Một số vụ việc nổi bật về quyền bình đẳng của phụ nữ trong hôn nhân

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong pháp luật hôn nhân và gia đình việt nam (Trang 87 - 98)

2.3. Thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ

2.3.4.Một số vụ việc nổi bật về quyền bình đẳng của phụ nữ trong hôn nhân

nhân và gia đình tại Việt Nam

2.3.4.1. Một số vụ việc nổi bật về bạo lực gia đình, xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực hơn nhân và gia đình tại Việt Nam

Theo kết quả Điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019 cho thấy, cứ 3 phụ nữ thì có gần 2 phụ nữ (62,9%) phải chịu ít nhất một hoặc nhiều hình thức bạo lực do chồng gây ra trong đời và 31,6% bị bạo lực hiện thời (trong 12 tháng qua); cứ 8 phụ nữ thì có 1 phụ nữ (13,3%) từng bị chồng bạo lực tình dục trong đời và 6% bị chồng bạo lực hiện thời21

.

Bên cạnh đó, thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thì giai đoạn từ năm 2011 - 2015, số nạn nhân bị bạo lực gia đình được phát hiện được tư vấn về pháp lý và sức khỏe, được hỗ trợ chăm sóc tại các cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình là 120.452 lượt người. Con số này năm 2016 là 18.104 lượt người, năm 2017 là 14.972 lượt người, năm 2018 là 8.580 lượt

21 Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (2020), Định kiến giới, bất BĐG: Rào cản cần xóa bỏ,

http://hoilhpn.org.vn/web/guest/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/%C4%91inh-kien-gioi-bat-binh-%C4%91ang-gioi-rao- can-can-xoa-bo-35394-4506.html?fbclid=IwAR2AGWKHMSxcWQ-

80

người, năm 2019 là 7.838 lượt người22. Đây là những con số rất lớn, báo động thực trạng phụ nữ Việt Nam đang bị bạo lực gia đình vơ cùng nghiêm trọng.

Vụ việc 1: Theo Bản án số: 15/2017/HNGĐ-ST ngày 28-9-2017 của TAND huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, bà Nguyễn Thị T (1963) và ông Nguyễn Văn L (1959) kết hơn với nhau trên cơ sở tìm hiểu tự nguyện, đăng ký kết hôn tại Uỷ ban nhân dân xã TB, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam vào năm 1982. Quá trình chung sống ơng bà sống hịa thuận, hạnh phúc. Tuy nhiên, những năm gần đây ơng L tính tình thay đổi, nóng nảy, khi khơng vừa lòng là chửi bới, đánh đập bà nhiều lần dù khơng có chuyện gì. Có lần bà bị ông L cầm dao đánh đuổi đe dọa, chính quyền địa phương đã can thiệp giải quyết nhưng ông L vẫn không thay đổi. Lần gần đây vào 27/5/2017, ơng L đánh bà phải đi băng bó, điều trị vết thương ở tay. Để được an toàn cho bản thân, hiện bà phải xa lánh không dám về nhà mà ở nhờ nhà anh chị em tránh tiếp xúc với ông L, vợ chồng sống ly thân từ đó đến nay khơng ai quan tâm đến ai. Mâu thuẫn giữa vợ chồng bà nhiều lần được chính quyền địa phương can thiệp, hịa giải nhưng tính tình ơng L vẫn không thuyên giảm mà ngày một nóng nảy hơn. Nay bà xác định tình cảm vợ chồng khơng cịn vì vậy bà đề nghị Tịa án giải quyết cho bà được ly hôn với ông L23

.

Trong vụ việc trên, có thể thấy rằng những hành vi mà ông L đã gây ra

cho bà T xâm phạm nghiêm trọng đến QBĐ của bà T trong HN&GĐ, mà cụ thể là hành vi bạo lực gia đình theo điểm a, điểm b khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007. Theo đó, ơng L đã thực hiện hành vi cầm dao đánh đuổi, đe dọa bà T, đánh bà phải đi băng bó điều trị vết

22

Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (2020), Định kiến giới, bất BĐG: Rào cản cần xóa bỏ,

http://hoilhpn.org.vn/web/guest/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/%C4%91inh-kien-gioi-bat-binh-%C4%91ang-gioi-rao- can-can-xoa-bo-35394-4506.html?fbclid=IwAR2AGWKHMSxcWQ-

981GHzu0H0tQIAMIZxORiNwSU_5YMDbSrCVopQ-J8lCM, truy cập ngày 20/7/2021. 23

Bản án số 15/2017/HNGĐ-ST ngày 28-9-2017 của TAND huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, Trang thông tin điện tử công bố bản án, quyết định của Tòa án - TAND tối cao,

http://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta32352t1cvn/chi-tiet-ban-

an?fbclid=IwAR0Ho_3Jv9ZBgPrjl3yGhYxXTRmBfL5bTIBliZnJNgwm9jZGGn798biWOCQ, truy cập ngày

