Mối liên quan giữa sự tuân thủ điều trị với tư vấn của bác sĩ

Một phần của tài liệu Tuân thủ điều trị tiệt trừ Helicobacter Pylori lần đầu và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân đến khám và điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Quận 2 (Trang 68)

(n = 249) Bác sĩ tư vấn đầy đủ nội dung Tuân thủ điều trị Giá trị p RR (KTC 95%) n (%) Khơng n (%) Có 68 (91,89) 6 (8,11) 0,016 1,16 (1,05 – 1,28) Không 139 (79,43) 36 (20,57) 1

Bên cạnh đó, nghiên cứu chúng tơi cịn tìm thấy mối liên quan giữa tuân thủ điều trị và được bác sĩ tư vấn đầy đủ nội dung. Được bác sĩ tư vấn đầy đủ làm gia tăng tuân thủ điều trị lên 1,16 lần so với không được bác sĩ tư vấn điều trị (p=0,016).

Bảng 3.21. Mối liên quan giữa sự tuân thủ điều trị với tiền sử hút thuốc lá (n = 249)

Tiền sử hút thuốc n (%) Khơng n (%) Khơng 157 (90,23) 17 (9,77) < 0,0001 1,87 (1,29 – 2,73) Có 50 (66,67) 25 (33,33) 1

Ngồi ra, kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tuân thủ điều trị và tiền sử hút thuốc lá. Bệnh nhân khơng có tiền sử hút thuốc lá tuân thủ điều trị nhiều hơn 1,87 lần (KTC 95%: 1,29 – 2,73) so với bệnh nhân có tiền sử hút thuốc lá, với p < 0,0001.

Bảng 3.22. Mối liên quan giữa sự tuân thủ điều trị với tiền sử uống rượu bia (n = 249)

Tiền sử uống rượu bia Tuân thủ điều trị Giá trị p RR (KTC 95%) n (%) Không n (%) Không 67 (91,78) 6 (8,22) 0,019 2,27 (1,05 – 4,88) Có 140 (79,55) 36 (20,45) 1

Và kết quả cịn cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tuân thủ điều trị và tiền sử uống rượu bia. Bệnh nhân khơng có tiền sử uống rượu bia có tỷ lệ tuân thủ điều trị cao gấp 2,27 lần (KTC 95%: 1,05 – 4,88), với p = 0,019.

3.3.3. Kiến thức của bệnh nhân

Bảng 3.23. Mối liên quan giữa sự tuân thủ điều trị với kiến thức của bệnh nhânĐặc điểm kiến thức Nhóm tuân thủ Nhóm khơng tn thủ Giá trị p Đặc điểm kiến thức Nhóm tuân thủ Nhóm khơng tn thủ Giá trị p

TB ĐLC TB ĐLC

Kết quả tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tuân thủ điều trị và điểm kiến thức về H.pylori. Bệnh nhân tuân thủ điều trị có điểm kiến thức cao hơn nhóm khơng tn thủ.

3.3.4. Mơ hình hồi quy các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị

Bảng 3.24. Mơ hình hồi quy các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị

Yếu tố Coef Giá trị p KTC 95%

Tuổi 0,028 0,092 -0,004 - 0,062 Giới -0,061 0,899 -1,008 - 0,886 Lí do đi khám 1,825 0,024 0,241 - 3,408 Có bệnh kèm theo 0,929 0,108 -0,205 - 2,062 Bác sĩ tư vấn 0,823 0,111 -0,188 - 1,834 Tiền sử hút thuốc -1,619 0,001 -2,584 - 0,654

Tiền sử bia rượu -0,780 0,125 -1,779 - 0,218

Kiến thức về

H.pylori 0,151 0,003 0,052 - 0,250

Các yếu tố có mối liên quan đến tuân thủ điều trị thông qua phép kiểm Chi square và T-Test sẽ được đưa vào mơ hình thống kê hồi quy logistuc để xác định có yếu tố nào thật sự có mối liên quan đến tuân thủ điều trị.

