CHƢƠNG 2 QUY TRÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.5. Đánh giá hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng nông nghiệp phát
3.5.2. Những hạn chế, nguyên nhân
- Hạn chế:
Bên cạnh những thành công đạt được, trong thời gian qua công tác quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Chi nhánh vẫn còn tồn tại một số những hạn chế:
Quy mô cho vay KHCN của Chi nhánh còn rất thấp so với quy mô
nguồn vốn huy động. Chi nhánh chưa đầu tư nhiều vốn cho hoạt động cho vay KHCN, điều này ảnh hưởng tới khả năng mở rộng cho vay KHCN cũng như năng lực cạnh tranh cho vay KHCN của chi nhánh so với các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn.
nhiều giải pháp tích cực, kiểm tra sát sao thường xuyên, nhưng công tác thẩm định sơ sài, chưa đánh giá hết khả năng tài chính của khách hàng, dự án vay vốn thiếu hợp đồng kinh tế nguyên tắc, thiếu chữ ký của đồng sở hữu tài sản thế chấp, định giá giá trị tài sản thế chấp cao, hồ sơ tài sản thế chấp hết hạn hoặc không dẫn chiếu đầy đủ dẫn đến khó thu nợ.
Các sản phẩm cho vay cá nhân tại Chi nhánh vẫn chưa đa dạng, chỉ tập trung chủ yếu vào cho vay mua phương tiện đi lại, mua nhà đất và sửa chữa nhà cửa.
Đa số các khoản vay cá nhân được Chi nhánh thực hiện giải ngân b ng tiền mặt, do vậy khó quản lí được mục đích vay vốn thực tế và việc sử dụng vốn vay của khách hàng. Hơn nữa, Chi nhánh chưa khuyến khích được khách hàng sử dụng dịch vụ của Ngân hàng và việc mở rộng loại hình cho vay cá nhân mới cũng sẽ gặp khó khăn như: cho vay thấu chi, thẻ tín dụng, . Việc chưa thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ cũng một phần do Chi nhánh chưa có hướng dẫn một cách cụ thể tới khách hàng, một phần cũng là do tâm lý chung của khách hàng là ngại đến Ngân hàng vì các khoản vay thường khơng lớn lắm, họ có thể sử dụng ngay vào mục đích vay vốn.
Đối tượng vay vốn chủ yếu là cán bộ công nhân viên, đây là đối tượng chủ yếu thuộc các thành phần kinh tế xã hội do Nhà nước quản lý. Đó là những người có thu nhập ổn định, có sự bảo lãnh của Thủ trưởng cơ quan, đại diện cơng đồn và nguồn trả nợ từ việc trích một phần thu nhập hàng tháng. Đây cũng là đối tượng có tỷ lệ quá hạn thấp nhất, khả năng trả nợ cao. Tuy nhiên, với đối tượng này cũng nảy sinh một số vấn đề như:
+ Do sự cả nể và thiếu trách nhiệm, một số cơ quan quản lý cán bộ đã ký xác nhận cho cán bộ vay tiền ở nhiều TCTD khác nhau nhưng nguồn lương để trả nợ chỉ có một, vì vậy đã ảnh hưởng nhiều đến khả năng trả nợ của khách hàng như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng đối với Chi nhánh.
Một hạn chế nữa là việc thẩm định của ngân hàng cịn mang nặng tính chủ quan của cán bộ tín dụng. Việc thẩm định các nguồn trả nợ chưa sát với thực tế, tài sản đảm bảo dùng cho bên bảo lãnh còn nhiều nên việc xử lý thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn. Hoạt động cho vay đảm bảo b ng tài sản của bên thứ ba gặp những khó khăn như : Việc kiểm tra tài sản sau khi cho vay thường khó khăn hơn vì khơng phải là tài sản trực tiếp của người đi vay. Nhiều khi cán bộ ngân hàng đi kiểm tra tài sản theo định kỳ không nhận được sự hợp tác từ bên bảo lãnh. Những thay đổi liên quan đến tài sản thường không được báo cáo kịp thời do không phải tài sản của chính khách hàng. Hơn nữa thủ tục công chứng, đăng ký giao dịch tài sản theo quy định thường rườm rà vì phải phụ thuộc vào bên bảo lãnh. Và trong trường hợp có xử lý, kiện tụng để thu hồi tài sản thường gặp khó khăn vì khơng nhận được sự hợp tác từ bên thứ ba.Việc cho vay cá nhân dựa vào tín chấp nên việc bộc lộ nhiều rủi ro khi cán bộ tín dụng thực hiện thẩm định khách hàng không chặt chẽ. Tỷ trọng tín dụng đối với khách hàng cá nhân chỉ Chiếm con số khá khiêm tốn trong cơ cấu cho vay khách hàng.
