụt đầu tư phát triển điện năng, sức cầu luôn vượt sức cung ngay cả trong hồn cảnh suy thối kinh tế thế giới trong năm 2008 và 2009. Nhu cầu về điện tăng ở mức trung bình khoảng 15%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ sản xuất điện trong nước. Do vậy, sự biến động trong phát triển kinh tế sẽ ít gây ảnh hưởng đến việc sản xuất điện của doanh nghiệp. Đặc điểm này có lẽ sẽ tiếp tục được duy trì trong nhiều năm tới.

- Rủi ro về pháp luật

Hoạt động của Công ty chịu sự ảnh hưởng của Luật doanh nghiệp, Luật chứng khoán, Luật xây dựng, Luật đầu tư, Luật đất đai và các quy định liên quan đến bảo vệ mơi trường.... Trong q trình sửa đổi và hồn thiện, sự thay đổi về mặt chính sách, pháp luật sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động quản trị, kinh doanh của Cơng ty. Điển hình như trong những năm qua, Luật doanh nghiệp mới số 59/2020/QH14 chính thức có hiệu lực dẫn đến việc thay đổi

trong Quy chế, Điều lệ và các hoạt động quản trị của Công ty. Tuy nhiên, rủi ro về luật pháp đối với ngành điện không cao bởi đây là ngành được Nhà nước khuyến khích đầu tư, nên nhiều khả năng có những thay đổi về pháp lý theo hướng có lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Thủy điện Nậm Mu.

- Rủi ro đặc thù ngành kinh doanh

Rủi ro về điều kiện thời tiết là rủi ro chủ yếu và có ảnh hưởng lớn nhất tới các công ty hoạt động trong lĩnh vực thủy điện. Sản lượng và hiệu quả của nhà máy thủy điện phụ thuộc chính vào nguồn năng lượng nước có khả năng tái tạo, dự trữ. Trong trường hợp hạn hán kéo dài, lượng mưa giảm cả trong mùa mưa, làm lượng nước tích trong hồ chứa thấp hơn so với năng lực thiết kế, ảnh hưởng lớn tới sản lượng điện sản xuất của nhà máy. Ngoài ra, các thiên tai khác như lũ quét và mưa lớn có thể gây thiệt hại về đường sá và các cơng trình đê đập của nhà máy, gây ra sự cố trong việc phát điện và tăng chi phí sửa chữa. Tình hình cung ứng điện thay đổi theo mùa khô và mùa mưa, tác động đến kết quả kinh doanh của Cơng ty. Vì vậy, rủi ro về thời tiết vẫn tồn tại trong toàn bộ thời gian hoạt động của Công ty. Với những rủi ro này, Công ty giảm thiểu và hạn chế bằng cách tuân thủ quy trình vận hành hồ chứa, thiết lập phương án phòng chống lụt bão, sửa chữa, gia cố những vị trí xung yếu; thường xuyên cập nhật các thông tin dự báo khí hậu và thủy văn cũng như chỉ đạo của Chinh phủ và các ban ngành địa phương để có những phương án dự phịng vận hành lịng hồ, điều độ máy móc, nhân lực để vận hành nhà máy đạt cơng suất cao nhất có thể và đảm bảo mức tiêu hao là thấp nhất. Ngồi ra, Cơng ty cũng chuẩn bị những phương án phòng chống bão lụt, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra đối với các cơng trình đê đập, đường dây truyền tải điện của nhà máy và thực thi các biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái.

- Rủi ro về biến động giá

Theo xu hướng phát triển của ngành dưới sự định hướng cùa Nhà nước, bước đầu hình thành một thị trường phát điện cạnh tranh, là tiền đề cho khả năng cạnh tranh về giá bán điện của các nhà sản xuất cho EVN, ảnh hưởng chính đến doanh thu và lợi nhuận của Công ty Cổ phần Thuỷ điện Nậm Mu. Tuy nhiên, trong thời gian trước mắt, giá bán điện cho EVN vẫn ổn định trong khung giá của Bộ công thương, do vậy biến động giá sẽ không ảnh hưởng nhiều đến doanh thu của Công ty.

- Rủi ro về vận hành

Các tổ máy của Công ty đã vận hành được 15 năm nên tiềm ẩn một số rủi ro về sự cố máy móc thiết bị trong q trình sản xuất, vận hành.

- Rủi ro trong cạnh tranh

Với sự phát triện của điện gió, điện năng lượng mặt trời, điện hạt nhân trong những năm qua có thể là nhân tố làm cho giá thành bán điện bị cạnh tranh và ảnh hưởng đến doanh thu của Công ty.

