1.3. Cơ sở lý luận về dự báo tài chính
1.3.1. Khái niệm và ý nghĩa của dự báo tài chính
Khái niệm
“Dự báo tài chính là q trình thiết lập các chỉ tiêu dự đốn cho các báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong tương lai (theo quý hoặc năm) dưới dạng định lượng và tường minh, nhằm định hướng và kiểm chứng cho tình hình và hoạt động tài chính của doanh nghiệp trong một tương lai xác định”. (Ngô Thế Chi - Nguyễn Trọng Cơ, 2015, tr311)
Ý nghĩa
Dự báo tài chính đóng vai trị vơ cùng quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp xác định được hướng đi, và kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp để đạt được mục tiêu đề ra.
- Dự báo tài chính là phương tiện để cung cấp thơng tin dự kiến tương lai cho nhà điều hành, quản lý doanh nghiệp và các đối tượng có liên quan biết cần phải đạt các mục tiều gì và làm cách nào để đạt mục tiêu đó.
đánh giá, kiểm sốt các hoạt động sản xuất kinh doanh của các bộ phận, đơn vị đảm bảo thực hiện được mục tiêu chung cảu doanh nghiệp.
- Dự báo báo cáo tài chính giúp các nhà quản lý lựa chọn được phwuong án kinh doanh tối ưu, cung cấp thông tin cần thiết để ra quyết định phù hợp cho từng hoàn cảnh cụ thể nhằm tối đa hóa mục tiêu doanh nghiệp.
1.3.2. Các phương pháp dự báo tài chính
Hiện nay dự báo tài chính thường được thực hiện theo một trong hai phương pháp cơ bản sau:
Phƣơng pháp dự báo trên cơ sở hệ thống dự toán sản xuất – kinh doanh
Để thực hiện phương pháp này doanh nghiệp cần có những điều tra thực tế nhất định để ước lượng được mức tiêu thụ và doanh thu dự kiến, mang tính xét đốn chủ quan, do đó cần có nhiều dữ kiện hỗ trợ nhằm đưa ra mức doanh thu dự kiến hợp lý nhất. Hơn nữa, cũng cần căn cứ vào dữ kiện doanh thu trong quá khứ để ước tính mức doanh thu trong tương lai. Căn cứ vào dự toán tiêu thụ và lượng hàng tồn kho kỳ vọng, có thể xác định số lượng sản xuất dự kiến. Đây là cơ sở để tiếp tục thực hiện dự tốn các loại chi phí hình thành sản phẩm như chi phí ngun vật liệu trực tiếp, chi phí nhân cơng trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Căn cứ vào các mức chi phí và kế hoạch hoạt động cụ thể, doanh nghiệp dự toán từng khoản mục chi phí hoạt động kinh doanh theo từng yếu tố từng địa điểm phát sinh kết hợp với dự toán tiêu thụ để lập dự toán tiền, dự toán báo cáo kết quả kinh doanh và dự toán bảng cân đối kế toán. Căn cứ vào dự tốn giá vốn hàng bán, dự tốn chi phí hoạt động, kế hoạch thu tiền và chi tiền trong kỳ, có thể xác định được nhu cầu vốn bổ sung theo từng thời điểm trong năm.
Mục tiêu của phương pháp này chủ yếu sử dụng cho quản trị nội bộ trong doanh nghiệp nhiều hơn là phục vụ cho các đối tượng quan tâm bên
ngoài. Kỳ dự báo theo phương pháp này có thể được lập theo từng năm, sau đó tính tốn chi tiết theo từng quý hoặc tháng.
Phƣơng pháp dự báo theo tỷ lệ phần trăm doanh thu
Phương pháp dự báo này được sử dụng cho cả trong và ngoài doanh nghiệp, phương pháp này tập trung vào trực tiếp dự báo các chỉ tiêu báo cáo tài chính theo tỉ lệ phần trăm trên doanh thu thay vì nghiên cứu chi tiết từng yếu tố chi phí cũng như các kế hoạch hoạt động cụ thể của doanh nghiệp.
Phương pháp dự báo tài chính này được thực hiện dựa trên cơ sở giả định các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính thay đổi theo một tỉ lệ nhất định so với mức doanh thu đạt được của doanh nghiệp.