Như vậy, mọi hoạt động của ngân hàng thương mại đều nh m mục tiêu
lợi nhuận và hoạt động cho vay KHCN cũng không ngoại lệ. Chi nhánh Agribank Thanh Oai cũng đã có kết quả kinh doanh khả quan bên cạnh những tồn tại cần khắc phục trong thời gian tới.
- Nguyên nhân:
Hoạt động cho vay KHCN sở d chưa có được kết quả tốt là do một số nguyên nhân chủ yếu:
Những nguyên nh n khách qu n:
* Môi trường pháp lý: Môi trường pháp lý về hoạt động ngân hàng chưa thực sự phù hợp với tình hình thực tế. Các văn bản pháp quy về hoạt động ngân hàng chủ yếu được xây dựng trên cơ sở các giao dịch thủ công với
nhiều loại giấy tờ và quy trình xử lý nghiệp vụ phức tạp. Trong khi đó, phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói chung và đa dạng hóa, phát triển các sản phẩm cho vay KHCN nói riêng địi hỏi phải áp dụng cơng nghệ mới và quy trình nghiệp vụ hiện đại, nhanh chóng. Với tốc độ phát triển dịch vụ như hiện nay, nhiều quy định pháp lý tỏ ra bất cập, gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc triển khai các sản phẩm mới. Ngồi ra, các chính sách kinh tế v mơ của Nhà nước đang trong quá trình điều chỉnh, đổi mới hoàn thiện. Sự thay đổi nhanh, nhiều và khó đốn trước của các điều chỉnh đã khiến cho hoạt động của các NHTM bị chi phối và ảnh hưởng mạnh.
* Do nền kinh tế vẫn cịn nhiều khó khăn, các hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi, sức mua trên thị trường yếu, hàng hóa sản xuất ra tiêu thụ chậm, bên cạnh đó sự cạnh tranh của rất nhiều TCTD trên địa bàn với lãi suất cạnh tranh nên việc mở rộng đầu tư TDCN còn nhiều hạn chế.
* Đối với tài sản là các cơng trình xây dựng, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phần lớn chưa được chứng nhận quyền sở hữu trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không được định giá giá trị tài sản để đăng ký giao dịch bảo đảm thế chấp thấp (chỉ được đắng ký thế chấp quyền sử dụng đất). Vì vậy việc mở rộng TDCN gặp nhiều khó khăn.
* Khó khăn trong việc cấp cho vay cá nhân tại các làng nghề khi thực hiện theo thông tư 09/2012/TT-NHNN ngày 10/04/2012 của Thống Đốc NHNN quy định việc thanh toán cho bên thụ hưởng là cá nhân có tài khoản thanh tốn tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán với số tiền từ 100.000.000 đồng (Một trăm triệu đồng chẵn) trở lên cho một lần giải ngân phải sử dụng phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt và chứng từ chứng minh mục đích vay vốn vay là hóa đơn tài chính theo Cơng văn số 64/NHNo-TDDN ngày 05/01/2012 của Agribank. Do đó việc mở rộng đầu tư tin dụng đối với hộ gia đình, cá nhân tại các làng nghề thường mua bán các khoản tiền lớn hơn 100 triệu, rất khó thực hiện.