Thơng qua mơ hình hồi quy logistic, chúng tơi nhận thấy có 3 yếu tố chính liên quan đến tỉ lệ tn thủ điều trị tiệt trừ H.pylori ở bệnh nhân được chỉ định tại Bệnh viện quận 2 là: lí do đi khám, tiền sử hút thuốc và kiến thức về H.pylori.

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN

4.1. Tỷ lệ tuân thủ điều trị

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỉ lệ tuân thủ điều trị tiệt trừ H.

pylori chung là 83,13%, trong đó tuân thủ điều trị thuốc là 84,74% và tuân thủ

không sử dụng rượu bia, thuốc lá trong suốt thời gian điều trị (2 tuần) là 95,58%. Nghiên cứu tiên phong của Lee và cs (1999) cho thấy 10% bệnh nhân được chỉ định liệu pháp tiệt trừ H. pylori sẽ khơng dùng được thậm chí 60% số thuốc được chỉ định .

Kết quả của chúng tôi cho thấy tỉ lệ tuân thủ điều trị của bệnh nhân điều trị

H.pylori tại bệnh viện quận 2 thấp hơn một nghiên cứu khác tiến hành tại thành phố

Hồ Chí Minh.

Nghiên cứu của tác giả Trần Thị Khánh Tường và Vũ Quốc Bảo (2017) đã thực hiện nghiên cứu trên 196 bệnh nhân điều trị tiệt trừ H.pylori tại Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh bằng phác đồ 4 thuốc có chứa Bismuth. Kết quả cho thấy tỷ lệ tuân thủ của bệnh nhân là 98,4% .

Đặng Ngọc Qúy Huệ (2018) cho thấy, có 97,0% bệnh nhân tuân thủ dùng thuốc tốt và 3,0% tuân thủ dùng thuốc kém khi được điều trị bằng phác đồ 4 thuốc có bismuth (EBMT) tại Bệnh viện đa khoa Thống Nhất, Đồng Nai. .

Khi so sánh với kết quả nghiên cứu của Lê Thị Xuân Thảo (2016), tỉ lệ tuân thủ điều trị của chúng tôi. Nghiên cứu của tác giả Lê Thị Xuân Thảo (2016) trên 330 bệnh nhân tại bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh cho thấy trước khi tăng cường tư vấn, tỷ lệ tuân thủ đúng điều trị dùng thuốc, ngoài thuốc, và

tái khám lần lượt là 81%, 84%, và 74% trước khi tăng cường tư vấn. Sau tăng cường tư vấn, những tỷ lệ này là cao hơn, tương ứng là 88%, 88%, và 93%. Tỷ lệ tuân thủ điều trị chung trước và sau tăng cường tư vấn là 64% và 73% .

So sánh với các nghiên cứu trên thế giới, chúng tôi nhận thấy tỉ lệ tuân thủ điều trị thuốc của người bệnh trong nghiên cứu của mình thấp hơn.

Shrestha và cs (2016) cho thấy trong số 70 người tham gia nghiên cứu này, tỉ lệ tuân thủ điều trị thuốc là 60 bệnh nhân (chiếm tỉ lệ 85,70%). Hay quên là lý do thiếu liều ở đa số (80% (n = 8)) số bệnh nhân không tuân thủ .

Nghiên cứu của Francis và cs (2020) tại Ấn Độ đã đánh giá tuân thủ điều trị trên 88 bệnh nhân bằng thang đo tuân thủ điều trị của Morisky, Green và Levine (MGL) vào tuần thứ 1 và thứ 2 của đợt điều trị. Kết quả cho thấy 84 trong số 88 bệnh nhân được quan sát có tuân thủ tốt (chiếm tỉ lệ 95,5%); nhưng 4,5% bệnh nhân khác không tuân thủ đầy đủ y lệnh của bác sĩ .

