CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.4. Nghiên cứu trong và ngoài nước
1.4.1. Nghiên cứu ngoài nước
Trong nghiên cứu của tác giả Graham (1992) đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị với phác đồ ba thuốc. Kết quả đã chỉ ra rằng việc tuân thủ của bệnh nhân là yếu tố quan trọng nhất dự đốn thành cơng của điều trị. Tỷ lệ điều trị tiệt trừ H.pylori thành công là 96% đối với những bệnh nhân sử dụng đúng hơn 60% số thuốc theo quy định và tỷ lệ này giảm chỉ còn 69% đối với những người tuân thủ kém hơn (p = 0,001) .
Một nghiên cứu khác được thực hiện vào năm 1998 trên 78 bệnh nhân mắc chứng khó tiêu khơng lt hoặc lt dạ dày tá tràng, trong đó nhiễm H.pylori được xác nhận bằng urease CLOtest và mô học hoặc nuôi cấy vi khuẩn, được điều trị ba tuần một lần bằng phác đồ 3 thuốc gồm: Lansoprazole (L) 30 mg 2 lần/ ngày,
Amoxicillin 1000 mg 2 lần/ ngày, và Clarithromycin 500 mg 2 lần/ ngày trong 7 ngày. Sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân được theo dõi bằng một thiết bị điện tử (MEMS) ghi lại thời gian bệnh nhân lấy thuốc từ hộp để uống .
Tỷ lệ tiệt trừ H.pylori chung là 65,4% (KTC 95%: 54,8-76,0). Có 88,5% bệnh nhân tiêu thụ nhiều hơn 85% liều lượng thuốc và được coi là "người tuân thủ tốt". Lý do chính được liệt kê bởi những bệnh nhân ngừng điều trị sớm là tác dụng phụ. Trong nhóm những người tuân thủ tốt, tỷ lệ tiệt trừ H.pylori là 69,6% (KTC 95%: 58,7-80,5%) cho thấy rằng việc tuân thủ không thể được coi là lý do duy nhất cho thất bại điều trị. Ni cấy vi khuẩn ở một nhóm nhỏ gồm 30 bệnh nhân, cho thấy tỷ lệ tiệt trừ H.pylori là 73,9% (KTC 95%: 55,7-92,1%) trong "tuân thủ tốt" với chủng H.pylori nhạy cảm với clarithromycin. Trên phân tích đa biến, tiệt trừ H.pylori có liên quan nghịch đảo với sự tuân thủ kém (P = 0,029) .
Qua các nghiên cứu, chúng ta thấy rằng cần nhấn mạnh sự cần thiết phải điều trị tối ưu và tác động của việc tuân thủ kém đối với hiệu quả điều trị và giải thích tác dụng phụ của thuốc. Từ đó khuyến khích các bệnh nhân tuân thủ phác đồ điều trị. Như vậy mới có thể giảm khả năng thất bại của điều trị tiệt trừ.
1.4.2. Nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu của tác giả Lê Thị Xuân Thảo (2016) thực hiện theo dõi 330 bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên, đã thất bại điều trị tiệt trừ H.pylori, đến khám và điều trị tiệt trừ theo phác đồ mới tại bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Tuân thủ điều trị được đánh giá ở thời điểm ngày thứ 14 sau điều trị với phác đồ mới, qua ba nội dung là dùng thuốc, những biện pháp ngoài thuốc, và tái khám. Tuân thủ dùng thuốc được ghi nhận bằng phỏng vấn trực tiếp kết hợp đếm vỏ thuốc bệnh nhân hoàn trả. Hồi qui Poisson với tùy chọn robust được sử dụng để xác định những yếu tố liên quan với tuân thủ điều trị. Kết quả ghi nhận, trước khi tăng cường tư vấn, tỷ lệ tuân thủ đúng điều trị dùng thuốc, ngoài thuốc, và tái khám lần lượt là 81%, 84%, và 74%. Sau tăng cường tư vấn, những tỷ lệ này là cao hơn, tương ứng là 88%, 88%, và 93%. Tỷ lệ tuân thủ điều trị chung trước và sau tăng cường tư vấn
là 64% và 73%. Những yếu tố liên quan với tuân thủ chung đúng là bệnh nhân thuộc nhóm 40 tuổi trở lên, nữ giới, và trình độ học vấn từ cấp 3 trở lên.
Nghiên cứu của tác giả Trần Thị Khánh Tường và Vũ Quốc Bảo (2017) đã thực hiện nghiên cứu trên 196 bệnh nhân điều trị tiệt trừ H.pylori bằng phác đồ 4 thuốc có chứa Bismuth. Kết quả cho thấy tỷ lệ tuân thủ của bệnh nhân là 98,4%, tỷ lệ tiệt trừ ở nhóm chưa từng điều trị, nhóm thất bại trước đây theo theo ý định điều trị (ITT) và thiết kế nghiên cứu (PP) lần lượt là 97,4-97,3%; 98,3-98,1% và 96,3- 96,2% .
Nghiên cứu của tác giả Đặng Ngọc Qúy Huệ (2018) cho thấy, trong 166 bệnh nhân phân tích theo ITT: có 97,0% bệnh nhân tn thủ dùng thuốc tốt và 3,0% tuân thủ dùng thuốc kém khi được điều trị bằng phác đồ 4 thuốc có bismuth (EBMT). Ở 150 bệnh nhân phân tích theo PP: có 96,0% bệnh nhân tn thủ dùng thuốc tốt - mức cao và 4,0% tuân thủ dùng thuốc tốt - mức thấp. Theo đó, tỷ lệ tiệt trừ H.pylori
ở nhóm bệnh nhân tuân thủ dùng thuốc tốt - mức cao đạt 91,0% cao hơn so với nhóm tuân thủ dùng thuốc tốt - mức thấp đạt 50,0% có ý nghĩa thống kê, với p=0,017 .