* Bán đấu giá tài sản thế chấp theo quy định gặp nhiều khó khăn đó là: Ngân hàng phải thu giữ tài sản, không bán được phải nộp lệ phí trong khi Ngân hàng vẫn phải là đầu mối liên hệ với chính quyền địa phương nơi có tài sản để phối hợp bán đấu giá, tài sản thế chấp trên địa bàn nơng thơn chưa có các tổ chức bán đấu giá
Những nguyên nh n ch qu n:
* Chất lượng hoạt động Marketing tại Chi nhánh chưa cao và chưa quan tâm tới việc quảng cáo cũng như thu hút KHCN đến với Chi nhánh. Trong khi sự cạnh tranh diễn ra ngày một gay gắt thì đây có thể xem là một trong những nguyên nhân cơ bản.
* Quy trình nghiệp vụ cho vay, thủ tục cho vay đối với KHCN của Agribank Thanh Oai mà Chi nhánh phải tuân theo chưa thực sự thuận tiện cho khách hàng đến xin vay vốn tại ngân hàng: một khoản cấp tín dụng cho KHCN trên 2 tỷ đồng phải trình Hội sở gây nên sự phiền hà cho KH, kéo dài thời gian cấp tín dụng, khơng đáp ứng kịp thời nhu cầu cho KH, đã khiến Chi nhánh bị mất một số lượng KHCN rất lớn và hầu như không phát triển được KHCN mới. Hồ sơ cho vay để cho một cán bộ kế toán quản lý, điều đó ảnh hưởng tới thời gian mượn hồ sơ, phân loại hồ sơ làm mất thời gian của cán bộ cho vay.
* Quy định, văn bản, biểu mẫu cho vay nói chung và cho vay KHCN nói riêng của Ngân hàng thay đổi liên tục khiến cán bộ TDCN rất khó và mất nhiều thời gian để cập nhật, làm tăng thời gian giao dịch, gây phiền hà cho khách hàng. Đôi khi quy định thay đổi làm một bộ phận KHCN phải ra đi do không đáp ứng đủ điều kiện của Ngân hàng, rồi sau khi nghiên cứu lại cho phù hợp, ban hành lại quy định, bộ phận KHCN đó lại đáp ứng đủ điều kiện vay vốn nhưng khi đó họ đã đi quan hệ tín dụng ở nơi khác, việc mời họ quay lại vay vốn là rất khó khăn ảnh hưởng đến uy tín của Ngân hàng.
* Hoạt động kiểm sốt nội bộ: cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ tại chỗ đối với cán bộ thi hành và cán bộ xử lý điều hành nghiệp vụ còn chưa thường xuyên, sâu sát, dẫn đến chi phí cơng tác quản lý thu hồi tốn kém, mất nhiều thời gian. Do việc giám sát các khoản vay sau khi giải ngân chưa sát sao, kịp thời, do đó, khơng có các biện pháp kịp thời khi khách hàng có dấu hiệu gặp khó khăn trong việc trả nợ làm cho việc thu nợ gặp nhiều trở ngại.
* Đội ngũ cán bộ TDCN chưa tích cực, năng động, nhiệt tình trong cơng tác tiếp thị khách hàng mới. Một bộ phận cán bộ TDCN chưa tích cực tìm hiểu nghiệp vụ, chưa quan tâm nhiệm vụ được giao nên chất lượng và hiệu quả công tác thấp. Một số cán bộ viên chức có biểu hiện ý thức kém, thiếu gương mẫu, ỷ lại trong công việc được giao, không chấp hành sự phân công chỉ đạo của lãnh đạo phòng.
* Một số đơn vị lãnh đạo chưa chấp hành nghiêm túc sự chỉ đạo của cấp trên, trong công việc bố trí chưa khoa học để dành thời gian nghiên cứu kỹ văn bản dẫn đến chỉ đạo điều hành chưa kịp thời đến các bộ phận tác nghiệp trực tiếp làm ảnh hưởng đến tồn Chi nhánh.
* Cơng tác thi đua khen thưởng chưa chủ động bám sát vào hoạt động chuyên môn, chưa tạo động lực, hiệu ứng tích cực cho toàn thể cán bộ lãnh đạo tham gia hưởng ứng thành hành động cụ thể.
Tóm lại, để nâng cao chất lượng cho vay KHCN thì Chi nhánh cần có những biện pháp cụ thể để khắc phục những hạn chế nêu trên.
CHƢƠNG 4
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN THANH OAI