81

thương ở tay và thường xun chửi bới bà T dù khơng có chuyện gì xảy ra. Càng nghiêm trọng hơn nữa là, ơng L không chỉ thực hiện hành vi bạo lực gia đình với bà T một lần mà đã thực hiện rất nhiều lần, đến mức chính quyền địa phương phải can thiệp, hịa giải song ơng vẫn chứng nào tật nấy, ơng khơng dừng lại hành vi của mình mà thực hiện nó ngày càng nghiêm trọng với mức độ dày đặc hơn, khiến bà T không thể chịu được mà phải làm đơn xin ly hôn với ông L. Như vậy, ông L đã xâm phạm đến QBĐ của bà T qua các hành vi bạo lực với bà. Căn cứ vào tình tiết đó, TAND xã TB đã ra quyết định ly hơn giữa bà T và ông L.

Vụ việc 2: Tháng 8/2016, chị Phạm Thị V nộp đơn yêu cầu TAND thành phố T, tỉnh Tuyên Quang giải quyết ly hôn với chồng là anh Trần Quang H. Lý do ly hôn là vì chị V sinh được 02 người con đều là con gái. Anh H do những lời lẽ trêu chọc từ phía bạn bè, đồng nghiệp, cộng thêm thái độ trách móc, chỉ trích từ phía họ hàng, dẫn đến chán nản, thường xuyên cáu gắt với vợ con. Chị V do khơng chịu được áp lực từ phía gia đình nhà chồng đã nộp đơn u cầu Tịa án giải quyết ly hôn. Tuy nhiên, yêu cầu của chị V không được chấp nhận do không thuộc các căn cứ ly hôn mà Luật HN&GĐ năm 2014 đã quy định. Do đó, Tịa án cho rằng, những hành vi mà anh H thực hiện mới chỉ dừng lại ở việc thường xuyên cáu gắt với vợ con chứ chưa có những hành động cụ thể gây áp lực nặng nề, tạo hậu quả nghiêm trọng đối với chị V, khiến cho cuộc sống hơn nhân khơng thể kéo dài thêm được. Chính vì những lý lẽ đó, Tịa án không chấp nhận đơn yêu cầu xin ly hôn của chị V.

Thông qua vụ việc trên, ta thấy rằng pháp luật đang thiếu những quy định

cụ thể về những hành vi được xem là bạo lực gia đình. Luật Phịng, chống bạo lực gia đình hiện hành tuy đã coi bạo lực về tinh thần cũng là một trong những dạng bạo lực gia đình song chưa có những quy định cụ thể về các hành vi đó, dẫn đến tình trạng các cán bộ, cơng chức Tịa án khó khăn, lúng túng trong việc xác định hành vi nào là hành vi bạo lực gia đình, hành vi đó có đủ

82

căn cứ để ra quyết định ly hôn hay không. Điều này đã xảy ra trong trường hợp Tòa án thành phố T xác định hành vi của anh H chưa đủ làm căn cứ để chị V được ly hôn với anh H.

Như vậy, có thể thấy rằng, xét về pháp luật, TAND thành phố T đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, QBĐ của phụ nữ trong HN&GĐ trong trường hợp này chưa được đảm bảo, mà cụ thể là quyền yêu cầu ly hôn của người phụ nữ. Mặc dù hậu quả chưa đến mức nghiêm trọng làm cho cuộc sống hôn nhân không thể kéo dài, nhưng việc sống chung trong bầu khơng khí gia đình lúc nào cũng áp lực, chịu sự soi mói, khơng bằng lịng từ người chồng, gia đình chồng và họ hàng khiến cuộc sống hơn nhân khơng cịn vui vẻ như những gì mục đích của mỗi cuộc hơn nhân hướng tới, lâu dần sẽ gây ảnh hưởng đến đời sống tâm sinh lý của người phụ nữ. Xã hội hiện đại, có những gánh nặng đặt lên vai người phụ nữ ngồi chuyện gia đình, họ cần người chồng để san sẻ, động viên, song trường hợp của chị V, chị lại bị chính người “đầu ấp tay gối” của mình lạnh nhạt, thiếu sự đồng cảm với vợ.

Qua vụ việc trên, pháp luật về phịng, chống bạo lực gia đình cần có những quy định cụ thể về các hành vi bạo lực gia đình, nhất là những hành vi khó có thể ước định, cân đo ảnh hưởng đến tinh thần của người bị bạo lực.