Doanh thu thay đổi kéo theo sự thay đổi của chi phí kinh doanh và lợi nhuận, từ đó làm thay đổi vốn chủ sở hữu và các tài sản cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Do việc dự báo tài chính cho các kì tương lai ln gắn liền với các yếu tố không chắc chắn nên việc dự báo tài chính nên được thực hiện cho nhiều tình huống khác nhau, trong đó có tình huống bi quan và lạc quan của doanh nghiệp.
Việc lựa chọn phương pháp dự báo nào tùy thuộc điều kiện của từng doanh nghiệp và nguồn tài liệu của người tiến hành phân tích dự báo. Tuy nhiên phương pháp thường được áp dụng hiện nay là phương pháp dự báo theo tỷ lệ phần trăm doanh thu, đặc biệt dành cho những đối tượng không phải người trong nội bộ doanh nghiệp.
1.3.3. Nội dung dự báo tài chính
Quy trình dự báo tài chính theo phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu được thể hiện qua 6 bước như sau:
Bước 1: Dự báo doanh thu
Bước 3: Dự báo các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh
Bước 4: Dự báo các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán và nhu cầu vốn bổ sung
Bước 5: Điều chỉnh dự báo
Bước 6: Dự báo các hệ số tài chính.
Sơ đồ 1.2: Quy trình dự báo Báo cáo tài chính
1.3.3.1. Dự báo danh thu
Dự báo doanh thu cần bắt đầu từ việc xem xét đánh giá tình hình thực hiện doanh thu của doanh nghiệp dựa vào số liệu doanh thu trong quá khứ, thông thường từ 3-5 năm trước đó. Ngồi ra cần đánh giá mức độ tăng giảm doanh thu và nguyên nhân dẫn đến sự tăng giảm đó trên cơ sở đó xác định tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của doanh thu.
Để dự báo doanh thu một cách chính xác nhất, ta cần quan tâm đến các yếu tố sau:
- Triển vọng của nền kinh tế;
- Môi trường kinh doanh và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp; - Mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện nay;
- Mối đe dọa từ việc tham gia vào thị trường của các doanh nghiệp mới; - Chính sách giá cả;
- Yếu tố lạm phát.
độ tăng trưởng bình quân của doanh nghiệp trong quá khứ là các yếu tố mang tính quyết định tới việc dự báo tốc độ tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp trong những kì tới. Để dự báo doanh thu trong một năm nào đó trong tương lai, cần xem xét tốc độ tăng trưởng doanh thu của từng loại sản phẩm, trên cơ sở đó tập hợp đánh giá và điều chỉnh để đưa ra dự báo doanh thu của doanh nghiệp.
1.3.3.2. Dự báo các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Sau khi tiến hành dự báo doanh thu, doanh nghiệp tiếp tục dự báo đến các chi phí. Doanh nghiệp cần xác định tỷ lệ phần trăm của các chi phí (chi phí giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động và chi phí lãi vay…) với doanh thu dự báo, thông thường dựa vào các tỷ lệ phần trăm các kỳ trước kết hợp với đánh giá xu hướng biến động của các chỉ tiêu làm căn cứ dự báo. Trên cơ sở dự báo doanh thu, chi phí ta có thể lập dự báo Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
1.3.3.3. Dự báo các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán
Lập dự báo Bảng cân đối kế toán theo tỉ lệ phần trăm trên doanh thu dựa trên cơ sở nguyên lý mối liên hệ giữa doanh thu và tài sản, tài sản và nguồn tài trợ để cân đối với nhu cầu. Để tăng doanh thu đòi hỏi phải gia tăng tài sản tương ứng tạo ra nền tảng cho việc tăng doanh thu.
- Tài sản lưu động nhìn chung thay đổi tương ứng với doanh thu: Khi có sự biến động về doanh thu thì thơng thường lập tức kéo theo sự biến động vốn bằng tiền, khoản phải thu và hàng tồn kho.
- Tài sản cố định sẽ không nhất thiết phải thay đổi tương ứng với tốc độ tăng doanh thu (đặc biệt là khi Công ty hoạt động chưa huy động tối đa công suất năng lực sản xuất hiện có).
- Khi tài sản tăng lên thì nợ và vốn chủ sở hữu cũng tăng lên. Số tài sản tăng thêm sẽ được tài trợ bằng những phương thức nhất định.