Kết quả của Lefebvre và cs (2013) cho thấy trong số 87 người tham gia được phỏng vấn, 64% cho biết tuân thủ 100% thuốc và 80% cho biết tuân thủ 80% tổng thuốc và 29 người tham gia báo cáo tuân thủ kém (dưới 80% liều dùng). Các rào cản sau đối với việc điều trị đã được báo cáo trong nghiên cứu này bao gồm: thay đổi ý định về việc điều trị (24%), tiêu thụ đồ uống có cồn (18%), xuất hiện buồn nơn (18%), qn (12%), có đau dạ dày (12%), khó nuốt thuốc (6%), khơng rõ lý do (6%) hoặc mùi vị của thuốc không tốt (6%). Tỉ lệ tn thủ này thấp hơn chúng tơi, lí do có thể lí giải do nhóm dân số nghiên cứu. Lefebvre và cs (2013) nghiên cứu trên nhóm đối tượng là thổ dân Bắc Mĩ sinh sống tại Canada, nhóm dân số này có trình độ học vấn khá thấp và khơng thơng thạo tiếng Anh.

Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận những nguyên nhân lớn nhất dẫn đến việc không uống thuốc của bệnh nhân điều trị ngoại trú H.pylori là: quên uống thuốc (12,45%). Nghiên cứu còn ghi nhận các tác dụng phụ mà bệnh nhân điều trị

H.pylori trải qua là: nhức đầu, chóng mặt (16,87%), buồn nơn, nơn (14,86%), mệt

Trong số 17 người báo cáo tuân thủ điều trị kém trong nghiên cứu của Lefebvre (2013), tỷ lệ báo cáo các rào cản sau điều trị là: thay đổi ý định về việc điều trị (n = 4), tiêu thụ đồ uống có cồn (n = 3), buồn nơn (n = 3), hay quên ( n = 2), đau dạ dày (n = 2), khó nuốt thuốc (n = 1), mùi vị thuốc không tốt (n = 1) và không rõ lý do (n = 1) .

Bảng 4.1. Tỉ lệ tuân thủ điều trị H.pylori giữa các nghiên cứu Tác giả Năm Quốc gia Tỉ lệ tuân thủ điều trị

Lefebvre và cs 2013 Canada - Tuân thủ 100% thuốc: 64% - Tuân thủ ≥80% thuốc: 80% Shrestha và cs 2016 Nepal - Tuân thủ thuốc: 85,70%

Lê Thị Xuân Thảo 2016 Việt Nam

Trước khi tư vấn - Tuân thủ thuốc: 81% - Tuân thủ ngoài thuốc: 84% - Tuân thủ tái khám: 74% - Tuân thủ chung: 64%

Lê Thị Xuân Thảo 2016 Việt Nam

Sau khi tư vấn

- Tuân thủ thuốc: 88% - Tuân thủ ngoài thuốc: 88% - Tuân thủ tái khám: 93% - Tuân thủ chung: 73% Trần Thị Khánh Tường

và Vũ Quốc Bảo 2017 Việt Nam - Tuân thủ chung: 98,4% Đặng Ngọc Qúy Huệ 2018 Việt Nam - Tuân thủ ≥80% thuốc: 97%

Francis và cs 2020 Ấn Độ - Tuân thủ chung: 95,5% Chúng tôi 2020 Việt Nam - Tuân thủ thuốc: 84,74%

và hút thuốc: 95,58% - Tuân thủ chung: 83,13%

Các biến cố bất lợi liên quan đến điều trị H.pylori rõ ràng là khác nhau giữa các phác đồ nhưng cũng có thể là một yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ. Nó đã được chứng minh rằng các tác dụng phụ có liên quan đáng kể đến thất bại điều trị và giảm tuân thủ . O'Connor và cs (2009) ghi nhận khơng có trường hợp tử vong nào do tác dụng phụ của thuốc điều trị H.pylori được ghi nhận. Tuy nhiên, các tác dụng phụ phổ biến nhất bao gồm các triệu chứng khó chịu như: tiêu chảy, buồn nôn và nơn, các tác dụng phụ này có tác động đáng kể đến khía cạnh thể chất và sinh hoạt xã hội của bệnh nhân. Tác giả nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc tư vấn của bác sĩ và thông tin mà bệnh nhân nắm khi kết luận rằng bệnh nhân có nhiều khả năng chịu đựng các tác dụng phụ "nhỏ" hơn nếu họ hiểu rõ mục tiêu của điều trị cũng như phác đồ điều trị. Đối với các liệu pháp điều trị hàng hai và điều trị thay thế, bác sĩ sẽ phải quan tâm hơn đến các tác dụng phụ nặng hơn để tránh việc bệnh nhân bỏ điều trị .

