Các quy định chung về bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong hôn

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong pháp luật hôn nhân và gia đình việt nam (Trang 58)

hơn nhân và gia đình

Pháp luật Việt Nam ln dành sự quan tâm, bảo vệ những nhóm yếu thế

trong xã hội như trẻ em, phụ nữ, người già, người khuyết tật…Điều đó thể hiện tính nhân văn và tiến bộ của pháp luật dành cho các chủ thể này. Phụ nữ thuộc nhóm yếu thế và dễ bị tổn thương trong xã hội nên việc bảo vệ quyền của phụ nữ là rất quan trọng, các quyền đó được quy định và thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật với những quy định rõ ràng, cụ thể nhằm bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp, giúp phụ nữ được bình đẳng trong gia đình và cả ngồi xã hội. Các quy định đó được thể hiện trong các văn bản như hiến pháp, bộ luật và các luật chuyên ngành như Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, BLLĐ, Bộ luật Hình sự, Luật Thi hành án hình sự, Luật HN&GĐ…Đặc biệt, trong lĩnh vực liên quan đến HN&GĐ, pháp luật đã có một số quy định bảo vệ QBĐ của phụ nữ, cụ thể:

Thứ nhất, Hiến pháp năm 2013. Hiến pháp là văn bản có giá trị pháp lý

cao nhất, các luật và các ngành luật khác đều tuân theo các chuẩn mực, giá trị và nền tảng mà Hiến pháp đã thể hiện. Các nguyên tắc và quy định của Hiến pháp là các quy định có tính chất định hướng và xun suốt q trình thực hiện và cụ thể hóa thành các văn bản quy pháp luật chuyên ngành khác nhau cùng xoay quanh các quy định chung của Hiến pháp. Tại Điều 16 quy định:

“1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. 2. Khơng ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”. Tại Điều 26 quy

51

định cơng dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội BĐG. Hơn nữa, Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trị của mình trong xã hội, đồng thời nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới. Tại Điều 36 quy định: Nhà nước bảo hộ HN&GĐ, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em”. Như vậy,

Hiến pháp là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất đã khẳng định và bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ, người mẹ trong gia đình, tạo điều kiện thuận lợi để họ được phát triển, bình đẳng trong HN&GĐ cùng như ngồi xã hội.

Thứ hai, Bộ luật Dân sự năm 2015. Bộ luật này có các quy định điều

chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quan hệ nhân thân và tài sản. Do vậy, trong lĩnh vực HN&GĐ cần tuân theo ý chí và nguyên tắc chung mà Bộ luật này quy định. Bộ luật Dân sự quy định về sở hữu chung tài sản giữa vợ và chồng tài Điều 213 là vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Vợ chồng thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung…Đây sẽ là các nguyên tắc chung, các cơ sở có tính chất pháp lý để bảo đảm, thúc đẩy quyền của người phụ nữ trong gia đình về vấn đề tài sản chung với người chồng, ngăn chặn các hành vi vi phạm về quyền tài sản, gây thiệt thòi cho người phụ nữ trong gia đình hiện nay.

Thứ ba, Luật HN&GĐ năm 2014. Luật HN&GĐ là văn bản quy phạm pháp luật quan trọng điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quan hệ HN&GĐ, quy định chế độ HN&GĐ; chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử giữa các thành viên gia đình; trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ HN&GĐ. Như vậy, trong Luật HN&GĐ có nhiều quan hệ điều chỉnh và bảo đảm QBĐ của phụ nữ trong gia đình, giúp quyền của họ được bảo đảm bằng pháp luật với các căn cứ pháp lý rõ ràng, tạo cơ sở bảo vệ quyền lợi của họ được tốt hơn. Về những nguyên tắc

52

cơ bản của chế độ HN&GĐ đã quy định là hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về HN&GĐ; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Ngồi ra, Luật HN&GĐ cịn quy định về bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng là vợ chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật HN&GĐ và các luật khác có liên quan.

Thứ tư, Luật BĐG năm 2006. Luật này quy định nguyên tắc BĐG trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, biện pháp bảo đảm BĐG, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện BĐG. Mục tiêu BĐG là xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới BĐG thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Luật BĐG đã đã có nhiều quy định bảo vệ quyền của người phụ nữ trong gia đình và ngồi xã hội tạo điều kiện thuận lợi để họ được phát triển, bình đẳng và bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp. Tại Điều 6, các nguyên tắc cơ bản về BĐG quy định nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Hơn nữa, nam, nữ khơng bị phân biệt đối xử về giới, đồng thời, chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt đối xử về giới. Và chính sách của Nhà nước về BĐG là: Bảo đảm BĐG trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội và gia đình; hỗ trợ và tạo điều kiện cho nam, nữ phát huy khả năng, có cơ hội như nhau để tham gia vào quá trình phát triển và thụ hưởng thành quả của sự phát triển. Bảo vệ, hỗ trợ người mẹ khi mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ; tạo điều kiện để nam, nữ chia sẻ cơng việc gia đình.