- Rủi ro khác

Các rủi ro khác như chiến tranh, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh,... là những rủi ro bất khả kháng, mặc dù rất hiếm khi xảy ra, nhưng nếu xảy ra sẽ gây thiệt hại lớn về tài sản, con người và tình hình hoạt động chung của Cơng ty. Đây là rủi ro khơng thể loại trừ nhưng có thể giảm thiểu. Vì vậy Cơng ty cần thường xuyên theo dõi và nắm bắt các thông tin nhằm kịp thời đưa ra các biện pháp phòng tránh và xử lý, đồng thời luôn nghiêm túc tuân thủ các quy định, thường xuyên huấn luyện về PCCN, ATLĐ, đảm bảo thực hiện tốt công tác PCCC.

3.2. Phân tích tình hình tài chính của Cơng ty Cổ phần Thủy điện Nậm Mu giai đoạn 2019 - 2021

Bảng 3.1: Bảng phân tích tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Cơng ty

Đơn vị tính: triệu đồng

CHỈ TIÊU 2021 SS 21/20 2020 SS 20/19 2019

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 165.837 88% 188.962 124% 152.869 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 165.837 88% 188.962 124% 152.869

4. Giá vốn hàng bán 92.834 79% 117.991 165% 71.303

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 73.003 103% 70.971 87% 81.566

6. Doanh thu hoạt động tài chính 1.639 119% 1.377 119% 1.160

7. Chi phí tài chính 1.014 21% 4.909 53% 9.342

Trong đó: chi phí lãi vay 1.014 21% 4.909 53% 9.342

9. Chi phí bán hàng - 251 -

10. Chi phí quản lý doanh nghiệp 8.669 91% 9.488 114% 8.348

11. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 64.959 113% 57.700 89% 65.035

12. Thu nhập khác 117 2% 7.332 307% 2.388

13. Chi phí khác 840 271% 310 6% 5.344

14. Lợi nhuận khác (723) -10% 7.022 -238% (2.956)

15. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 64.237 99% 64.723 104% 62.080

16. Chi phí thuế TNDN hiện hành 18.083 213% 8.478 73% 11.645

17. Chi phí thuế TNDN hỗn lại - - 0% (1.318)

18. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 51.153 91% 56.245 109% 51.753 19. Lợi nhuận sau thuế của cổ đơng khơng kiểm sốt 12 600% 2 0% 2.654 20. Lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ 51.141 91% 56.243 115% 49.099

Qua bảng số liệu trên ta thấy:

Đơn vị tính: triệu đồng

Hình 3.2: Sự biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Cơng ty

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ BCTC sau kiểm tốn của Cơng ty

Tổng lợi nhuận sau thuế của Cơng ty năm 2021 là 51.153 triệu đồng, có xu huớng giảm so với năm 2020, nguyên nhân là do kể từ năm 2021 Công ty hết thời hạn được hưởng ưu đãi miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với đơn vị hoạt động trong lĩnh vự đầu tư xây dựng và khai thác thủy điện, ngoài ra trong năm 2020 Công ty phát sinh doanh thu từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản của Công ty con là Công ty cổ phần Sông đà Tây đô, tuy nhiên hoạt động này diễn ra khơng thường xun. Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất kinh doanh điện thương phẩm của ba nhà máy diễn ra ổn định, giá vốn hàng bán qua các năm cũng giảm dần do hoạt động sản xuất điện thành phẩm đã đi vào ổn định làm giảm bớt chi phí tiêu hao trong quá trình chạy máy dẫn tới doanh thu từ bán điện thương phẩm duy trì ổn định qua các năm. Dự báo trong thời gian 3 năm tới từ 2022 đến 2024, doanh thu đến từ hoạt động sản xuất và bán buôn điện thương phẩm tăng trưởng đều qua các năm với mức tăng 5% đến 7% so với năm trước. Cơng ty cần có kế hoạch sản xuất để tối ưu công suất phát điện của Nhà máy và quản trị chi phí sản xuất một cách hiệu quả để đạt được lợi nhuận tối ưu từ hoạt động kinh doanh chính.

- 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 2019 2020 2021

Lợi nhuận sau thuế Chi phí

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Cơng ty trong năm 2021 là 64.959 triệu đồng, năm 2020 là 57.700 triệu đồng và năm 2019 là 65.035 triệu đồng. Như vậy lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh năm 2020 của Công ty giảm so với năm 2019 nhưng lại tăng trở lại trong năm 2021. Sở dĩ lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Công ty trong năm 2021 tăng là do tốc độ giảm của doanh thu năm 2021 nhỏ hơn tốc độ giảm của giá vốn hàng bán tương ứng cũng làm cho lợi nhuận thuần tăng lên và chi phí lãi vay năm 2021 so với năm 2020 cũng giảm xuống.