2.3.4.2. Một số vụ việc nổi bật về sự chênh lệch trọng việc chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình, xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực hơn nhân và gia đình tại Việt Nam

Theo số liệu thống kê Điều tra Lao động - Việc làm của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tháng 3/2021 cho thấy, hầu hết phụ nữ dành một quỹ thời gian nhất định cho việc nhà, trong khi tỉ trọng này ở nam giới là thấp hơn và có đến gần 20% nam giới cho biết họ không hề dành chút thời gian nào cho việc

83

phụ giúp việc nhà. Theo số liệu thống kê, trong những người tham gia làm việc nhà, phụ nữ dành trung bình 20,2 giờ một tuần, nam giới là 10,7 giờ24

.

Chia sẻ quan điểm của mình trước tình trạng này, có nhiều phụ nữ dù mong muốn chồng san sẻ việc nhà với mình song khi chồng khơng làm việc cũng khơng có thái độ thúc ép, hay yêu cầu chồng phải làm việc nhà cùng mình. Với chị Mỹ Duyên (27 tuổi, Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ: “Nói chung là nhiều lúc thấy cũng mệt nhưng đây là tiềm thức của người phụ nữ Việt Nam, sinh ra đã mặc định trong tư tưởng cho nên là mệt thì than thở thơi chứ vẫn

làm. Bao nhiêu năm nay rồi, có 2 đứa con và tôi vẫn tự làm mặc dù nhà tôi

cũng rất rộng, tôi vẫn làm hết lau nhà, rửa bát, giặt giũ, chăm chồng con…”

Cơ Nguyễn Bích Dung (55 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội) cũng quan niệm việc nhà là của phụ nữ. Vì vậy, cơ lựa chọn ở nhà nội trợ để chồng con yên tâm ra ngồi cơng tác, dù vất vả nhưng cơ vẫn cảm thấy hài lịng25

.

Như vậy, có thể thấy rằng, dù Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Vợ,

chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong

gia đình”26

nhưng trên thực tế, QBĐ về quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng vẫn chưa có sự bảo đảm, thậm chí có sự chênh lệch đáng kể. Pháp luật hiện nay đã ghi nhận sự bình đẳng về giới trong hầu hết các lĩnh vực, theo đó, người phụ nữ hiện nay khơng chỉ thực hiện những thiên chức như làm mẹ, làm người nội trợ như ngày trước. Tuy nhiên, xuất phát từ những quan niệm xưa cũ, QBĐ cùng chia sẻ, thực hiện các cơng việc trong gia đình của họ không chỉ bị xâm phạm bởi người chồng của mình mà cịn bị chính những tư tưởng mặc định của bản thân: “việc nhà là việc của phụ nữ”.

24 Lê Thư - Phương Thảo (2021), Gần 20% đàn ông Việt không làm việc nhà: Khi nào phụ nữ hết gánh nặng kép, Báo Lao động, https://laodong.vn/chuyen-nha-minh/gan-20-dan-ong-viet-khong-lam-viec-nha-khi-nao- phu-nu-het-ganh-nang-kep-887480.ldo, truy cập ngày 16/7/2021.

25 Lê Thư - Phương Thảo (2021), Gần 20% đàn ông Việt không làm việc nhà: Khi nào phụ nữ hết gánh nặng

kép, Báo Lao động, https://laodong.vn/chuyen-nha-minh/gan-20-dan-ong-viet-khong-lam-viec-nha-khi-nao- phu-nu-het-ganh-nang-kep-887480.ldo, truy cập ngày 16/7/2021.

26

84

Hình 1. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động dành thời gian làm việc nhà, theo loại cơng việc cụ thể và số giờ trung bình hàng tuần cho việc này (2019)27

27 Lê Thư - Phương Thảo (2021), Gần 20% đàn ông Việt không làm việc nhà: Khi nào phụ nữ hết gánh nặng

kép, Báo Lao động, https://laodong.vn/chuyen-nha-minh/gan-20-dan-ong-viet-khong-lam-viec-nha-khi-nao- phu-nu-het-ganh-nang-kep-887480.ldo, truy cập ngày 16/7/2021.

85

2.3.4.3. Một số vụ việc nổi bật về tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực hơn nhân và gia đình tại Việt Nam

Hai vụ việc được trích dẫn dưới đây cho thấy tình trạng tảo hơn, cưỡng ép kết hôn xảy ra rất phức tạp, đã ảnh hưởng đến QBĐ của người phụ nữ trong việc tự do, tự nguyện kết hôn.