53

Đặc biệt, BĐG trong gia đình càng có vị trí quan trọng được quy định vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến HN&GĐ, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình. Hơn nữa, vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hố gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, pháp luật cũng quy định các hành vi vi phạm pháp luật về BĐG trong gia đình như cản trở thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính, khơng cho phép hoặc cản trở thành viên trong gia đình tham gia ý kiến vào việc sử dụng tài sản chung của gia đình, thực hiện các hoạt động tạo thu nhập hoặc đáp ứng các nhu cầu khác của gia đình vì định kiến giới; Đối xử bất bình đẳng với các thành viên trong gia đình vì lý do giới tính; Hạn chế việc đi học hoặc ép buộc thành viên trong gia đình bỏ học vì lý do giới tính; Áp đặt việc thực hiện lao động gia đình, thực hiện biện pháp tránh thai, triệt sản như là trách nhiệm của thành viên thuộc một giới nhất định. Như vậy, pháp luật về BĐG đã đóng vai trị và vị trí quan trọng trong việc thúc đẩy, bảo đảm quyền lợi của người phụ nữ, giúp họ được an tồn, bình đẳng và có điều kiện phát triển ngay trong gia đình của mình, tránh những hành vi xâm hại đến quyền và lợi ích chính đáng mà họ được hưởng theo quy định của pháp luật. Việc pháp luật về BĐG quy định các quyền của người phụ nữ giúp họ có cơ sở pháp lý vững vàng để bảo vệ mình, bảo đảm tính có căn cứ trong việc thúc đẩy QBĐ của họ.

Như vậy, vấn đề bảo đảm QBĐ và bảo vệ quyền của phụ nữ đã được thể hiện và ghi nhận tương đối đầy đủ trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Đã có nhiều Bộ luật, luật và các quy phạm pháp luật có các quy định liên quan

54

đến bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ. Đây là điều kiện rất thuận lợi và có tác động tích cực đến q trình bảo vệ quyền cho họ, bảo đảm tính có căn cứ, có quy định giải quyết, điều chỉnh về vấn đề liên quan đến quyền của phụ nữ. Việc nhiều văn bản quy phạm pháp luật thuộc các ngành luật khác nhau có quy định về quyền của phụ nữ sẽ bảo đảm tính tồn diện, thống nhất cho việc bảo vệ quyền của họ trong gia đình và ngồi xã hội.

2.2. Nội dung pháp luật hơn nhân và gia đình Việt Nam về bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ

2.2.1. Bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong kết hơn

Quyền kết hôn là quyền nhân thân gắn liền với của chủ thể và không thể chuyển giao cho người khác. Có thể thấy quyền kết hơn, lập gia đình và bình đẳng trong hơn nhân đầu tiên được đề cập trong Điều 16 UDHR : Nam và nữ khi đủ tuổi đều có quyền kết hơn và xây dựng gia đình mà khơng có bất kỳ sự hạn chế nào về chủng tộc, quốc tịch hay tơn giáo. Nam và nữ có QBĐ trong việc kết hôn, trong thời gian chung sống và khi ly hôn. Việc kết hôn chỉ được tiến hành với sự đồng ý hoàn toàn và tự nguyện của cặp vợ chồng tương lai (Khoản 1 và 2). Khoản 3 Điều này cũng khẳng định, gia đình là tế bào tự

nhiên và cơ bản của xã hội, được nhà nước và xã hội bảo vệ19

.

Nhằm cụ thể hóa điều đó, Hiến pháp năm 2013 đã quy định “Nam, nữ

có quyền kết hơn, ly hơn. Hơn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tơn trọng lẫn nhau”,cùng với đó bộ luật

dân sự năm 2015 cũng có quy định: “Cá nhân có quyền kết hơn…”. Như vậy, theo quy định của pháp luật Việt Nam, khi muốn thực hiện quyền kết hơn của mình thì phụ nữ cần phải đáp ứng các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 Luật HN&GĐ năm 2014 về điều kiện kết hôn cụ thể như sau: “1.a)

Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; b) Việc kết hôn do nam và

19

55

nữ tự nguyện quyết định; c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;”.Ngoài

các điều kiện trên, pháp luật cũng đưa ra các trường hợp cấm kết hơn, theo đó bao gồm những hành vi: kết hôn giả tạo, tảo hôn, cưỡng ép, lừa dối, cản trở việc kết hơn,…Ngồi ra việc kết hơn cũng khơng được có sự phân biệt đối xử, quyền kết hôn không phụ thuộc vào địa vị, thành phần xã hội, dân tộc, tôn giáo và quốc tịch... Việc pháp luật quy định các điều cấm này nhằm bảo vệ chế độ hôn nhân gia đình. Hơn nhân phải xuất phát trên cơ sở tự nguyện, không bị thúc ép, bắt buộc bởi bất kỳ một bên thứ ba nào khác.

