CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phƣơng pháp xử lý dữ liệu
2.3.1. Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong phân tích tài chính. Khi sử dụng phương pháp này cần lưu ý để những vấn đề sau:
- Điều kiện so sánh: Các đại lượng, các chỉ tiêu so sánh được phải đảm bảo thống nhất về nội dung kinh tế, thống nhất về phương pháp tính tốn, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường.
- Gốc so sánh: Gốc so sánh có thể là kỳ kế hoạch, kỳ trước hoặc các năm trước, giá trị trung bình của ngành hoặc chỉ tiêu phân tích của đối thủ cạnh tranh… tùy theo mục đích phân tích.
- Kỹ thuật so sánh: thường được sử dụng là so sánh bằng số tuyệt đối, so sánh bằng số tương đối.
2.3.2. Phương pháp phân tích tỷ lệ
Phân tích tỷ lệ là một công cụ thường được sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính. Việc sử dụng các tỷ lệ cho phép người phân tích đưa ra một tập hợp các con số thống kê để vạch rõ những đặc điểm chủ yếu về tài chính của
một số tổ chức đang được xem xét. Trong phần lớn các trường hợp, các tỷ lệ được sử dụng theo hai phương pháp chính:
Thứ nhất, các tỷ lệ cho tổ chức đang xét sẽ được so sánh với các tiêu
chuẩn của ngành. Có thể có những tiêu chuẩn của ngành này thông qua các dịch vụ thương mại như của tổ chức Dun and Bradstreet hoặc Robert Morris Associates, hoặc thông qua các hiệp hội thương mại trong trường hợp khơng có sẵn, các tiêu chuẩn ngành cho ngành đã biết hoặc do tổ chức mà ta đang xem xét không thể dễ dàng gộp lại được thành một loại hình ngành “tiêu chuẩn”: Các nhà phân tích có thể đưa ra một tiêu chuẩn riêng của họ bằng cách tính tốn các tỷ lệ trung bình cho các công ty chủ đạo trong cùng một ngành. Cho dù nguồn gốc của các tỷ lệ là như thế nào cũng đều cần phải thận trọng trong việc so sánh cơng ty đang phân tích với các tiêu chuẩn được đưa ra cho các công ty trong cùng một ngành và có quy mơ tài sản xấp xỉ.
Thứ hai, Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính được
phân thành các nhóm chỉ tiêu đặc trưng phản ánh các nội dung cơ bản theo mục tiêu phân tích của doanh nghiệp. Đó thường là các nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán, tỷ lệ về cơ cấu vốn và nguồn vốn, tỷ lệ về năng lực kinh doanh, tỷ lệ về khả năng sinh lời. Mỗi nhóm tỷ lệ lại bao gồm nhiều tỷ lệ phản ánh riêng lẻ, từng bộ phận của hoạt động tài chính trong mỗi trường hợp khác nhau, tùy theo giác độ phân tích, người phân tích lựa chọn các nhóm chỉ tiêu khác nhau để phục vụ mục tiêu phân tích của mình.
2.3.3. Phương pháp phân tích nhân tố
Phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
- Phương pháp thay thế liên hoàn: Là phương pháp xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến các chỉ tiêu phân tích, xuất phát từ cơng thức xác định trị số của chỉ tiêu phân tích kỳ gốc, lần lượt thay thế giá trị của các nhân tố kỳ gốc bằng giá trị kỳ phân tích theo thứ tự từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất
lượng. Ở mỗi bước thay thế phải xác định trị số của chỉ tiêu phân tích khi mỗi nhân tố thay đổi. Sau đó so sánh trị số của chỉ tiêu vừa tính được với chỉ số của chỉ tiêu khi chưa có biến đổi của nhân tố cần xác định sẽ tính được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó.
- Phương pháp số chênh lệch: là phương pháp cũng được dùng để xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu. Điều kiện, nội dung và trình tự vận dụng của phương pháp số chênh lệch cũng giống như phương pháp thay thế liên hoàn, chỉ khác nhau ở chỗ để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào thì trực tiếp dùng số chênh lệch về giá trị kỳ phân tích so với kỳ gốc của nhân tố đó (thực chất là thay thế liên hoàn rút gọn áp dụng trong trường hợp chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu có quan hệ tích số với các nhân tố ảnh hưởng).
- Phương pháp cân đối: là phương pháp được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu nếu chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu có quan hệ với nhân tố ảnh hưởng ở dạng tổng hoặc hiệu. Xác định mức độ ảnh hưởng nhân tố nào đó đến chỉ tiêu phân tích, bằng phương pháp cân đối người ta xác định chênh lệch giữa thực tế với kỳ gốc của nhân tố ấy. Tuy nhiên cần chú ý đến quan hệ thuận, nghịch giữa nhân tố ảnh hưởng với chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp phân tích tính chất của các nhân tố
Sau khi xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, để có đánh giá và dự tốn hợp lý, trên cơ sở đó đưa ra các quyết định và cách thức thực hiện các quyết định cần phân tích tính chất ảnh hưởng của các nhân tố. Việc phân tích được thực hiện thơng qua chỉ rõ và giải quyết các vấn đề như: chỉ rõ mức độ ảnh hưởng, xác định tính chất chủ quan, khách quan của từng nhân tố ảnh hưởng, phương pháp đánh giá và dự đoán cụ thể, đồng thời xác định ý nghĩa của các nhân tố tác động đến chỉ tiêu đang nghiên cứu, xem xét.
2.3.4. Phương pháp đồ thị
Phương pháp này dùng để minh hoạ các kết quả tài chính thu được trong q trình phân tích bằng các biểu đồ, sơ đồ,… giúp người phân tích thể hiện được rõ ràng, trực quan về diễn biến của các đối tượng nghiên cứu qua các thời kỳ và nhanh chóng có phân tích định hướng các chỉ tiêu tài chính để tìm ra ngun nhân sự biến đổi các chỉ tiêu, từ đó kịp thời đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
2.3.5. Phương pháp Dupont
Là phương pháp phân tích dựa trên mối quan hệ tương hỗ giữa các chỉ tiêu tài chính, từ đó biến đổi một chỉ tiêu tổng hợp thành một hàm số của một loạt các biến số. Chẳng hạn: tách khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) hay khả năng sinh lời của tài sản (ROA)… thành tích số của chuỗi các hệ số có mối quan hệ mật thiết với nhau. Để từ đó đi sâu phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu đó với khả năng sinh lời của vốn chủ.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Dựa vào cơ sở lý luận tại chương 1, chương 2 đi vào khái quát các phương pháp nghiên cứu phục vụ làm sáng tỏ các các lý luận liên quan đến tình hình phân tích TCDN và cơng tác dự báo tài chính.
Luận văn hệ thống các bước nghiên cứu đồng thời sử dụng hệ thống các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập và sử dụng các tài liệu thứ cấp phục vụ làm sáng tỏ lý luận đặt ra.
- Các phương pháp xử lý dữ liệu được sử dụng : phương pháp so sánh, phân tích tỷ lệ, đồ thị, nhân tố, dự báo tương lai,...
Hệ thống các bước nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứ nhằm tạo ra tiền đề cách thức vận dụng cụ thể các lý luận, mục tiêu luận văn đặt ra ở các chương tiếp theo.
CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ DỰ BÁO TÀI CHÍNH CƠNG TY CỔ PHẦN THỦY ĐIỆN NẬM MU