- Số vốn thiếu hụt trước tiên sẽ được bù đắp bởi các khoản phải trả nhà cung cấp và các khoản nợ phải trả khác phát sinh tự động có tính chất chu kỳ. Nếu vẫn chưa đủ, số vốn thiếu hụt đó sẽ được tài trợ từ nguồn vốn bên ngồi bằng cách vay vốn hoặc phát hành thêm cổ phiếu thường bán ra công chúng… tùy thuộc vào các chiến lược tài trợ của doanh nghiệp.
1.3.3.4. Điều chỉnh dự báo
Khi áp dụng phương pháp này đòi hỏi người thực hiện phải hiểu đặc thù sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (quy trình sản xuất, tính chất của sản phẩm, tính thời vụ...) và phải hiểu tính quy luật của mối quan hệ giữa doanh thu với tài sản, tiền vốn, phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp. Tài liệu dùng để xác định nhu cầu vốn bổ sung bao gồm: các báo cáo tài chính kỳ trước và dự kiến doanh thu của kỳ kế hoạch. Trong nhiều trường hợp, người dự báo ước tính nhu cầu vốn bổ sung quá lớn và doanh nghiệp không thể huy động được quy mơ vốn như vậy thì cần điều chỉnh các chỉ tiêu dự báo bằng cách thay đổi các chính sách quản lý, sử dụng vốn. Khi điều chỉnh các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính, cần lưu ý là sau khi xác định được mức dự báo nhu cầu vốn bổ sung cần tiếp tục xác định chi phí lãi vay và điều chỉnh lợi nhuận dự báo.
1.3.3.5. Dự báo các chỉ tiêu trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Giữa doanh thuần với dòng tiền thuần lưu chuyển trong kỳ khơng có mối quan hệ trực tiếp với nhau như các chỉ tiêu khác mà mối quan hệ này gián tiếp thông qua các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế tốn. Vì thế, để dự báo dòng tiền thuần lưu chuyển trong kỳ, ta phải dựa vào mối quan hệ giữa các khoản tiền và tương đương tiền với các chỉ tiêu dự báo trên Bảng cân đối kế toán.
Dự báo dòng tiền thuần: Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán dự báo, căn cứ vào sự biến động tăng, giảm của nợ phải trả, vốn chủ sở hữu và các loại tài sản cụ thể có thể xác định được tổng số tiền tăng giảm do các nguyên nhân từ đó dự báo dịng tiền lưu chuyển thuần trong kỳ dự báo.
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ =
Lượng tiền tăng (thu vào) trong kỳ -
Lượng tiền giảm (chi ra) trong kỳ
Khi dòng tiền lưu chuyển bị “âm”, để tránh cho doanh nghiệp khơng bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh tốn nhất là thanh tốn nợ ngắn hạn thì doanh nghiệp phải có biện pháp huy động các nguồn vốn khác để bù đắp cho lượng tiền thiếu hụt trong lưu chuyển.
Lượng tiền cần huy động thêm từ bên ngoài =
Lượng tiền giảm (chi ra) trong kỳ -
Lượng tiền tăng (thu vào) trong kỳ
Trong trường hợp doanh nghiệp không thể huy động được các nguồn tiền bên ngoài hoặc huy động không đáp ứng đủ, các nhà quản lý cần phải điều chỉnh kế hoạch đầu tư và các kế hoạch kinh doanh khác để tránh cho doanh nghiệp không bị rơi vào tình trạng phá sản do mất khả năng thanh tốn.
Sau khi hồn thành dự báo báo cáo tài chính cần kiểm tra, tính tốn lại một số tỷ số tài chính dựa trên số liệu đã dự báo để xem xét số liệu dự báo có phù hợp với năng lực, mục tiêu đề ra của doanh nghiệp hay không, nếu chưa phù hợp cần điều chỉnh một số khoản mục sao cho phù hợp.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong chương 1, luận văn đã hệ thống hóa những lý luận cơ bản và TCDN và dự báo TCDN, cụ thể là:
- Thứ nhất, luận văn hệ thống hóa lý luận chung về phân tích tình hình TCDN và dự báo TCDN.