4.2. Các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị4.2.1. Đặc điểm dân số xã hội 4.2.1. Đặc điểm dân số xã hội

Giới tính

Nghiên cứu của chúng tơi thì nữ tn thủ cao hơn nam giới (RR = 1,16, KC 95%: 1,03 – 1,31, p=0,011). Kết quả của chúng tôi tương tự như nghiên cứu của Lê Thị Xuân Thảo (2016) tại bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên kết quả của chúng tôi khác với những nghiên cứu trên thế giới. Shakya Shrestha và cs (2016) tại Nepal khơng nhận thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p> 0,05) giữa việc tn thủ giới tính, tuổi tác, trình độ và chế độ điều trị được chỉ định của bệnh nhân .Lefebvre và cs (2013) tại Canada nhận thấy sự tuân thủ 100% thuốc thường xuyên hơn ở nam giới (76%) so với nữ (52%).

Chúng tơi khơng tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tuân thủ điều trị và học vấn. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với một nghiên cứu của tác giả Lê Thị Xuân Thảo (2016) trên 330 bệnh nhân tại bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh .

Nơi ở hiện tại

Chúng tơi khơng tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tuân thủ điều trị và nơi ở hiện tại.Những người bệnh sống tại quận 2 hoặc các tỉnh lân cận có tỉ lệ tuân thủ xấp xỉ nhau. Có thể thấy, người dân tại các vùng nơng thơn đã có cải thiện ý thức bảo vệ sức khỏe và tuân thủ điều trị.

Tuổi

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với một nghiên cứu của tác giả Lê Thị Xuân Thảo (2016) trên 330 bệnh nhân tại bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh cho thấy những yếu tố liên quan với tuân thủ chung đúng là bệnh nhân thuộc nhóm 40 tuổi trở lên. Lefebvre (2013) khi cho thấy người lớn tuổi tuân thủ điều trị tốt hơn người trẻ tuổi .

Shakya Shrestha và cs (2016) tại Nepal khơng nhận thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p> 0,05) giữa việc tuân thủ với tuổi tác .

4.2.2. Đặc điểm lâm sàng và điều trị

Lí do đi khám

Kết quả nghiên cứu chúng tơi tìm thấy bệnh nhân đi khám với mục đích tầm sốt có tỷ lệ tuân thủ điều trị cao gấp 1,17 lần (KTC 95%: 1,06 – 1,29, với p=0,033) so với bệnh nhân đi khám vì có triệu chứng. Điều này có thể lý giải về mặt ý thức sức khỏe. Những người bệnh chủ động đi tầm sốt định kì ngay cả khi khơng có bất thường về sức khỏe phần nào cho thấy sự quan tâm của họ dành cho sức khỏe bản thân. Do đó, việc tuân thủ điều trị, đặc biệt là các bệnh lý có thể phát triển và diễn tiến phức tạp như H.pylori.

Thời gian có các triệu chứng

Kết quả của chúng tôi không ghi nhận mối liên quan giữa thời gian có các triệu chứng và tuân thủ điều trị.

Có các bệnh kèm theo

Kết quả trong nghiên cứu của chúng tơi cho thấy có bệnh nhân có các bệnh kèm theo có tỷ lệ tuân thủ điều trị gấp 1,17 lần (KTC 95%: 1,06 – 1,29, p=0,012) so với bệnh nhân khơng có các bệnh kèm theo. Đa phần bệnh kèm theo được chúng tôi ghi nhận ở bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện quận 2 là các bệnh mạn tính như: tăng huyết áp, đái tháo đường và các bệnh lý về khớp. Việc đã và đang dùng các thuốc điều trị hằng ngày có thể khiến cho bệnh nhân nhớ việc phải sử dụng thêm một thuốc điều trị ngắn ngày (điều trị H. pylori là một trong số đó), từ đó tỉ lệ tuân thủ sẽ cao hơn nhóm khơng có bệnh kèm theo.

