CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Đối tượng nghiên cứu
2.3.1. Dân số mục tiêu
Bệnh nhân nhiễm H.pylori đến khám và điều trị tại khoa Khám bệnh - Bệnh viện Quận 2.
2.3.2. Dân số chọn mẫu
Bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị H.pylori lần đầu tại khoa Khám bệnh - Bệnh viện Quận 2 trong thời gian nghiên cứu.
2.3.3. Cỡ mẫu
Nghiên cứu đặt mục tiêu là đánh giá tỷ lệ tuân thủ của bệnh nhân sau phác đồ điều trị 2 tuần. Tương tự nghiên cứu của tác giả Lê Thị Xuân Thảo (2016) đánh giá tiến cứu bệnh nhân điều trị H.pylori tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM. Thiết kế nghiên cứu là tiến cứu theo chiều dọc, chúng tơi sẽ tính tỷ lệ tn thủ tại mốc thời gian sau phác đồ điều trị 2 tuần. Do đó cỡ mẫu tính theo cơng thức ước lượng một tỷ lệ.
Trong đó:
n: là cỡ mẫu tối thiểu cần cho nghiên cứu, đơn vị tính là người Z: giá trị phân phối chuẩn, với độ tin cậy 95% thì Z(1-2) = 1,96
: Xác xuất sai lầm loại I, = 0,05
d: sai số cho phép (chọn d = 0,06, theo quy tắc xác định sai số biên được tác giả Đỗ Văn Dũng đề xuất) .
p: tỷ lệ tuân thủ điều trị ước lượng (chọn p = 0,768 là tỷ lệ tuân thủ điều trị dùng thuốc theo nghiên cứu của tác giả Lê Thị Xuân Thảo năm 2016) .
Tính được cỡ mẫu: 191 bệnh nhân
Tác giả Park (2017) trong nghiên cứu tiến cứu can thiệp ngẫu nhiên có nhóm chứng của mình trên bệnh nhân H.pylori đã khuyến nghị tỷ lệ dự trù mẫu mất đi nên nằm ở khoảng 20% .
Do đó chúng tơi dự trù mẫu thêm 20%, vậy cỡ mẫu cần có trong nghiên cứu của chúng tôi là ≥ 229 bệnh nhân.