Bảng 3.2: Tỷ suất chi phí và tỷ suất lợi nhuận của Cơng ty

Đơn vị tính: lần

CHỈ TIÊU 2021 SS 21/20 2020 SS 20/19 2019

1. Tỷ suất giá vốn hàng bán 0,560 89,7% 0,624 133,9% 0,466 2. Tỷ suất chi phí QLDN 0,052 104,1% 0,050 91,9% 0,055 3. Tỷ suất LN thuần từ hoạt

động kinh doanh 0,392 128,3% 0,305 71,8% 0,425 4. Tỷ suất LN trước thuế 0,387 113,1% 0,343 84,3% 0,406 5. Tỷ suất LN sau thuế 0,308 103,6% 0,298 87,9% 0,339

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ BCTC sau kiểm tốn của Cơng ty

Căn cứ vào bảng trên ta thấy tỷ suất chi phí quản lý doanh nghiệp biến động thay đổi qua các năm tương ứng với tỷ lệ biến động của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Chi phí quản lý doanh nghiệp thay đổi chủ yếu là sự biến động về chi phí lương, thưởng của bộ phận quản lý theo tỷ lệ doanh thu đạt được giữa thực tế so với kế hoạch.

Giá vốn hàng bán của Công ty trong năm 2020 là 117.991 triệu đồng tăng 46.688 triều đồng so với năm 2019 và tăng 25.157 triệu đồng so với năm 2021. Mặt khác tỷ suất giá vốn hàng bán của Công ty trong năm 2021 là 56,0%; năm 2020 là 62,4%; năm 2019 là 46,6%. Cụ thể là trong năm 2021 để tạo ra 100 đồng doanh thu thuần thì Cơng ty phải bỏ ra 56 đồng giá vốn hàng bán; năm 2020 thì Cơng ty phải bỏ ra 62,4 đồng giá vốn hàng bán; năm 2019 phải bỏ ra 46,6 đồng giá vốn hàng bán. Biến động giảm bất thường của tỷ suất

giá vốn hàng bán năm 2019 do ảnh hưởng của khoản trích lập dự phịng giảm giá bất động sản của công ty con.

Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty năm 2020 đạt 188.962 triệu đồng cao nhất trong giai đoạn ba năm từ năm 2019 đến năm 2021, năm 2019 năm và năm 2021 với doanh thu lần lượt là 152.869 triệu đồng và 165.837 triệu đồng, nguyên nhân của sự biến động là do ngoài việc tăng trưởng của doanh thu bán điện thành phẩm qua các năm thì trong năm 2020 Cơng ty cổ phần Sơng đà Tây Đô là công ty con đã chuyển nhượng hàng hóa bất động sản làm doanh thu tăng lên 18.405 triệu đồng so với năm 2019. Ngoài ra tỷ lệ tăng của doanh thu thuần năm 2020 so với năm 2019 thấp hơn tỷ lệ tăng của giá vốn hàng bán đến chủ yếu từ việc chuyển nhượng bất động sản của Công ty cổ phần Sông Đà Tây Đô không đem lại lợi nhuận khi giá vốn hàng bán lớn hơn doanh thu thu được, điều này cho thấy công ty con là Công ty Cổ phần Sông đà Tây Đô đang quản trị chi phí chưa thật sự hiệu quả đối với hoạt động kinh doanh.

Hiệu quả kinh doanh đối với hoạt động sản xuất điện thành phẩm của tồn Cơng ty tăng trưởng phụ thuộc vào lượng nước về hồ và công suất của nhà máy qua các năm. Doanh thu thuần bán điện thành phẩm qua các năm từ năm 2019 đến năm 2021 lần lượt là 152.867 triệu đồng, 170.557 triệu đồng và 165.837 triệu đồng; năm 2019 doanh thu bán điện thành phẩm là thấp nhất trong giai đoạn do chịu tác động ảnh hưởng của sự việc cháy nổ Nhà máy thủy điện Nậm Ngần vào tháng 11/2019 làm cho hoạt động sản xuất điện tại nhà máy Nậm Ngần không thể thực hiện trong hai tháng cuối năm 2019. Như vậy so với các công ty cùng ngành thì hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ

Một phần của tài liệu Phân tích và dự báo tài chính công ty cổ phần thủy điện nậm mu (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)