Phác đồ

Trong nghiên cứu tiến hành tại Bệnh viện quận 2, chúng tơi khơng tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tuân thủ điều trị và phác đồ điều trị (p > 0,05). Kết quả này tương tự như các nghiên cứu trước đây.

Misiewicz (1997) kết luận rằng mặc dù tác dụng phụ của các phác đồ 3 thuốc tiêu chuẩn là phổ biến, nhưng hiếm khi dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng buộc phải ngừng điều trị. Đối với phác đồ ba thuốc cổ điển có PPI và Amox, tỷ lệ tổng thể của các tác dụng phụ là 53,3% (dựa theo một nghiên cứu đa trung tâm) nhưng chúng hiếm khi trở nên nghiêm trọng với bệnh nhân nhiễm H.pylori .

Trong nghiên cứu mới nhất của Francis (2020) nhận thấy trong số các bệnh nhân tn thủ hồn tồn chỉ có 2 bệnh nhân có các tác dụng phụ và những bệnh nhân này được cung cấp men vi sinh để khắc phục các tác dụng phụ . Men vi sinh được coi là phương pháp hiệu quả để ngăn ngừa hoặc giảm tỷ lệ mắc các tác dụng phụ liên quan đến kháng sinh. Armuzzi và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu cho thấy rằng việc bổ sung men vi sinh trong và sau một liệu pháp diệt trừ H. pylori tiêu

chuẩn ảnh hưởng tích cực đến các triệu chứng liên quan đến liệu pháp và khả năng dung nạp thuốc .

Như vậy, mặc dù các phác đồ điều trị H.pylori đều ít nhiều dẫn đến các tác dụng phụ, tuy nhiên hầu như khơng có tác dụng phụ q nghiêm trọng dẫn đến việc phải ngưng thuốc đột ngột.

Bác sĩ tư vấn

Nghiên cứu chúng tơi tìm thấy mối liên quan giữa tuân thủ điều trị và được bác sĩ tư vấn. Bệnh nhân có tư vấn có tỷ lệ tuân thủ điều trị gấp 1,16 lần so với bệnh nhân khơng có tư vấn (p=0,016).

Kết quả của Lê Thị Xuân Thảo (2016) cho thấy tỉ lệ tuân thủ tăng lên đáng kể trước và sau khi bệnh nhân được tư vấn. Một vài nghiên cứu cho thấy rằng bệnh nhân có biểu hiện tăng tuân thủ thuốc khoảng 5 ngày sau và trước khi đến gặp bác sĩ, hiện tượng này được gọi là “tuân thủ áo khoác trắng” và một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng đã chứng minh rằng việc tư vấn dùng thuốc và gọi điện nhắc nhở sau khi bắt đầu điều trị làm tăng khả năng tuân thủ thuốc lên đến 90% , .

Trong nghiên cứu của Francis (2020), nhóm nghiên cứu đã tư vấn trực tiếp cho bệnh nhân hai lần trong suốt q trình điều trị, đây có thể là lý do chính để đạt được tỷ lệ tuân thủ cao hơn 95,6% và là động lực để bệnh nhân tránh không tuân thủ. Nghiên cứu này cũng cho phép bệnh nhân đặt câu hỏi về các vấn đề của họ và nhận được thông tin về bệnh và phác đồ. Điều này giúp tăng cường sự tuân thủ của bệnh nhân với phác đồ điều trị .

Một nghiên cứu về hiệu quả của phác đồ tiệt trừ bismuth đã chứng minh mức độ tuân thủ tăng lên khi chương trình hỗ trợ tuân thủ điều trị được áp dụng trong hỗ trợ bệnh nhân. Chương trình này bao gồm cả hoạt động giao tiếp bằng văn bản

Một phần của tài liệu Tuân thủ điều trị tiệt trừ Helicobacter Pylori lần đầu và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân đến khám và điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Quận 2 (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w