- Thứ hai, trên cơ sở các tài liệu phân tích TCDN luận văn đã làm rõ các hệ số tài chính như: nhóm hệ số và khả năng thanh tốn, về cơ cấu nguồn vốn và vốn, về hiệu suất hoạt động và nhóm chỉ tiêu hiệu quả hoạt động. Đó là biểu hiện những đặc trưng tài chính của DN trong một thời kỳ nhất định.
- Thứ ba, luận văn đã làm sáng tỏ mục tiêu của phân tích TCDN đối với các đối tượng quan tâm đến tình hình TCDN. Các lý thuyết trong chương 1 là căn cứ cho những nội dung đề cập trong các chương tiếp theo.
- Thứ tư, luận văn đưa ra các nền tảng cho công tác dự báo tài chính làm nền tảng căn cứ cho công tác dự báo các chương tiếp theo.
Đây là những nội dung có ý nghĩa lý luận làm cơ sở để phân tích và đánh giá thực trạng tài chính tại Cơng ty Cổ phần Thủy điện Nậm Mu.
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Quy trình nghiên cứu
Trên cơ sở dữ liệu thu thập được để phân tích thực trạng tài chính, các chỉ tiêu tài chính tại đơn vị, đồng thời, phân tích thực tiễn các khía cạnh liên quan đến tình hình tài chính của Cơng ty Cổ phần Thủy điện Nậm Mu (HJS). Từ đó, nghiên cứu tổng hợp, rút ra kết luận về vấn đề thực tiễn hoạt động tài chính, từ đó dự báo tài chính của HJS và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại HJS trong thời gian tới.
Luận văn sẽ tiến hành các bước nghiên cứu theo quy trình sau:
Bước 1: Lập kế hoạch nghiên cứu
Sau khi xác định được tên đề tài nghiên cứu trên cơ sở tính cấp thiết, tính thực tiễn và ý nghĩa khoa học. Tác giả tiến hành thu thập và đọc tài liệu thứ cấp tìm ra hướng nghiên cứu về phân tích và dự báo tình hình tài chính doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Thủy điện Nậm Mu. Xác định rõ nội dung phân tích, phạm vi phân tích, thời gian tiến hành và các thơng tin cần thu thập, tìm hiểu.
Bước 2: Xây dựng khung lý thuyết phân tích và dự báo tình hình tài chính
doanh nghiệp
Bước 3: Thu thập dữ liệu
Bước 4: Thực hiện phân tích dữ liệu và dự báo.
Dữ liệu sau khi được thu thập và kiểm tra sẽ tiến hành phân tích qua các phương pháp khác nhau. Dựa trên kết quả tính tốn trong q trình phân tích số liệu, đánh giá thực trạng tình hình tài chính cơng ty từ đó đưa ra những giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả cuối cùng là dự báo tình hình tài chính giai đoạn tới.
2.2. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Thu thập dữ liệu là một công việc quan trọng trong nghiên cứu khoa học. Nguồn dữ liệu được tác giả sử dụng làm luận văn là nguồn dữ liệu thứ cấp từ báo cáo tài chính đã được kiểm tốn của Cơng ty giai đoạn 2019-2021. Ngồi ra cịn có các tài liệu, thơng tin liên quan đến tình hình tài chính từ các dữ liệu thu thập trong doanh nghiệp.
- Các khái niệm, luận cứ khoa học, nội dung lý luận... có thể nghiên cứu được từ sách giáo trình, tài liệu chuyên ngành, sách chuyên khảo, luận văn, đề tài nghiên cứu...
- Các thông tin trên truyền hình, truyền thanh, báo chí... mang tính đại chúng cũng được thu thập và được xử lý để chứng minh cho vấn đề nghiên cứu.
2.3. Phƣơng pháp xử lý dữ liệu
2.3.1. Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong phân tích tài chính. Khi sử dụng phương pháp này cần lưu ý để những vấn đề sau:
- Điều kiện so sánh: Các đại lượng, các chỉ tiêu so sánh được phải đảm bảo thống nhất về nội dung kinh tế, thống nhất về phương pháp tính tốn, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường.
- Gốc so sánh: Gốc so sánh có thể là kỳ kế hoạch, kỳ trước hoặc các năm trước, giá trị trung bình của ngành hoặc chỉ tiêu phân tích của đối thủ cạnh