Vụ việc 3: Đây là vụ việc được sưu tầm trên trang báo Dân tộc và Phát

triển về vụ việc của em Vừ Y Mái (người Mông, sống ở xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An), là nạn nhân của tục bắt vợ từ lúc em còn 15 tuổi, đang học lớp 9 ở bản Na Ny như sau: “Y Mái ước mơ sẽ học lên cấp 3 rồi vào đại học để trở thành bác sĩ về chữa bệnh cho bà con dân bản. Một buổi sáng mùa xuân, Y Mái theo bạn xuống núi ném còn. Trong cuộc ném cịn hơm ấy, Mái và chàng trai Lỳ Bá Cha ở bản Huồi Đun được ghép thành một cặp chơi. Cuộc ném còn tàn, Mái muốn về nhưng Lỳ Bá Cha không cho, cầm rịt lấy tay cô bé, giữ ở mãi cho đến lúc mặt trời đi ngủ... Từ hơm đó, Vừ Y Mái đi đâu, Lỳ Bá Cha ln bám theo như cái đuôi con ngựa. Mái đến lớp học, Cha đi theo, ngồi ngồi cửa lớp, ngóc cổ lên chờ. Một lần, Lỳ Bá Cha nắm tay Mái lơi về phía bản Huồi Đun, nhưng Vừ Y Mái chống lại được, bỏ chạy về nhà mình. Thấy cách này không xong, Lỳ Bá Cha rủ thêm mấy người bạn quyết định phục để bắt Mái về làm vợ. Một đêm mưa gió, cơ bé đang mị mẫm xuống bếp lấy củi liền bị Cha và những người bạn lao tới, nhét giẻ vào miệng, bế ra xe phóng thẳng về nha và nhốt Mái vào buồng. Từ đó, Mái đã là vợ, đã là con ma nhà Lỳ Bá Cha. Cũng từ đó, Y Mái rơi vào bi kịch: đêm đêm, dân bản chứng kiến cảnh Lỳ Bá Cha chửi rủa, đánh đập vợ. Cuộc sống vợ chồng khơng tình u giống như cực hình. Vừ Y Mái khơng dám bỏ về nhà vì sợ cha và luật tục người Mơng”28

.

28 Minh Thứ - Vân Anh (2010), “Tục “bắt vợ” và “nỗi đau thiếu nữ””, Báo Dân tộc và Phát triển, Trang tin

86

Vụ việc 4: “Em Vừ Y Bản ở bản Huồi Khe, là một em gái hiền lành,

xinh xắn, học giỏi nhất lớp, cũng là nạn nhân của tục “cướp vợ”. Chồng Bản ở bản Na Ny, hơn cô 1 tuổi, nhân dịp tết đã dẫn theo gần chục người bạn “bao vây” khu ném còn. Mặc Bản vật vã, kêu la, cả chục thanh niên vác Bản lên xe. Bản đi làm vợ khi cơ mới trịn 13 tuổi. Anh chồng trẻ con cũng đang tuổi chơi nên chẳng chăm lo gì cho gia đình, suốt ngày theo bạn bè ham chơi, nửa đêm say tuý luý mới mò về nhà. Trách nhiệm làm vợ, làm mẹ đè nặng lên đôi vai tong teo của cơ bé khơng có tuổi thiếu nữ. Lấy nhau chưa đầy một năm, Bản không cịn sức chịu đựng cuộc hơn nhân ép buộc, cơ bỏ nhà chồng ôm đứa con mới 2 tuần tuổi về nhà mẹ đẻ29

.

Qua những câu chuyện trên, có thể thấy thực trạng về tục tảo hôn, tục cướp vợ xảy ra phổ biến tại những địa phương nghèo và bị ảnh hưởng bởi những hủ tục xưa, đã xâm phạm nghiêm trọng đến QBĐ của người phụ nữ. Người phụ nữ bị cưỡng ép làm vợ khi tuổi cịn q nhỏ khơng chỉ vi phạm ngun tắc hơn nhân tự nguyện, mà cịn vi phạm về độ tuổi kết hôn tối thiểu ở nữ giới là 18 tuổi và nam giới là 20 tuổi được pháp luật quy định. Theo đó, các hành vi mà chồng em Mái, em Bản thực hiện bị coi là tảo hôn, cưỡng ép kết hôn theo Điểm b, Khoản 2, Điều 5, Luật HN&GĐ năm 2014 và được pháp luật quy định là những hành vi bị cấm thực hiện để bảo vệ chế độ HN&GĐ ở nước ta. Những hành vi này đã cướp mất của các em cuộc sống tự do, được học tập, vui chơi, thực hiện ước mơ, hoài bão, những nghề nghiệp mà các em mong muốn. Để rồi, khi kết hơn ở độ tuổi cịn q nhỏ, các em chưa có đủ kiến thức cần thiết trong cuộc hơn nhân của mình, đồng thời ảnh

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong pháp luật hôn nhân và gia đình việt nam (Trang 87 - 98)