Như vậy cả nam và nữ đều có quyền kết hơn theo pháp luật và phải tuân thủ các điều kiện được quy định khi thực hiện việc kết hôn. Để đảm bảo quyền lợi của các bên trong đó có quyền của phụ nữ ngồi các quy định về điều kiện kết hôn và các trường hợp cấm kết hơn pháp luật HN&GĐ cịn quy định về các chế tài cần thiết để bảo vệ quyền kết hôn của phụ nữ theo quy định tại Điều 10 LHN&GĐ năm 2014, và Khoản 1 điều 29 Bộ Luật TTDS năm 2015. Như vậy có thể thấy pháp luật ln đảm bảo quyền kết hơn của phụ nữ nói riêng cũng như quyền kết hơn của nam giới nói chung được thực hiện một cách có hiệu quả.

2.2.2. Bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong quan hệ vợ và chồng

Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng được ghi nhận đầu tiên trong hệ thống pháp luật của Nhà nước ta từ Sắc lệnh số 97-SL ngày 22/5/1950 của Chủ tịch nước về sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật và đồng thời đây cũng là một nguyên tắc trong luật HN&GĐ, theo đó sắc lệnh đã cụ thể hóa về QBĐ của vợ và chồng trong hơn nhân gia đình, theo đó “Chồng và vợ có địa vị bình đẳng trong gia đình” theo Điều 5 Sắc lệnh, cùng với đó là đảm bảo

quyền tự do kết hôn cho hai bên nam nữ, trong thời kỳ tang chế vẫn có thể lấy chồng được...những quy định trên đã thể hiện sự quan tâm của nhà nước đến QBĐ của phụ nữ trong HN&GĐ từ những ngày đầu, điều này có ý nghĩa to

56

lớn trong việc mở ra quy định về các QBĐ về nhân thân, tài sản, con cái, các quyền và nghĩa vụ của người phụ nữ trong các quy phạm pháp luật sau này. Thứ nhất, quyền nhân thân. Quyền nhân thân trong HN&GĐ có thể hiểu là quyền của cá nhân theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại Điều 17, Luật HN&GĐ năm 2014 về Bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng theo đó: “Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về

mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân.”, và QBĐ về quyền nghĩa vụ giữa vợ và chồng cũng chính là một trong

những nguyên tắc cơ bản của Luật HN&GĐ. Trong quan hệ nhân thân trong hơn nhân gia đình trước hết đó là quyền của người vợ được nhận được sự thương yêu, chung thủy, nội dung này được quy định tại Điều 19 của Luật HN&GĐ: “1. Vợ chồng có nghĩa vụ thương u, chung thủy, tơn trọng, quan

tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.”, từ quy định này thể hiện vị trí và vai trị bình đẳng như nhau

giữa vợ và chồng và khơng có sự phân biệt về vị trí, vai trị của mỗi thành viên trong gia đình.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 19, vợ chồng cũng có quyền và nghĩa vụ phải tạo lập cuộc sống chung, xây dựng gia đình, quy định này cũng nhằm đảm bảo lợi ích của các bên trong đó có quyền của phụ nữ, tránh hơn nhân giả tạo cũng như cùng nhau san sẻ các cơng việc gia đình, Tuy nhiên trong nhiều trường hợp vì lý do nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác thì pháp luật cũng cho phép vợ, chồng có thể khơng sống chung với nhau.

Tiếp theo đó là quyền được chăm sóc, giúp đỡ và tơn trọng lẫn nhau, đó là sự quan tâm, lắng nghe và thấu hiểu. Vợ chồng cùng phải có ý thức quan tâm và chăm sóc lẫn nhau cả về vật chất lẫn tinh thần, chăm lo cho gia đình, bảo đảm cho gia đình tồn tại và phát triển theo đúng mục tiêu mà Đảng và Nhà

57

nước ta đã đề ra trên tinh thần “no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững”. Mọi hành vi ngược đãi, xúc phạm danh dự nhân phẩm đều bị pháp luật nghiêm cấm và có các chế tài xử lý. Trong Luật phịng chống bạo lực gia đình năm 2007 cũng có các quy định về các hành vi bạo lực trong đó có các hành vi vi phạm quyền được chăm sóc tơn trọng lẫn nhau như: “ Hành hạ, ngược

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong pháp luật hôn nhân và gia đình việt nam (Trang 58)